0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI NGƯỜI DAO –BA VÌ (Trang 43 -43 )

IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế, Xã hội, Môi trường từ mô

2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

Khi làng sinh thái Hợp Nhất xã Ba Vì được xây dựng đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu sử dụng đất, từ đất dốc trở thành ruộng bậc thang, với tổng diện tích nương vườn bậc thang là 325000 m2.

Loại đất Trước mô hình Sau mô hình

Đất trồng lúa (ha) 6 6

Đất đồi (ha) 300 300

Đất thổ cư (ha) 110 77.5

Vườn bậc thang (ha) 0 32.5

Tổng số (ha) 416 416

Nguồn :UBND xã Hợp Nhất

Cơ cấu sử dụng đất của làng Hợp Nhất chủ yếu là chuyển đổi đất thổ cư thành bậc thang để trồng cây và một ít đất đồi chuyển sang. Khi chưa có mô hình, đất đồi và đất thổ cư chủ yếu là trồng sắn, ngô và lúa nương cho năng suất thấp độ phì nhiêu của đất kém, thường bị rửa trôi…Khi có mô hình, cơ cấu cây trồng cũng thay đổi. Trên đỉnh các đồi được trồng cây lấy gỗ, các loài cây ăn qủa lâu năm. Các vườn sinh thái bậc thang với nhiều loại cây trồng đa dạng phong phú.

3.Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Khi chưa có mô hình, bình quân thu nhập đầu ngừơi của xã Hợp Nhất, huyện Ba Vì theo thống kê năm 1992 là 57000đ /tháng /ngừời và khi mô hình được xây dựng, bình quân thu nhập là 1.8triệu /người /năm. Ước tính mỗi người dân thu nhập khoảng 150000d/tháng. Đời sống của bà con được cải thiện rõ rệt. Các cây lương thực đủ cung cấp cho bà con trong cuộc sống

hàng ngày cùng với cây rau xanh, cá thịt, cung cấp đầy đủ cho người dân cuộc sống được ổn định và cải thiện. Tỉ lệ hộ đói ăn giảm đáng kể .Năm 1991 tỉ lệ đói nghèo là 68% nay tỉ lệ hộ đói nghèo giảm xuống một cách nhanh chóng và hiện nay chỉ còn khoảng 6% số hộ trong xã là thuộc diện hộ đói. Nhiều nhà có thu nhập cao thu nhập bình quân của cả gia đình một năm đạt được khoảng từ 10-20 triệu đồng, bình quân đầu người đạt 2 triệu đồng /năm. Có thể nói việc áp dụng mô hình làng sinh thái đa đem lại một bộ mặt khác hoàn toàn cho làng xóm.

Vườn sinh thái của người Dao

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI NGƯỜI DAO –BA VÌ (Trang 43 -43 )

×