II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội
2015.
1.1. Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam
Trong thời điểm hiện nay, với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi cũng như nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng lớn làm cho khối lượng hàng lưu chuyển không ngừng tăng lên. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới không ngừng được mở rộng đã tạo cho buôn bán hai chiều phát triển. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.
Ta có thể thấy cụ thể qua bảng dự báo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015 (các số liệu được tính theo hai mốc là các năm 2010 và 2015).
Bảng 11: Dự báo mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015 Đơn vị: 10.000 tấn Đơn vị: 10.000 tấn
TT Mặt hàng xuất Năm 2010 Năm 2015
Min Max Min Max
1 Dầu thô 20000 25974 30000 43372 2 Than đá 5500 7413 6500 9397 3 Gạo 2500 3247 3000 4337 4 Xi măng 3000 3896 4000 5783 5 Đồ gỗ và sản phẩm gỗ 500 649 760 1099 6 Cà phê 260 338 370 535 7 Cao su 300 390 387 560 8 Hàng dệt may 150 195 200 289 9 Hạt điều 100 130 160 231 10 Tôm đông lạnh 110 143 150 217 11 Hạt tiêu 60 76 82 119 12 Chè 50 65 72 104 13 Thịt chế biến 40 52 60 87 14 Các mặt hàng khác 16930 21987 23259 33626 15 Tổng cộng 49500 64474 69000 99756
(Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)[9]
Bảng 12: Dự báo hàng nhập khẩu của việt Nam đến năm 2015. Đơn vị: 10.000 tấn
TT Mặt hàng nhập Năm 2010 Năm 2015 Min Max Min Max 1 Xăng dầu 7500 9740 7000 10120 2 Hàng Container 8500 11039 14000 20240 3 Kim khí 5600 7273 8000 11560 4 Phân bón 3000 3896 3500 5060 5 Thiết bị 1500 1948 3000 3437 6 Lương thực 800 1039 1000 1446 7 Hoá chất 100 130 1500 2069 8 Hàng khác 500 649 7129 10306 9 Tổng cộng 27500 35714 45129 65138
( Nguồn : Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)[9]
Những mặt hàng xuất khẩu có khả năng tăng mạnh là dầu thô, than đá, hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt điều, lạc…hàng thuỷ sản và các loại hàng tổng hợp đóng trong container như hàng may mặc, dày dép. Sản lượng dầu thô sẽ xuất khẩu mạnh trong thời gian tới, năm 2000 Việt Nam khai thác và xuất khẩu khoảng 20 triệu tấn và dự kiến con số này trong năm 2010 là 30 triệu tấn. Những loại hàng xuất khẩu khác sẽ được chủ yếu vận chuyển bằng container như may mặc, dày dép, cà phê…và những mặt hàng này dần dần sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng hàng hoá xuất khẩu.
Về nhập khẩu, đáng chú ý là nhập khẩu máy móc và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: xăng dầu, phân bón, hoá chất… và xu hướng hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển bằng container là chủ yếu. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng, đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu của nghành vận tải mới có thể góp phần thúc đẩy buôn bán và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.
Như vậy khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ tăng, trong đó khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển sẽ tăng mạnh. Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu đi bằng đường biển chiếm khoảng 90-95%. Ngoài ra lượng hàng hoá quá cảnh của một số nước láng giềng cũng như các nước trên thế giới qua Việt Nam sẽ tăng lên. Theo thống kê của cục hàng hải Việt Nam thì lượng hàng hoá dự kiến thông qua các cảng biển của Việt Nam năm 2010 là 258 triệu tấn (Xem bảng 13).
Bảng 13: Tỷ trọng các loại hàng hóa dự kiến vận chuyển tại các cảng biển
Năm
Hàng hoá 2010
Hàng khô, tổng hợp 169,49
Dầu thô 30,00
Hàng quá cảnh 9,31 Dự kiến cảng chuyển tàu quốc tế 49, 00 Tổng cộng 257,30
( Nguồn: Cục hải quan Việt nam)[8]