Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 27)

• Quy mô, hình thức và tần suất của các hoạt động XTĐT còn chưa tương xứng với tính chất, nội dung của các hoạt động đó. Chẳng hạn như Hội nghị “Vĩnh Phúc – hội nhập tăng trưởng và phát triển bền vững” được UBND tỉnh phối hợp với Trung tâm XTĐT miền Bắc tổ chức vào cuối năm 2011. Có thể thấy đây là một hội nghị lớn, có tính chất quan trọng và có sự tham gia của các cấp lãnh đạo của Chính phủ, địa phương và đại diện của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tham dự. Tuy nhiên, hội nghị chỉ diễn ra trong một buổi sáng và không có hoạt động bên lề nào đi kèm (như bố trí các gian trưng bày, giới thiệu về các thành tựu kinh tế, đầu tư, môi trường đầu tư của tỉnh hay tổ chức các đoàn đi khảo sát tại các địa điểm đầu tư tiềm năng). Những

hội nghị thu hút được sự quan tâm của nhiều thành phần kinh tế như thế này chưa được tổ chức thường xuyên, chỉ trung bình mỗi năm một lần.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên là do kinh phí triển khai các hoạt động XTĐT thường sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên nguồn kinh phí này hiện còn rất hạn chế. Đa số các hoạt động xúc tiến đều phải huy động thêm nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài, của cộng đồng doanh nghiệp hoặc phối hợp với các hoạt động khác chứ chưa có một nguồn kinh phí nào dành riêng cho xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó cũng phải kể tới một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tần suất tổ chức các hội nghị XTĐT quy mô lớn như: bộ tài liệu cung cấp cho các khách mời chưa được xây dựng đầy đủ, hoàn thiện, cập nhật thông tin kịp thời; ý tưởng xây dựng nội dung và hình thức của hội nghị còn trùng lặp, chưa có nhiều đổi mới nên cũng không thể tổ chức nhiều lần trong năm;…

• Các hoạt động XTĐT chưa mang lại cảm giác thỏa mãn về chất lượng và số lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư. Nội dung kêu gọi đầu tư chưa rõ ràng, minh bạch; thông tin của mỗi dự án còn quá sơ sài, không mang tính tổng hợp, chủ yếu là các thông tin cơ bản về tên dự án, địa điểm, hình thức đầu tư, tổng vốn dự kiến chứ không có thông tin tham chiếu để nhà đầu tư nghiên cứu, phân tích như chính sách ưu đãi, mức thuế suất, giá điện nước, nhân công, chi phí vận chuyển,…

Nguyên nhân

Thực trạng trên còn tồn tại là do hai nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất: Cơ chế chính sách, quy hoạch đối với từng dự án còn chưa rõ ràng, nhất là các dự án ngoài khu công nghiệp, do đó không thể đưa ra được các thông tin cụ thể và chi tiết mà nhà đầu tư quan tâm.

Thứ hai: trình độ cũng như kinh nghiệm của các cán bộ thực hiện công tác XTĐT còn thiếu và yếu. Các chuyên viên đảm nhiệm các công tác XTĐT, giúp đỡ các nhà đầu tư tìm hiểu về môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc, nhưng kèm theo đó phải là sự am hiểu và cập nhật đến một mức nào đó về các loại thuế, đất các chính sách luật, các kiến thức chung về kinh tế- xã hội, thậm chí là tình hình kinh tế Việt Nam và toàn thế giới. Do vậy, việc thiếu các cán bộ có kinh nghiệm tổng hợp là một hạn chế rất lớn cho quá trình XTĐT.

• Ấn tượng mà các hoạt động XTĐT tạo ra đối với các đối tác tiềm năng còn rất mờ nhạt, chưa đủ sức thuyết phục.

Đối tượng mà các hoạt động XTĐT hướng tới còn rất chung chung, chưa xác định được đối tác chiến lược; các cơ quan XTĐT của tỉnh chưa nắm được đặc điểm, nhu cầu và cách thức tiếp nhận thông tin riêng biệt của từng đối tác cụ thể. Mối quan hệ giữa tỉnh và các doanh nghiệp sau khi tham dự hội thảo, hội nghị không tồn tại lâu dài bởi nội dung chính của hội thảo nặng về tổng quan mà chưa chú trọng khai thác phần kết nối doanh nghiệp. Hợp tác quốc tế về XTĐT chưa được chú trọng.

• Nguồn nhân lực tham gia các hoạt động XTĐT còn nhiều vấn đề bất cập. Chế độ đãi ngộ cho viên chức gần như không đáng kể dẫn đến không có nhân sự giỏi làm việc. Hơn nữa, rất khó điều hành các cán bộ kiêm nhiệm từ các sở ngành khác sang làm việc.

Nguyên nhân:

Ban đầu, các cơ quan XTĐT mới hoạt động với danh nghĩa đầu mối, chưa triển khai nhiều đến lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư theo hướng tổng thể nên nguồn nhân lực còn hạn chế và mỏng. Bên cạnh đó là những vấn đề về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức thực hiện XTĐT. Nhìn chung các đầu mối làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư đều là các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc sự nghiệp công lập có thu. Tuy nhiên, xét về bản chất các cơ quan này là tổ chức sự nghiệp công lập, nên nếu thực hiện cả hoạt động dịch vụ sự nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước (tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính) là không phù hợp với pháp luật hiện hành. Hơn nữa, do cơ chế điều hành không mạch lạc nên vai trò và vị thế của các cơ quan này trong điều hành công việc còn yếu và bị phụ thuộc, nhiều khi dẫn đến không hiệu quả.

Cũng như các bất cập đã nêu ở trên thì tình trạng nguồn kinh phí dành cho các tổ chức XTĐT còn hạn chế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nhân viên tham gia công tác. Chế độ đãi ngộ nghèo nàn khó có thể giữ chân các cán bộ có năng lực cũng như tuyển dụng thêm nguồn nhân sự mới; nguồn kinh phí eo hẹp nên tỉnh cũng không thể thường xuyên tổ chức các khóa học, các lớp tập huấn năng cao trình độ cho đội ngũ nhân viên.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XTĐT NHẰM THU HÚT FDI VÀO TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

2.1. Mục tiêu thu hút FDI vào Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2020

2.1.1.Thu hút FDI theo ngành, lĩnh vực

2.1.1.1. Thu hút FDI phát triển ngành công nghiệp

Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đi vào công nghệ cao, tiến tiến, hiện đại; chuyên môn hoá, tự động hoá nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Thu hút các dự án công nghiệp có vốn đầu tư lớn, hiệu quả cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Phấn đấu trong nền kinh tế của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ chiếm 96,5% trở lên; trong đó, dịch vụ - thương mại chiếm tỷ lệ ngày càng cao.

Công nghiệp công nghệ cao: Phát triển sản xuất các sản phẩm cơ điện tử, các sản phẩm điện tử văn phòng, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, từ đó từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao tập trung trên địa bàn.

Công nghiệp cơ khí chế tạo: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, máy công cụ, thiết bị và khí cụ điện, thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị phục vụ ngành xây dựng, cấu kiện kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn, thiết bị đặc thù cho làng nghề thủ công, đồ gia dụng … Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp chế tạo cơ khí của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Vĩnh Phúc xác định: công nghiệp phụ trợ sẽ là khâu đột phá để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa; tạo hàng hoá thay thế nhập khẩu, tạo chủ động cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu. Nhóm ngành công nghiệp phụ trợ sẽ định hướng theo các ngành ưu tiên phát triển là: cơ khí, chế tạo, ô tô, điện tử tin học, dệt may, da giày,...Định hướng thu hút các dự án hình thành các khu, cụm công nghiệp phụ trợ cho cơ khí- chế tạo, điện- điện tử tại Vĩnh Phúc, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng của sản phẩm

Công nghiệp chế biến nông - lâm sản: Xây dựng Khu công nghiệp chuyên ngành, phát triển chế biến đồ uống, chế biến nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Công nghiệp khai khoáng và phát triển sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung đầu tư và phát triển sản xuất sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Phát triển sản xuất các loại vật liệu mới.

2.1.1.2. Thu hút FDI phát triển ngành thương mại, dịch vụ

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành thương mại-dịch vụ đạt 14-16%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh đạt 37-39% vào năm 2020.

Phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 47,6%/năm, giai đonạ 2016 – 2020 đạt 31%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 13,5 tỷ USD, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may, máy tính xách tay, điện thoại di động, xe máy và linh kiện xe máy, chè khô, lạc nhân,...

Thương mại: Ưu tiên đầu tư đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn để phù hợp với xu hướng phát triển nhanh của công nghiệp và nền kinh tế của Tỉnh. Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ vào ngành thương mại, đặc biệt là các tập đoàn, công ty lớn của Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản nhằm hiện đại hoá ngành thương mại với tốc độ nhanh hơn;

Khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn, như các siêu thị, cửa hàng bách hoá, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ bán buôn nông sản....Đầu tư các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị quy mô lớn và quy mô vừa, quy mô nhỏ; kết nối lại thành các chuỗi trung tâm mua sắm, chuỗi siêu thị từ các đô thị hạng cao kéo dài và mở rộng xuống tới các đô thị hạng thấp hơn.

Thu hút đầu tư các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp trên cơ sở thu hút và hội tụ đông đảo các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các hộ bán lẻ độc lập, hướng dẫn, hỗ trợ và cải biến dần thành các cửa hàng tiện lợi (convenient store), bố trí rộng rãi trên các đường phố và trong các khu chung cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung… để làm mạng lưới chân rết bán lẻ hàng hóa cho công ty.

Phát triển một số trung tâm lo-gi-stic (hậu cần phân phối) để thực hiện đồng bộ các dịch vụ chuẩn bị hàng hóa (theo chế độ đơn hàng) cho toàn bộ hệ thống phân phối bán lẻ; trên cơ sở đó, từng bước xây dựng và phát triển mô hình chuỗi phân phối và ứng dụng rộng rãi phương thức nhượng quyền thương mại.- Phát triển mô hình công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp, thu hút đông đảo các hộ kinh doanh với các cửa hàng bán lẻ độc lập trở thành mạng lưới các đơn vị chân rết trực thuộc, ứng dụng các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh hiện đại như chuỗi phân phối bán lẻ, nhượng quyền thương mại, cửa hàng tiện lợi…

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 2012 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w