Dự án xâydựng làng sinh thái người Dao

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái người dao –ba vì (Trang 34)

IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế, Xã hội, Môi trường từ mô

1.Dự án xâydựng làng sinh thái người Dao

1.1. Giới thiệu về dự án xây dựng làng sinh thái người Dao.

Từ năm 1993, sau khi đã nghiên cứu và gửi đề xuất xin kinh phí tổ chức xây dựng các làng sinh thái trên 3 hệ sinh thái kém bền vững và một số khu vực bảo tồn viện Kinh tế sinh thái đã được Tổ chức công giáo chống

nghèo đói cho sự phát triển cấp kinh phí để thực hiện việc xây dựng các làng sinh thái và một số khu bảo tồn.

Dự án xâydựng làng sinh thái người Dao –Ba Vì cũng thuộc chương trình xây dựng các làng sinh thái trên ba hệ sinh thái kém bền vững. Thực chất công việc chuẩn bị về tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Hợp Nhất để thực hiện mô hình được bắt đầu từ tháng 11 năm 1992 cùng với đề tài KN 03.06 xây dựng làng lâm nghiệp xã hội tại các tỉnh ven biển miền Trung tại xã Triệu Vân, Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng đến tháng 10 năm 1993 viện Kinh tế sinh thái kết hợp với UBND xã Hợp Nhất và sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới bắt đầu thực hiện dự án. Quá trình xây dựng làng sinh thái kéo dài đến tháng 5 năm 1998 mới hoàn thành với việc xây dựng được làng cho 90 hộ người Dao trong đó đầy đủ vườn, ruộng lúa, ao cá, nhiều cây ăn quả được xây dựng theo mô hình vườn sinh thái dạng bậc thang. Cùng với khoảng hơn 30 làng sinh thái đã được hoàn thành cho đến thời điểm này làng sinh thái người Dao – Ba Vì đã mang lại nhiều những lợi ích hêt sức to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường, mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho người Dao tại xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây và dự án tiếp tục được mở rộng với các khu vực sinh thái khó khăn khác.

1.2. Các giai đoạn thực hiện của dự án.

Viện kinh tế sinh thái tiến hành xây dựng làng sinh thái người Dao Ba Vì từ tháng 10-1993 và hoàn thành việc xây dựng vào tháng 5-1998.Tổ chức công giáo chống nghèo đói cho sự phát triển của Pháp(CCFD) đã tài trợ cho viện Kinh tế sinh thái thực hiện dự án này.

Làng sinh thái xây dựng ở thôn Sổ, là một trong 3 thôn của xã Hợp Nhất huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây, hiện có 90 hộ gia đình người Dao cư trú với số nhân khẩu 465 người.

Để bảo vệ rừng của vườn quốc gia Ba Vì, Bộ Lâm nghiệp (trước đây) nay là bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã vận động và đưa người Dao đang sinh sống ở vùng cao 500 m trở lên trên các đỉnh dông của núi Ba Vì,

nơi có diện tích rừng nguyên sinh cần được bảo vệ nghiêm ngặt, xuống vùng đồi thấp đã bị mất hầu hết thảm thực vật che phủ, đất đai vị xói mòn nghiêm trọng.

Người Dao xuống núi lập làng theo chủ trương của nhà nước và được nhà nước giúp đỡ gạo, tiền trong thời gian đầu, và cơ sở vật chất cũng được xây dựng mới như trường học, trạm xá phục vụ đời sống người dân. Xuống núi định canh , người Dao chưa biết chăn nuôi, chưa biết làm vườn, chưa biết thả cá, không biết trồng rau và cây ăn quả. Ruộng lúa nước bình quân cho mỗi nhân khẩu chỉ có 4 m2 / một người, còn lại là đồi trọc, lẫn nhiều đá lộ thiên, khá dốc, chỉ có thể đưa vào trồng sắn, đất chóng bị xói mòn bạc màu...

Cuộc vận động định canh định cư đồng bào Dao trước năm 1993 đạt được kết quả bước đầu. Nhưng, do đời sống ở nơi định cư mới quá khó khăn nên người Dao lại tiếp tục nên rừng săn bắt, hái lượm, chặt gỗ rừng đem bán, đốt rừng làm nương rẫy, trong khi vườn nhà bỏ hoang, chăn nuôi không phát triển, trẻ em lại không đựơc học hành.

Thấy được thực trạng đó, Viện kinh tế sinh thái đã cử các chuyên gia giỏi về đây mở các lớp tập huấn cho bà con cách sử dụng đất đồi núi để sản xuất nông lâm nghiệp, trồng cây lương thực, thực phẩm lấy thức ăn cho người và gia súc, gia cầm. Sau các lớp tập huấn, viện đã cử một kỹ sư giàu kinh nghiệm trực tiếp ở lại làng sinh thái với bà con để chỉ đạo thực hiện trên từng khoảnh đất người dân được giao. Các lớp tập huấn chủ yếu truyền cho bà con các kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng các bờ đá, các biện pháp chống xói đất, các kiến thức về gieo trồng chăm sóc các giống cây sẽ được sử dụng trong mô hình vuờn sinh thái của từng hộ gia đình. Có thể tóm lại các công việc mà dự án đã thực hiện trong 3 năm như sau:

- Thông qua qui hoạch thiết kế làng sinh thái và cho từng vườn sinh thái hộ gia đình.

- Hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo san lấp làm bậc thang theo mô hình đã thiết kế, phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện giao các khu đồi cho bà con mới xuống định cư.

- Xây dựng các tram y tế xã, trường học xã nâng cao văn hoá cải thiện sức khoẻ cho người dân.

- Khảo sát địa hình hướng dẫn người dân kè đá, đà ao và trồng cây. - Cung cấp và hướng dẫn cho người dân giống cây và cách trồng các loài cây như: na, dứa, keo, hồng, quế….

-Cung cấp các giống vật nuôi như gà, lợn, cá…và hướng dẫn về kỹ thuật đào ao, thả cá, làm truồng trại …

-Mở các lớp huấn luyện cho cán bộ và người dân địa phương nhằm nâng cao hiểu biết và những kỹ năng cần thiết cho việc xây dựng vườn sinh thái vùng đồi đồng thời cũng tổ chức cho người dân tham quan các mô hình làng sinh thái khác…

Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt:

- đợt 1 thực hiện cho 25 hộ từ tháng 10-1993 đến tháng 2-1996, và để hiệu quả cho việc thực hiện chia làm 5 nhóm mỗi nhóm 5 gia đình, mỗi nhóm có một nhóm trưởng giúp đỡ nhau sửa sang vườn tược, tạo mặt bằng bậc thang, trồng bờ cây phòng hộ.

- đợt 2 thực hiện cho 40 hộ tiếp theo với cách thức tương tự với các hộ gia đình đợt 1 tuy nhiên do có kinh nghiệm thực hiện từ đợt 1 nên đợt 2 thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn, giai đoạn 2 của dự án thực hiện từ tháng 4-1996 đến tháng 4-1997.

- đợt 3 của dự án thực hiện với các hộ gia đình còn lại và những gia đình xuống làng muộn hơn với cách thức tương tự với hai gai đoạn trước và thời gian thực hiện của giai đoạn 3 này từ tháng 5-1997 đến tháng 5-1998 với kết quả rất tốt.

Toàn bộ dự án thực hiện cho 90 hộ gia đình, nhà nào cũng có vườn sinh thái với những bậc thang và bờ cây phòng hộ, tổng diện tích được xây dựng

trên 325000 m2. Viện đã hổ trợ trả tiền công xá cho việc cải tạo vườn cấp cho bà con một số giống cây ăn quả ( Hồng, Mơ, Vải, Nhãn ...)giống một số loài cây ngắn ngày (đỗ lạc đậu ngô ...), và rau xanh các loại giúp mỗi hộ gia đình tiền xây một giếng nước, hỗ trợ bà con đào ao thả cá, làm chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, hỗ trợ phân bón và hướng dẫn sử dụng các loại phân vô cơ, hữu cơ bón cho ruộng, cho vườn chia đều cho 3 giai đoạn thực hiện của dự án.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của mô hình làng sinh thái người dao –ba vì (Trang 34)