I. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng phương pháp phân tích CBA
2. Những kiến nghị
Đối với vùng đất nghèo và điều kiện thiều thốn như tại vùng đất đồi của người Dao cần phải gắn chặt mục tiêu cải thiện môi trường và phát triển kinh tế, cần phải gắn chặt việc cải thiện đời sống với việc nâng cao chất lượng môi trường và việc vận dụng mô hình làng sinh thái tại vùng này là một đáp án chính xác. Là một mô hình được xây dựng với sự tài trợ về vốn nhưng những kết quả đạt được của mô hình là rất lớn và không thể phủ nhận vì vậy tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất: Mô hình làng sinh thái cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc cần có các chương trình hội thảo nghiên cứu có tính chất khoa học cao, có tính cơ sở lý luận nhằm có cái nhìn thật chính xác về vài trò và hiệu quả của mô hình các làng kinh tế sinh thái. Từ đó nghiên cứu việc áp dụng hàng loạt tại các vùng có điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường khó khăn như vùng cồn cát ven biển, vùng đất ngập nước ngọt, nước mặn, vùng đồi núi trọc ….
Thứ hai: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng xây dựng mô hình làng sinh thái ra các vùng đồi núi trọc và các vùng sinh thái khó khăn khác như vùng cát ven biển, vùng ngập nước theo một số mô hình các làng sinh thái đã được xây dựng.
Cần khuyến khích các dự án các chương trình đầu tư tài trợ xây dựng các làng sinh thái, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư trong một tỉnh, huyện, xã như vậy sẽ đạt được hiệu quả cao hơn bởi sự tập trung nguồn vốn và nhân lực.
Tăng chi ngân sách cho việc phát triển các vùng đồi núi của bà con người dân tộc và có sự hỗ trợ từ chính sách về phía nhà nước. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nông thôn để tạo điều kiện, tạo động lực ban đầu cho việc phát triển nông thôn tại các vùng đồi miền núi nói chung và các vùng nông thôn khác nói riêng. Nhà nước có chính sách vay vốn ưu đãi về lãi suất và thời gian hoàn trả vốn với các vùng đồi, vùng người dân tộc để tạo điều kiện cho họ có một số vốn để phát triển.
Thứ ba: Với việc xây dựng mô hình làng kinh tế sinh thái vấn đề quan trọng là nguồn vốn. Chúng ta cần phải huy động được nguồn vốn từ tất cả các thành phần có thể liên quan đến việc xây dựng mô hình, đồng thời kêu gọi nguồn vốn từ chính phủ, các nguồn vốn cho vay dài hạn hay khoản viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như :ADB, FDI, WB, FAO, SIDA, CCFD….đặc biệt nếu có thể nên huy động nguồn vốn trong dân.
Thứ tư : Về tổ chức quản lý hoạt động cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên có tham gia vào việc xây dựng các mô hình làng sinh thái . Từ các cấp trung ương đến địa phương, từ cấp tỉnh huyện đến cấp xã đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân với các cán bộ hướng dẫn thực hiện mô hình.
Thứ năm : Về khoa học kỹ thuật, công nghệ. Thực hiện lựa chọn giống cây trồng vật nuôi, lựa chọn mô hình xây dựng làng sinh thái thích hợp với điều kiện riêng, đặc điểm riêng của từng vùng. Tăng cường mối liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học với địa phương trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, chuyển giao các công nghệ chế biến, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, ổn định. Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao nhận thức, kiến thức trong sản xuất, tăng cường các hoạt động khuyến khích người đân tăng gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp …Đặc biệt với các vùng dân tộc ít người cần phải có các lớp học nâng cao khả năng, trình độ quản lý cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở.
Thứ sáu: công tác thị trường, thông tin, dịch vụ, các cơ sở để chế biến nông lâm thuỷ sản và hàng hoá cần được củng cố và mở rộng phục vụ cho việc xuất khẩu các sản phẩm trong vùng ra các vùng bên ngoài nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.
Cuối cùng để phát triển sâu rộng hơn nữa mô hình làng sinh thái tại các vùng khác chúng ta cần thiết phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa về thiết kế
mô hình bằng các kinh nghiệm trong thực tiễn, bằng cách tham khảo, hợp tác chặt chẽ với các bên có liên quan trong nước và ngoài nước để học hỏi thêm nhiều vấn đề nhằm làm cho mô hình làng sinh thái ngày càng hoàn thiện và phát triển, ngày càng thu lại được nhiều những kết quả về kinh tế, xã hội, môi trường từ làng sinh thái.
KẾT LUẬN
Mô hình kinh tế sinh thái hay mô hình làng sinh thái phục vụ phát triển nông thôn một cách bền vững là đối tượng nghiên cứu còn mới mẻ và chưa được chú ý và nghiên cứu nhiều tại nước ta. Qua thực tế mô hình kinh tế sinh thái đã mang lại những lợi ích to lớn đối với mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là tại các nước đang phát triển và kinh tế nông nghiệp như nước ta thì mô hình kinh tế sinh thái là mô hình cần được nghiên cứu áp dụng.
Với mỗi cộng đồng dân cư trên những vùng sinh thái nhất định muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững yêu cầu đặt ra là phải thiết lập một mô hình phát triển sử dụng tối ưu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nhưng cũng đồng thời đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên đặt ra cho vùng.
Trong khuôn khổ pham vi, đề tài đã bước đầu giới thiệu được những cơ sở lý luận chung cho mô hình kinh tế sinh thái, những khái niệm nguyên lý chung và vai trò, ý nghĩa của làng sinh thái với cộng đồng dân cư về kinh tế và môi trường. Trên cơ sở phân tích hiện trạng của vùng đồi núi trọc xã Hợp Nhất – Ba vì - Hà Tây đề tài đã rút ra được những lợi ích, những vấn đề cần giải quyết của mô hình và đánh giá được hiệu quả của mô hình đối với cộng đồng và đối với môi trường. Quá trình đánh giá có sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để so sánh lợi ích và chi phí xâydựng mô hình làng sinh thái trên quan điểm tổng hợp.
Tuy nhiên trong qua trình thực hiện đề tài còn có một số hạn chế. Quá trình đánh giá chưa nêu rõ được những lợi ích và chi phí đối với từng hộ gia đình, một số chỉ tiêu về chi phí và lợi ích còn chưa lượng hoá được thành tiền nên kết quả còn nhiều hạn chế.
Mô hình làng sinh thái Người Dao –Ba Vì được xây dựng cho thấy mô hình kinh tế sinh thái áp dụng trong điều kiện nước ta hiện nay mang lại nhiều
lợi ích, hiệu quả đối với cộng đồng dân cư còn nghèo đói, điều kiện tự nhiên có nhiều khắc nghiệt và mô hình có thể nhân rộng áp dụng tại các vùng có điều kiện tự nhiên tương tự và cần được nghiên cứu áp dụng tại các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khác.
Trong hoàn cảnh dân số nước ta, nông dân vẫn còn chiến tỷ lệ lớn nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu thì mô hình kinh tế sinh thái thực sự góp phần thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển theo hướng bền vững đảm bảo hai mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tài liệu tham khảo
1.Bài giảng Kinh tế môi trường – TS.Nguyễn Thế Chinh và GVC Lê Trọng Hoa.
2.Bài giảng Phân tích Chi phí – Lợi ích – TS.Nguyến Thế Chinh.
3.Bài giảng Quản lý môi trường – TS.Nguyến Thế Chinh , GVC Lê Trọng Hoa và GVC Nguyễn Duy Hồng .
4.Bài Giảng Đánh giá tác động môi trường – GVC Nguyễn Duy Hồng .
5.Nguyễn Ngọc Bình .Một số mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam .NXB Nông Nghiệp ,Hà Nội 1986
6.Nguyễn Ngọc Bình .Các hệ nông lâm kết hợp ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1996.
7.GS.PTS Cao Liêm – Trần Đức Viên .Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường .NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp ,Hà Nội 1990.
8.Nông nghiệp sinh thái .Viện kinh tế sinh thái .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1998.
9.Tài liệu tập huấn phương pháp quy hoạch phát triển vùng đồi .Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển.
10.Đặng Trung Thuận .Nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế – sinh thái tại một số vùng sinh thái điển hình .Tuyển tập báo cáo tại hội thảo quốc gia về bảo vệ môi trường và phát trỉên bền vững , Hà Nội 1993.
11.Đào Thế Tuấn .Hệ sinh thái nông nghiệp .NXB Khoa học kỹ thuật , Hà Nội 1984.
12.Nguyễn Văn Trương .Tiếp cận vấn đề sinh thái ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1985.
13.Nguyễn Văn Trương .Kiến tạo mô hình nông lâm kết hợp , NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1985.
14.Hoàng Tụy.Phân tích hệ thống và ứng dụng .NXB Khoa học kỹ thuật ,Hà Nội 1987 .
15.Vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam .NXB Nông nghiệp , Hà Nội 1993. 16 .Anderson Jock R.Rick analysis in đrylan farming systems .Rome.FAO , 1992.
17.Chapman – Hall. Mathematical analysis of decision problems in ecology,Turkey 1973 .
18.Pearce . W .David .Economic of natural resource and environment,Baltimore, 1990.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I : Tổng quan về kinh tế sinh thái và những vấn đề về ...3
mô hình kinh tế sinh thái ...3
I . Mối quan hệ con người với môi trường và sự cần thiết phải hình thành mô hình Kinh tế sinh thái ...3
1.Định nghĩa môi trường...3
2. Khái niệm phát triển...4
3. Mối quan hệ phát triển và môi trường...4
II. Kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái...6
1. Kinh tế sinh thái...6
1.1. Khái niệm: ...6
1.2. Đối tượng của kinh tế sinh thái...6
2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái...7
2.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái...7
2.2. Mô hình kinh tế - sinh thái...9
2.2.1. Khái niệm...9
2.2.2. Nguyên lý đề xuất mô hình kinh tế sinh thái...9
2.2.3. Mô hình mô phỏng hệ kinh tế - sinh thái...9
III. Các nhân tố cần quan tâm, vai trò và ý nghĩa của mô hình hệ kinh tế sinh thái...11
1. Các yếu tố tác động tới mô hình kinh tế sinh thái...11
2. Nguyên tắc của tập trung cụm dân cư theo mô hình cộng đồng làng xã...11
3. Điều kiện của mô hình...12
4. Vai trò kinh tế nông hộ trong mô hình làng sinh thái...13
5. Vai trò, ý nghĩa của mô hình kinh tế sinh thái...13
IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế , Xã hội , Môi trường từ mô hình làng sinh thái...14
1. Làng sinh thái ...15
2. Mô hình làng sinh thái điển hình...15
2.1. Làng sinh thái vùng cồn cát –Làng sinh thái Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình. ...15
2.2. Làng sinh thái vùng ngập nước - Làng sinh thái Phú Điền, Nam Sách, Hải Dương...18
2.3.Làng sinh thái vùng đồi –Làng sinh thái Ba Trại của người Mường...20
3. Ý nghĩa của việc xây dựng làng sinh thái...21
V.Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế của làng sinh thái...22
1. Cơ sở cho sự lựa chon phương pháp...22
2. Khái niệm và nội dung của phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)...24
2.2. Nội dung cơ bản của phương pháp CBA...24
2.2.1. Các bước tiến hành...24
2.2.2. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích chi phí - lợi ích...27
Chương II : Hiện trạng Làng sinh thái ...29
Người Dao- Ba Vì - Hà tây ...29
I.Giới thiệu chung...29
1. Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì...29
2. Điều kiện tự nhiên...31
2.1. Địa hình, địa thế...31
2.2. Địa chất thổ nhưỡng ...31
2.3.Khí hậu, thuỷ văn...32
2.4. Hiện trạng đất đai và các kiểu thảm thực vật rừng...33
3. Đặc điểm kinh tế xã hội. ...33
II.Quá trình quy hoạch, xây dựng làng sinh thái...34
1. Dự án xây dựng làng sinh thái người Dao...34
1.1. Giới thiệu về dự án xây dựng làng sinh thái người Dao...34
1.2. Các giai đoạn thực hiện của dự án...35
2. Mô hình xây dựng vườn sinh thái vùng đồi với các hộ gia đình...38
2.1. Đặc trưng của mô hình vườn sinh thái...38
2.2.Thực hiện xây dựng mô hình...41
III.Những kết quả đạt được ...42
1. Tăng sản lượng nông nghiệp –lâm nghiệp ...42
2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất...43
3.Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân. ...43
4. Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng nâng cao giáo dục...44
5. Nâng cao đời sống văn hoá cho người dân...45
6. Cải thiện môi trường, Tăng diện tích phủ xanh giảm lượng đất bị xói mòn rửa trôi. ...46
Chương III : Đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái Người Dao – Ba Vì...47
I. Đánh giá hiệu quả của dự án bằng phương pháp phân tích CBA...47
1.Phương pháp đánh giá...47
2.Xác định các khoản chi phí...49
3.Lợi ích thu được hàng năm Bt:...51
\4.Phân tích chi phí lợi ích...53
4.1.Phân tích chi phí lợi ích trong trường hợp không tính tới chi phí lao động ...54
4.2.Phân tích lợi ích chi phí với trường hợp có xét tới chi phí lao động...55
II.Hiệu quả môi trường của mô hình đem lại...56
III.Bài học kinh nghiệm và những kiến nghị...58
1.Bài học kinh nghiệm...58
2. Những kiến nghị...59
KẾT LUẬN...63