IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế, Xã hội, Môi trường từ mô
2. Mô hình xâydựng vườn sinh thái vùng đồi với các hộ gia đình
Sau quá trình tiến hành nghiên cứu về đặc điểm địa hình, đặc điểm về thời tiết, địa chất của vùng các cán bộ viện Kinh tế sinh thái đã quyết định áp dụng mô hình vườn sinh thái với từng hộ gia đình, và làng sinh thái là tập hợp của các vườn sinh thái. Vườn sinh thái là một dạng mô hình kinh tế – sinh thái vùng đồi với quy mô nông hộ, trong đó đảm bảo các tính chất cơ bản như ổn định , năng suất, chống chịu và đa dạng, nhà ở gắn liền với đất vừơn để thuận tiện cho việc chăm sóc bảo vệ cây trồng, vừa cung cấp thêm chất hữu cơ để cải tạo đất đồi khô cằn.
Thực tiễn cho thấy tại những vùng đồi núi như vùng Ba Vì thì áp dụng mô hình vườn sinh thái là hợp lý nhất bởi nó vừa đảm bảo tăng độ che phủ, vừa cải tạo đất đồi, đồng thời cũng tạo điều kiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cả về văn hoá, tinh thần và vật chất cho người dân.
2.1. Đặc trưng của mô hình vườn sinh thái.
Mô hình vườn sinh thái được thiết kế theo dạng bậc thang để chống xói mòn và mất nước, khô hạn cho vùng đồi. Đây là mô hình thể hiện sự kết hợp kiến thức khoa học, kiến thức bản địa và đặc trưng sinh thái.
Sơ đồ mô hình vườn sinh thái hộ gia đình .
Theo quyết định số 278 của Thủ tướng Chính phủ ngày 11-7-1975 đối với tiêu chuẩn sử dụng đất thì:
Cấp độ dốc độ dốc % Phương pháp sử dụng đất Nhẹ < 150 Vừa 16 -250 Mạnh 26 – 35 0 < 27 27- 33
Ruộng bậc thang, vườn nhà, vườn rừng, VAC -Ruộng bậc thang hẹp, vườn nhà nông lâm kết hợp, vường rừng, trang trại, nương định canh, trại rừng, bãi chăn thả, cây công nghiệp dài ngày.
keo tai tượng , lá tràm,sấu ... Bờ đá + dứa Bờ đá + dứa Bờ đá+dứa+cốt khí quế, na , hồng, chè mơ,cam,dưa ,chuối,chè Đỗ,lạc, vừng,cam ruộng lúa ao cá Bờ đá + dứa
Rất mạnh >350 33 – 47
>47
- Nương định canh, trại rừng, rừng rẫy luân canh, đồng cỏ, bãi chăn thả.
- Khoanh nuôi bảo vệ, tái sinh phục hồi rừng .
Như vậy với độ dốc trung bình 250 của khu vực xã Hợp Nhất thì việc áp dụng mô hình vườn bậc thang theo mô hình nông lâm kết hợp là hoàn toàn hợp lý.
Đặc trưng của mô hình vườn bậc thang chính là mô hình nông lâm kết hợp canh tác nông nghiệp bền vững trên vùng đồi đất dốc (SALT).
Nông lâm kết hợp là tên gọi của hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm ( cây rừng , cây công nghiệp dài ngày , cây ăn quả ) trong sự phối hợp hài hòa hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn ngày, với gia súc, theo thời gian và không gian để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên – sinh thái; kinh tế – xã hội và môi trường.
Đặc trưng của mô hình nông lâm kết hợp là sự kết hợp chặt chễ giữa các hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm chúng tạo thành một hệ sinh thái khép kín có khả năng quay vòng vật chất nhanh; tạo ra mối quan hệ khăng khít qua lại với nhau.
Theo mô hình vườn sinh thái trên lợi ích lớn nhất là chống xói mòn cải thiện và duy trì độ phì nhiêu của đất.
Sự kết hợp giữa các cây dài ngày và các cây ngắn ngày như Keo, Quế, Na, Hồng, Chè đặc biệt là các cây họ đậu với các giống cây ngắn ngày như ngô, lúa …sẽ làm tăng chất hữu cơ và đạm cho đất. Các thành phần dinh dưỡng ở tầng sâu, được các cây dài ngày hút thu và biến đổi chúng ở tầng đất mặt thông qua phần rơi rụng, cắt tỉa, tàn tích rễ, hình thành chu trình dinh dưỡng nuôi cây ngắn ngày. Hệ thống các cây keo, chè, hồng, quế na, xem kẽ với cam, đậu, lạc cũng có tác dụng đáng kể trong việc hạn chế sự phá hoại của
sâu bệnh do nhiều loại cây sẽ tạo ra tính đa dạng sinh học cao vì thế các sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ an toàn hơn.
Khía cạnh khác việc sử dụng mô hình bậc thang với các cây keo la tràm ,keo tai tượng , Quế , Hồng , Na , cam …cũng đã làm giảm độ dốc của đất thông qua đó làm giảm khả năng trôi đất ,giảm dòng chảy và kéo dài thời gian đẻ cho nước và cây thấm lọc các chất dinh dưỡng, việc sử dụng các loại cây trên các băng cũng có tác dụng làm giảm lực tác động của mưa phá vỡ kết cấu đất cũng làm giảm khả năng đất bị rửa trôi .
Mô hình ruộng bậc thang chỉ là một giải pháp mang tính công trình vấn đề quan trọng trong mô hình là phải lựa chọn được các loại cây hợp lý xem kẽ trên các băng tạo ra được mối liên kết liên tục làm giảm khả năng rửa trôi đất. Nếu trong mô hình không có những câu bộ đậu làm tăng chất dinh dưỡng độ phì nhiêu của đất hay không có những cây dài ngày và cây rừng như keo tại tượng, keo lá tràm và thay vào đó là những loại cây không thích hợp thì mô hình cũng không mang lại hiệu quả.
2.2.Thực hiện xây dựng mô hình.
Vườn của bà con trước đây bỏ hoang hoặc trồng sắn nhưng không biết dùng phân bón nên năng suất thấp nên dự án xác định ruộng phải được san thành các bậc trồng cây để chống xói mòn, giữ độ ẩm cho đất vừa có nguồn thu từ các loại cây ăn quả, lấy ngắn nuôi dài, trong vườn dùng phân, nước thải của gia súc gia cầm chăn bón cho cây, xây dựng hệ thống chuồng trại, đào ao thả cá....Cụ thể là trên mỗi đầu băng của bậc được xếp đá, dự án lại cấp giống dứa trồng kín đầu băng để ngăn xói mòn đất. Trên các băng đã được san bằng, các gia đình được viện cấp giống đỗ lạc, có tác dụng làm cho đất tốt. Trên đỉnh các gia đình trồng keo tai tượng, sấu, trám, nhãn để giữ nước có lợi cho đất đồng thời cũng có củi đun cho sinh hoạt hàng ngày. Ở dưới sườn đồi trồng chè, quế, hồng, na. Còn các băng gần nhà trồng chuối, đu đủ, trồng chanh, cam, buởi mít, ngoài ra còn có thể trồng các cây thuốc nam quí để giữ gìn và phát triển các giống cây thuốc quí trong vùng.
Ngoài ra các băng chung quanh nhà còn có thể nuôi ong để vừa kết hợp nuôi ong thụ phấn cho cây, vừa kết hợp lấy mật để bán. Đào ao thả cá dưới chân đồi để tiện nguồn nước cho gia đình tưới tiêu ruộng lúa.
Khi canh tác lúa và trồng các loại cây cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc và đặc biệt liều lượng hoá chất đối với các loại cây trồng do vùng đất là vùng đất cằn nên muốn cải tạo lại phải có liều lượng bón hợp lý với ruộng lúa và các loại cây cần phải đảm bảo được mật độ của cây cũng như việc xen kẽ hợp lý giữa các loại cây trên cùng một bậc.
Ruộng bậc thang.
III.Những kết quả đạt được .
Sau khi thực hiện xây dựng làng sinh thái, đã có những chuyển biến rõ rệt trong xã và thu được những kết quả hết sức khả quan như sau :