Thực trạng quản trị hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động (Trang 30)

II. Thực trạng quản trị vốn lưu động tại MTL-Chi nhánh Hà Nội

2.2.4.Thực trạng quản trị hàng tồn kho

Bảng 9: tỷ lệ % theo quy mô của hàng tồn kho:

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản 1.348% 1.589% 1.723% Tài sản lưu động 5.231% 5.796% 6.210%

( Nguồn: dựa trên bảng cân đối kế toán của MTL giai đoạn 2006- 2008)

Dựa vào cơ sở lí thuyết chương I ta tính được các số liệu sau:

Bảng 10: Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho càng ngảy càng tăng và số ngày luân chuyển hàng tồn kho càng ngày càng giảm chứng tỏ việc quản lý hàng tồn kho của MTL đã từng bước được cải thiện. Năm 2007, số vòng quay hàng tồn kho của MTL tăng mạnh từ mức 134.253 lên 156.236, điều này là do trong năm 2007 MTL gặp nhiều thuận lợi

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số vòng quay hàng tồn kho 134.253 156.236 159.245 Số ngày luân chuyển hàng tồn kho 2.681 2.304 2.260

trong kinh doanh, các hợp đồng được thực hiện một cách nhanh chóng, suôn sẻ, ít có hợp đồng dở danh. Sang năm 2008, hệ số này vẫn đượ duy trì ổn định như năm 2007, đây là một điều rất đáng mừng cho MTL trong vấn đề quản lý hàng tồn kho nói riêng và quản lý vốn lưu động nói chung. Nhìn chung trong 3 khoản mục của vốn lưu động là tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho thì MTL quản lý khoản mục hàng tồn kho hiệu quả nhất, lý do chính là bởi vì MT không phải là doanh nghiệp sản xuất nên việc quản lí hàng tồn kho không quá phức tạp. Thực tế, ngoài cung cấp dịch vụ giao nhận, kho vận trong ngành ngoại thương MTL còn nhập khẩu các loại hàng hoá bắt nguồn từ yêu cầu của khách hàng hay nắm được nhu cầu lớn của thị trường, chính vì vậy trên nguyên tắc là lượng hàng tồn kho của Công ty phải rất ít. Tuy con số này đã tăng mạnh so với ngành nghề kinh doanh của Công ty trong 2 năm gần đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty vì thế khoản mục hàng tồn kho của MTL là được đảm bảo nhất.

Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại MTL.

I. Một số dự báo về vận tải tại Việt Nam và phương hướng phát triển của MTL đến năm 2015.

1.1. Một số dự báo về vận tải trong thời gian tới tại Việt Nam.

Trong thời điểm hiện nay, với chính sách mở cửa của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi cũng như nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng lớn làm cho khối lượng hàng lưu chuyển không ngừng tăng lên. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới không ngừng được mở rộng đã tạo cho buôn bán hai chiều phát triển. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn.

Ta có thể thấy cụ thể qua bảng dự báo tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2015 (các số liệu được tính theo hai mốc là các năm 2010 và 2015).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động (Trang 30)