Những giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận (Trang 89)

6. Kết cấu luận văn

3.2.2. Những giải pháp chung

3.2.2.1. Bám sát đường lối của Đảng, các chủ trương chính sách của Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Trong những năm vừa qua, Ngành Y tế Việt Nam không ngừng khởi sắc. Những thành công của Ngành Y tế nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, vai trò chủ động tích cực của Ngành Y tế Việt Nam, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, ta đã có một hệ thống y tế rộng khắp “của dân, do dân, vì dân” với số lượng cán bộ y tế đông đảo. Dưới ánh sáng các Nghị quyết của Đảng, kể từ khi có chính sách đổi mới mở cửa, Ngành Y tế đã từng bước đổi mới cách nghĩ, cách làm, đổi mới chính sách, tổ chức và quản lý,...để đáp ứng những yêu cầu bảo vệ chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều về số lượng, ngày càng cao về chất lượng của các tầng lớp nhân dân, đồng thời để đảm bảo những nguyên tắc công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực y tế, phù hợp với trào lưu chung của thế giới văn minh, tiến bộ là “sức khỏe cho mọi người, mọi người vì sức khỏe”. Đối với lĩnh vực y tế quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước gồm [46]:

Quan điểm thứ nhất: Nghị quyết TW 4 khóa VII nêu rõ: “Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.”

Quan điểm thứ 2 là: Việc chăm sóc sức khỏe và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần theo quan điểm dự phòng tích cực chủ động.

Quan điểm thứ 3 là: triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại.

Quan điểm thứ tư là: Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính

quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó Ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt.

Quan điểm thứ năm là: Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.

Từ lập trường giai cấp công nhân và thế giới quan duy vật biện chứng chúng ta quan niệm và xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe của dân, do dân, vì dân. Đối tượng của việc chăm sóc sức khỏe và truyền thông giáo dục sức khỏe của chúng ta hướng tới là toàn dân. Sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của toàn dân là mục đích cao nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta. Mục đích cao đẹp đó đòi hỏi hệ thống truyền thông thông tin sức khỏe phải bao gồm tổng thể những nguyên tắc, hình thức, phương thức thích hợp, thường xuyên tác động đến con người nhằm mục đích hình thành và phát triển con người một cách toàn diện, hài hòa, với sức khỏe và tuổi thọ cao [219,45].

Giữ vững và hoạt động theo nguyên tắc tính Đảng cũng có nghĩa là làm công tác y tế nói chung và cho truyền thông về chăm sóc sức khỏe nói riêng không đi lệch những mục tiêu và yêu cầu của mình, đồng thời phải đấu tranh kiên quyết, khắc phục mọi ảnh hưởng, mọi biểu hiện của những tư tưởng, những lối sống không lành mạnh trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân của Ngành Y tế Việt Nam.

3.2.2.2 Xây dựng và đẩy mạnh các nội dung truyền thông có tính chất thay đổi hành vi.

Bước sang thế kỷ XXI, con người cũng phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật mới, đó là mô hình các bệnh không lây nhiễm: ung thư, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch, béo phì...đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS. Trong khi đó các nguy cơ bệnh tật cũ là các bệnh dịch, bệnh lây vẫn luôn rình rập quay trở lại đe dọa cuộc sống như bệnh lao , HIV/AIDS đã nâng cấp độ nguy

hiểm lên nhiều lần. Nhiều loại bệnh mới phát sinh mà hiện nay chưa tìm được phương pháp điều trị có hiệu quả như bệnh cúm A H5/N1 [46, trang 98]...

Chính vì vậy, các nội dung thông tin sức khỏe phải hướng tới phương thứ truyền thông thay đổi hành vi. Truyền thông thay đổi hành vi là hoạt động truyền thông có tác động, có mục đích, có kế hoạch nhằm đạt được sự thay đổi kiến thức, thái độ giúp đỡ đối tượng chấp nhận các hành vi về lĩnh vực giáo dục sức khỏe có lợi cho cuộc sống. Tăng cường các nội dung thuộc về lĩnh vực y học dự phòng “phòng bệnh hơn chữa bệnh” [44]

Có nhiều vấn đề xã hội có liên quan tới lĩnh vực y học dự phòng như các vấn đề về môi trường, xóa đói giảm nghèo, chất lượng giáo dục thấp...là những vấn đề tồn tại của xã hội, vì vậy xây dựng nội dung truyền thông có tính chất thay đổi hành vi là phương thức tốt nhất cho vấn đề phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe hiện nay. Mục đích của truyền thông thay đổi hành vi là hướng tới giải quyết các yếu tố cản trở, ảnh hưởng đến tình trạng thay đổi hay không thay đổi hành vi của đối tượng. Các yếu tố đó có thể là môi trường, chính trị, kinh tế- xã hội và cá nhân như: các thói quen truyền thống về văn hóa không có lợi trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe, những ảnh hưởng từ việc không có các dịch vụ xã hội tốt; Những ảnh hưởng từ trạng thái sức khỏe của mỗi người; các yếu tố tâm lý và tình cảm; các yếu tố về kinh tế; các kiến thức và kỹ năng phòng chống bệnh tật [46]...

3.2.2.3 Đào tạo nhân lực

Muốn đổi mới công việc trước hết phải đổi mới những người làm công việc ấy. Cụ thể ở đây chính là đổi mới đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của từng tờ báo, từng chương trình truyền hình, phát thanh... Sự thay đổi này phải xuất phát ngay từ tư duy về hoạt động báo chí. Không thể thay đổi được cách làm việc nếu như những quan điểm về nghề nghiệp, về công việc không theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.

Công tác thay đổi phải bắt đầu bằng việc kết hợp năng lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ với các phóng viên lớp trước có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết với nghề nghiệp. Sau đó sự thay đổi sự thay đổi phải xuất phát từ tư duy của những người làm quản lý cũng như những phóng viên phải đổi mới cách làm việc, gạt bỏ những quan niệm, quan điểm về nghề nghiệp, công việc theo kiểu bảo thủ, lạc hậu.

Đối với mỗi đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải có sự đổi mới cách nghĩ, cách làm. Một phóng viên báo chí phải hiểu được “lao động báo chí là hoạt động lao động sáng tạo” và công việc cao cả của người làm báo là thu thập thông tin về các sự kiện, vấn đề để viết tin, bài phục vụ công chúng. Một phóng viên không thể ngồi chờ cơ sở đến mời hay chờ sự phân công của lãnh đạo phòng, ban mới đi thu thập thông tin mà phải tự ý thức được việc đưa tin, truyền tin là trách nhiệm, nhiệm vụ của mình.

Người phóng viên không nên bằng lòng với những gì mà mình đang có mà phải luôn nhận thức rằng trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay không những cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về báo chí, còn phải nâng cao kiến thức về lĩnh vực mình theo dõi mà cụ thể ở đây là lĩnh vực y tế. Nhận thức được điều này sẽ giúp cho phóng viên ý thức được nhiệm vụ của mình trong thời đại mới, phải trau dồi kiến thức nghiệp vụ, phải có ý thức học hỏi nâng cao tay nghề thích nghi với với môi trường, với phong cách và phương tiện hiện đại mà thời đại khoa học kỹ thuật mang lại.

Phóng viên không chỉ có những kiến thức chung mà còn phải có kiến thưc sâu về lĩnh vực mình phụ trách thì mới có thể làm chủ được nội dung cũng như cách thể hiện các chương trình của mình. Nói cách khác là phải biến những kiến thức chuyên ngành thành các kiến thức dành cho đông đảo công chúng. Ví dụ để làm các chương trình phổ biến kiến thức SKSS thì các phóng viên phải nắm rất chắc các kiến thức sinh học, y học về SKSS cũng như các

vấn đề có liên quan tới SKSS, bên cạnh đó còn phải biết chuyển tải các nội dung khoa học chuyên sâu thành kiến thức phổ cập, để tất cả mọi người cùng thu nhận được kiến thức, giải thích các thuật ngữ chuyên môn bằng những cách dễ hiểu nhất nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, khoa học.

Để làm chủ được nội dung cũng như cách thể hiện của chương trình thì các phóng viên, biên tập viên phải nắm vững các tiêu chí về mục đích và đối tượng của chương trình mình đang được giao thực hiện. Ví dụ với chương trình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai thì mục đích của chương trình là phổ biến kiến thức sinh lý và bệnh lý trong thời kỳ mang thai nhằm giúp phụ nữ có thai có những hiểu biết cần thiết để chăm sóc bản thân về các chế độ: dinh dưỡng, làm việc nghỉ ngơi…nhằm giúp họ tránh được các tai biến có thể xảy ra. Đối tượng chính của chương trình là những phụ nữ có thai và những người thân xung quanh họ, còn các đối tượng khác là phụ…

Y tế là một lĩnh vực chuyên môn nên các phóng viên hoạt động trong lĩnh vực này cần được chuyên môn hóa tới một mức độ cần thiết. Phải có thời gian đào tạo để chuyên môn hóa, phải có cơ hội để tiếp xúc với những cán bộ đáng tin cậy của Ngành Y tế như các bác sỹ, dược sỹ và các cán bộ quản lý…Đồng thời, các phóng viên biên tập viên cũng phải là những người say mê với công việc của mình; có đầu óc suy xét, có khả năng xử lý thông tin nhanh chóng.

Một yếu tố quan trọng nữa trong đào tạo nhân lực, đó là đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần phải được bồi dưỡng về bản lĩnh chính trị, phải được trau dồi chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để họ có một thế giới quan khoa học và đúng đắn. Làm như vậy sẽ giúp họ có quan điểm, lập trường đúng đắn. Đồng thời giúp họ hiểu được nhiệm vụ của mình trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản

ánh đúng các sự kiện, vấn đề trong lĩnh vực đề tài mình bao quát nhằm góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã chọn.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả của thông tin sức khỏe trên báo chí, việc đào tạo nhân lực là vấn đề cần thiết. Giải pháp này giúp phóng viên nâng cao trình độ về nghiệp vụ, trình độ về khoa học kỹ thuật, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu thời cuộc và nghĩa vụ trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)