0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI NGƯỜI DAO –BA VÌ (Trang 29 -29 )

IV. Làng sinh thái và các lợi ích Kinh tế, Xã hội, Môi trường từ mô

1. Vị trí địa lý làng sinh thái Người Dao –Ba Vì

Làng sinh thái Người Dao thuộc xã Hợp Nhất thuộc phân khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Tây nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 50 km có toạ độ địa lý 210 01’ đến 21007’ vĩ độ Bắc, 1050

18’ đến 105 025’ kinh đông.

Ba Vì là một huyện vùng núi trung bình, nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1270m ), đỉnh Tản Viên (1227m) và đỉnh

Ngọc Hoa (1311m). Ngoài ra còn có các đỉnh núi thấp hơn như là Hang Hùm ( 776m), Gia Dễ (714m): là nơi nổi tiếng về cảnh đẹp, cũng là nơi lưu truyền huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của dân tộc ta. Từ thời xa xưa đã nổi tiếng trong cả nước vẻ đẹp hung vĩ của phong cảnh tự nhiên. Cũng như sự phong phú đa dạng và độc đáo của hệ thống sinh vật.

Theo tài liệu “Thực vật chí Đông Dương ” nhà thực vật Balansa người Pháp (1886-1891) đã thu thập ở núi Ba Vì và vùng phụ cận tới 5.056 tiêu bản các loài thực vật.Sau hoà bình lập lại nhiều nhà thực vật trong nước và ngoài nước cũng đã đến thu thập mẫu và nghiên cứu hệ thực vật Ba Vì, cho đến năm 1981 và năm 1987 các nhà thực vật của Viện điều tra qui hoạch rừng đã tổ chức hai đợt thu thập tiêu bản , nghiên cứu hệ thực vật ở đây và đã xây dựng một danh mục thực vật cho Ba Vì , gồm 812 loài thực vật bậc cao , thuộc 427 chi , 98 họ .Trong 2 năm 1991 và 1993 các nhà thực vật trường Đại học Lâm Nghiệp đã điều tra thu thập tiêu bản được 715 loài thực vật ( chưa kể 67 loài chưa đủ tài liệu giám định ). Học viện quân y điều tra được 200 loài cây thuốc và 33 loài phong lan làm cảnh, trong số các loài thực vật này, có nhiều loài quý hiếm được nhà nước quy định bảo vệ. Vì vậy, nhiều nhà thực vật Việt Nam cho rằng Ba Vì là một phòng tiêu bản sống với nhiều mẫu chuẩn của Việt Nam.

Theo tài liệu điều tra động vật hoang dã năm 1993 của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật khu vực Xã Hợp Nhất thuộc Ba Vì hiện nay động vật có vú hiện còn 43 loài, thuộc 8 bộ, 22 họ, 113 loài chim thuộc 17 bộ, 40 họ, 86 loài côn trùng trong 17 họ và 9 bộ, bò sát 61 loài thuộc 12 họ 3 bộ, động vật lưỡng cư 27 loài thuộc 6 họ, 1 bộ. Trong số những loài chim, thú này có một số được đưa vào Sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ để nhân giống phát triển. Ngoài ra, dưới con mắt của các nhà du lịch, Ba Vì cũng đựơc xem là vườn sau của ngôi nhà lớn là lá phổi xanh sinh quyển của thủ đô Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI NGƯỜI DAO –BA VÌ (Trang 29 -29 )

×