Thu hút FDI theo đối tác

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 32)

Thực tiễn cho thấy, Vĩnh Phúc có thể định dạng đối tác chiến lược tiềm năng theo 3 cách như sau:

(i) xét theo khu vực địa lý (quốc gia);

(ii) xét theo lĩnh vực (nhóm nhà đầu tư theo ngành)

(iii) xét theo các doanh nghiệp (quy mô và thương hiệu của nhà đầu tư).

Trên thực tế, không một tỉnh nào nghiêng hoàn toàn theo một cách lựa chọn như trên mà họ có thể kết hợp hai hoặc ba cách lựa chọn để “sàng lọc” những đối tượng ưu tiên. Theo Báo cáo hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc năm 2012, đối tác chiến lược tiềm năng FDI phải gắn đồng thời với các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu cũng như gắn với những lĩnh vực mà chúng ta mong muốn, khuyến khích phát triển trong tương lai. Điều đó có nghĩa là, những đối tác chiến lược tiềm năng FDI của Vĩnh Phúc là những tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu trên thế giới (tốp 100 TNC phi tài chính do UNCTAD (Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc) xếp hạng hoặc tốp 500 do Fortune Global xếp hạng) có lĩnh vực đầu tư phù hợp với những ngành nghề mà Vĩnh Phúc lựa chọn ưu tiên theo từng giai đoạn phát triển. Những TNC này phải ở cấp 1 (xuất phát từ quốc mẫu của TNC) mới là những nhà đầu tư mà chúng ta cần.

Dựa vào tình hình thực tế, UBND Vĩnh Phúc đã lựa chọn cách định dạng đối tác chiến lược của mình chủ yếu là theo khu vực địa lý (quốc gia). Hiện nay Vĩnh Phúc đã và đang có mối quan hệ đối tác chiến lược về một số lĩnh vực hoặc toàn diện đối với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Anh, Hàn Quốc, EU.

Các nhóm nước Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Singapore là những nước phát triển mà Vĩnh Phúc cần khai thác; Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan là những nước và lãnh thổ có doanh nghiệp đầu tư mạnh vào Vĩnh Phúc trong thời gian qua; và khối các nước Trung Đông đang nổi lên là thị trường tiềm năng cho Vĩnh Phúc.

Một số đối tác tiềm năng của Vĩnh Phúc:  Nhật Bản

Nhật Bản là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, hiện nay có quan hệ tốt với tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn gia tăng nhanh chóng hợp tác kinh tế với tỉnh. Nhật Bản và Việt Nam đã xây dựng quan hệ hợp tác và đầu tư dài hạn. Do vậy, trên cơ sở mối quan hệ quốc gia tốt đẹp đó, trong những năm sắp tới, Vĩnh Phúc cần thực hiện theo hai hướng:

Một là, tiếp tục giải quyết những vấn đề đã được phát hiện theo yêu cầu của phía Nhật Bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển của các doanh nghiệp lớn trong đó có các ngành công nghiệp quan trọng như sản xuất ô tô, xe máy, hoá chất...; thu hút nhiều TNCs hàng

đầu của Nhật Bản vào Vĩnh Phúc để thực hiện các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến;

Hai là, coi trọng hoạt động đầu tư của các công ty nhỏ và vừa, bao gồm các công ty đang hoạt động tại Vĩnh Phúc và thông qua vận động đầu tư để thu hút thêm càng nhiều công ty nhỏ và vừa của Nhật Bản chưa có dự án tại địa bàn tỉnh, để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, phụ tùng cho các sản phẩm công nghiệp.

 Hoa Kỳ

Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ coi những ưu đãi về thuế là yếu tố cần thiết; nhưng điều họ quan tâm nhất là thị trường, chi phí đầu tư, lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng, tính minh bạch, ổn định của luật pháp và thủ tục hành chính đơn giản.

Với tiềm lực hùng mạnh về vốn, công nghệ, các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy vậy, trong thời gian sắp tới tỉnh cần tập trung xúc tiến đầu tư vào các ngành sau đây:

• Công nghiệp điện, điện tử, bao gồm các dự án sản xuất thiết bị điện tử, linh kiện máy tính và điện tử dân dụng, hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp và dịch vụ.

• Công nghệ thông tin, kể cả phần cứng và phần mềm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

• Công nghiệp cơ khí và chế tạo như sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất động cơ diezen, máy công cụ, máy xây dựng, thiết bị cho ngành dệt may, dày dép...

• Công nghiệp hoá chất và phân bón để sản xuất một số hoá chất cơ bản như PE, PS, methanol, soda..., phân vi sinh, phân đạm...

Liên minh châu Âu (EU)

Đối với EU, Việt Nam có vị trí thuận lợi về giao lưu quốc tế, có lợi thế so sánh về đía lý chính trị, là nhân tố quan trọng trong khối ASEAN, có nguồn lao động dồi dào và có thị trường tiềm năng, nhưng vì EU ở quá xa Việt Nam, nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp các nước EU về Việt Nam còn ít.

Việc tiếp cận thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU là khó, chỉ có thể hướng việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia của EU vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Từ đó, Vĩnh Phúc cần tập trung thu hút mạnh đầu tư chế tạo máy công cụ, cơ khí, cơ khí chính

xác, thiết bị điện, điện tử có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; xây dựng cơ sở hạ tầng; sản xuất hàng tiêu dùng, đồ gỗ, đồ sứ, vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh; các sản phẩm từ da; chế biến nông - lâm - hải sản xuất khẩu; các dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ như viễn thông, tài chành, ngân hàng, y tế, giáo dục dào tạo, du lịch, xây dựng và kinh doanh khu đô thị mới.

Trong EU cần tiếp tục thu hút nhiều hơn FDI từ các nước công nghiệp hàng đầu như Đức, Anh, Pháp, các nước Bắc Âu như Thuỵ Điển, Nauy, Đan Mạch, các nước có thế mạnh từng lĩnh vực như Hà Lan, Bỉ, đồng thời coi trọng việc phát triển quan hệ truyền thống với các nước mới của EU như Ba Lan, Tiệp Khắc…

Các nước OECD khác có hoạt động FDI ở Vĩnh Phúc không giống nhau, do vậy cần lựa chọn một số nước hiện đã chiếm tỷ trọng đáng kể trong đầu tư trên địa bàn và những nước coi trọng việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế với tỉnh để đặt ra được các chủ trương và giải pháp thích hợp nhằm thu hút một lượng vốn đầu tư nhiều hơn, nhất là đối với các lĩnh vực, sản phẩm thuộc thế mạnh của từng nước.

 Đài Loan

Cũng như hầu hết các tỉnh miền Bắc, Vĩnh Phúc được coi là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Trên cơ sở thế mạnh đó, cần tập trung thu hút các dự án của Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thấp, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Cùng với việc thu hút các tập đoàn lớn, cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ; triển khai hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư.

 Hàn Quốc

Ưu tiên thu hút đầu tư công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ. Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Vĩnh Phúc, để họ có lãi, gây tác động lan toả với các nhà đầu tư mới.

Trung Quốc và Hồng Kông đang và sẽ là đối tác chính trong hoạt động FDI ở Việt Nam. Hiện nay Hồng Kông đã đầu tư khá nhiều dự án quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam, trong đó có Vĩnh Phúc. Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng hoạt động FDI ở Vĩnh Phúc và dự kiến các dự án đầu tư ở Trung Quốc sẽ ngày càng nhiều hơn cùng với việc Chính phủ nước này khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong đó có quan hệ đầu tư đang đặt ra nhiều vấn đề có tính thời sự, đồng thời có tính chiến lược cần được nghiên cứu không chỉ về quan hệ song phương, mà còn trong khuôn khổ quan hệ đa phương, gắn với việc hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN + Trung Quốc. Vĩnh Phúc cần nhanh nhạy nắm bắt thực trạng đó nhằm có được định hướng đúng và nhất quán, có chủ trương thống nhất và các giải pháp đồng bộ để chủ động đối phó với tình hình và các sự kiện đột xuất.

Cũng như quan hệ thương mại, hoạt động FDI ở Vĩnh Phúc trong những năm sắp tới cần hết sức coi trọng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, khai thác triệt để lợi thế có chung biên giới, thuận lợi về điều kiện vận chuyển, đi lại, có nhu cầu các sản phẩm bổ sung cho nhau. Trung Quốc đầu tư vào Vĩnh Phúc để sản xuất một số mặt hàng dân dụng, chế biến thực phẩm, chế biến khoáng sản. Cũng cần lưu ý rằng một số dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển thành nguyên liệu dể sản xuất các sản phẩm tại Trung Quốc. Do vậy, cần có chủ trương rõ ràng và nhất quán đối với hoạt động khai thác tài nguyên theo hướng không khuyến khích các hoạt động này; mà khuyến khích đầu tư để sản xuất ra sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên khai thác trên địa bàn.

 Các nước ASEAN

Xu hướng liên kết kinh tế trong khu vực ngày càng phát triển thông qua các cam kết quốc tế cụ thể đối với các nước ASEAN, đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), các khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Đây là cơ sở để các nước ASEAN có thể mở rộng đầu tư trong khu vực, đồng thời là điều kiện để các TNC đầu tư tại mỗi nước thành viên trong chiến lược phát triển sản phẩm. Các ngành, sản phẩm có thể vận động đầu tư từ các nước ASEAN là các dự án chế biến nông, lâm, hải sản, dịch vụ du lịch vv...Trong khối ASEAN trước hết cần coi trọng thu hút đầu tư từ 3 nước Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Singapore

Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tư vào Vĩnh Phúc. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ...),

Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư tới Vĩnh Phúc và các nhà xuất khẩu của Vĩnh Phúc đến các thị trường quốc tế.

Cần khuyến khích đầu tư của các TNC đóng tại Singapore và của các doanh nghiệp Singapore vào các lĩnh vực: công nghệ cao (IT), kinh doanh bất động sản, điện tử, công nghiệp chế biến, nông thuỷ sản và các ngành dịch vụ. Tăng cường hợp tác với Singapore nhằm thu hút đầu tư từ nước thứ 3; phát triển và nhân rộng mô hình khu công nghiệp Việt –Sing.

Thái Lan

Tập trung thu hút đầu tư của Thái Lan vào các ngành công nghiệp mà Thái Lan có thế mạnh như sản xuất hàng xuất khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới; nuôi trồng, chế biến nông -lâm -hải sản...

Malaysia

Malaysia có thế mạnh về nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghiệp dầu khí, đặc biệt, các sản phẩm bán dẫn, điện tử kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng nên thời gian tới cần khuyến khích đầu tư của Malaysia vào các lĩnh vực này.

Ngoài các đối tác trọng điểm nói trên, Australia, New Zealands và Canada là những quốc gia có thế mạnh về đầu tư trong một số lĩnh vực nhất định, cần được quan tâm thu hút.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w