Thông tin chỉ dẫn, tư vấn kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chữa

Một phần của tài liệu Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận (Trang 39)

6. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thông tin chỉ dẫn, tư vấn kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chữa

phòng chữa bệnh

Đây là mục tiêu quan trọng mà các kênh truyền thông chuyên biệt về sức khỏe hướng tới.

Nếu ngành Y tế có nhiệm vụ khám và trực tiếp chữa bệnh cho người dân thì báo Sức khỏe và đời sống và kênh O2 Tivi lại có nhiệm vụ khám chữa bệnh gián tiếp cho người dân qua những bài viết có độ tin cậy cao, qua những lời tư vấn giả đáp thắc mắc về sức khỏe, bệnh tật của các chuyên gia ngành y. Đây là một hoạt động thực sự hữu ích góp phần cùng các cơ sở y tế khám chữa bệnh, thúc đẩy sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện. Sự cần thiết của thông tin tư vấn, chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc của người dân về kiến thức chăm sóc, phòng chữa bệnh còn thể hiện ở xu hướng ngày càng gia tăng của chuyên mục tư vấn sức khỏe trên các báo, tạp chí, kênh truyền hình, đài phát thanh (chương trình “Sức khỏe là vàng” trên VTV1 đài Truyền hình Việt Nam, chương trình “Cửa sổ tình yêu” của đài Tiếng nói Việt Nam, các chuyên mục giải đáp thắc mắc về sức khỏe trên báo Tiền phong, Phụ Nữ, Người cao tuổi, Đại đoàn kết...) Song, Báo Sức khỏe và Đời sống và kênh O2 Tivi là các kênh truyền thông chuyên ngành của ngành Y nên mục

tiêu tư vấn, chỉ dẫn, trang bị thêm kiến thức về sức khỏe cho công chúng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu . Những lời chỉ dẫn, tư vấn ở hai kênh truyền thông này thường được nhân dân tin cậy và làm theo. Vì vậy nội dung tư vấn, chỉ dẫn, giải đáp thắc mắc về sức khỏe của người dân ở báo phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao.

Báo Sức khỏe và Đời sống và kênh O2 Tivi đã đưa ra những thông tin tư vấn, chỉ dẫn đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng. Ở đây chúng tôi có phân loại các loại thông tin chỉ dẫn, tư vấn về sức khỏe trên báo Sức khỏe và Đời sống và kênh O2 Tivi như sau:

2.2.2.1.Thông tin chỉ dẫn phòng chữa một số bệnh thường gặp, dễ chữa

Những bệnh thường gặp là những bệnh mà người bị mắc có thể tự chữa ở nhà theo cách chỉ dẫn dân gian hoặc của bác sĩ. Sự chỉ dẫn trên báo Sức khỏe và Đời sốngO2 Tivi là một địa chỉ tin cậy để người dân có thể làm theo và đạt hiệu quả cao. Qua đọc báo, xem truyền hình mỗi người cũng có thể tự phòng chữa bệnh cho mình và mọi người trong gia đình.

Báo Sức khỏe và Đời sống có những chuyên trang : “Bác sĩ gia đình”, Sức khoẻ cộng đồng luôn được bạn đọc yêu thích bởi những tin bài hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ được viết giản dị dễ hiểu. Trong khi mức sống của đa số người dân còn thấp, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe không nhiều, vậy mà hàng ngày người dân vẫn phải đối mặt với bệnh tật và nguy cơ đe dọa sức khỏe do bệnh tật gây ra, thì báo chí là một trong những phương tiện thông tin đắc lực nhất, hữu hiệu nhất để giải đáp những băn khoăn của người dân về sức khỏe. Trước mỗi bệnh thì báo đều đưa ra những thông tin: nguyên nhân của bệnh ?, biểu hiện của bệnh như thế nào?, biến chứng của bệnh?, cách điều trị? Những lời hướng dẫn như vậy thật đáng quý.

Bài “Lưu ý đặc biệt các bệnh giao mùa” (Anh Tuấn, báo Sức khỏe và đời sống số 173 ngày 29/10/2009, tr4) chỉ dẫn: “Những người đã bị cảm thì nên ăn món hành để cả rễ nấu với đậu phụ sẽ có hiệu quả tốt... phải cải thiện môi trường trong nhà, đảm bảo cho không khí lưu thông, không có bụi bặm và ô nhiễm...Người bị đau xương khớp phải chú ý phòng chống rét và mặc ấm, nhất là sau khi ra mồ hôi, không nên tắm rửa bằng nước lạnh...Để tránh bị nhiệt, theo lời khuyên của chuyên gia, trước hết phải tạo cho mình một thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày, nghỉ ngơi có giờ giấc, không nên thức khuya, ăn uống có giờ giấc, có định lượng, không nên bỏ bữa...ăn nhiều đồ mát, chẳng hạn như rau có lá xanh thẫm, dưa chuột, cam, trà xanh đều có tác dụng giải nhiệt, cà rốt có hiệu quả tốt giúp tránh cho môi bị khô nẻ... Nếu nhiệt hơn một tuần vẫn không đỡ thì cần phải đến bệnh viện điều trị.”

Chuyên mục "Bác sỹ O2" trên O2 Tivi với cách xây dựng kịch bản như một câu chuyện với các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra hàng ngày, từ đó chương trình mời bác sỹ để đưa ra những tư vấn và cách xử trí kịp thời như khi bị nước vào tai, bị cao huyết áp, bị ngộ độc rượu bia...Ví dụ chương trình “ Viêm xoang cấp sau cúm”(phát sóng ngày 11/11/2008): xây dựng tiểu phẩm, Mời BS.TS Phạm Thắng- khoa Tai-Mũi-Họng TW. Chương trình phản ánh các nội dung: Nguyên nhân của bệnh: do cảm cúm sau 7 ngày do virus. Cách chữa trị: nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn, dùng thuốc giảm đau. Cách phòng chống: giữ gìssn vệ sinh cá nhân tốt, rửa bằng dung dịch muối 0,9%, không hút thuốc lá.

Chuyên mục “Sơ cứu ban đầu” cũng đưa ra những chỉ dẫn sơ cứu ban đầu trong những trường hợp bị tai nạn hay bị bệnh đột ngột. Những lời khuyên này rất bổ ích cho mọi người và thực sự là điều mong đợi quan tâm của công chúng.

2.2.2.2. Thông tin chỉ dẫn phòng chữa một số bệnh hiện nay con người cho là nguy hiểm, khó chữa.

(ví dụ như bệnh ung thư, tim, HIV/AIDS, tiểu đường...)

Sức khỏe là nhu cầu trước hết của bản thân con người, không có sức khỏe thì không phát triển được trí tuệ, không thể lao động có hiệu quả cho xã hội và bản thân mỗi người. Vì vậy ai cũng muốn mình luôn khỏe mạnh và không mắc bệnh tật. Thông tin về những căn bệnh khó chữa luôn được nhiều người quan tâm. Báo Sức khỏe và Đời sống và kênh O2 Tivi đưa những thông tin chỉ dẫn trên cơ sở khoa học và góp phần làm cho mọi người hiểu rõ hơn và biết cách phòng chữa, đồng thời đưa những thông tin lạc quan cho người bệnh.

Bài “Tuân thủ điều trị: yêu cầu số một với người nhiễm HIV” (Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, báo Sức khỏe và Đời sống, số 40 ngày 10/3/2009, tr11) cho biết: Nhiễm HIV là một bệnh diễn biến kéo dài, chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn nên đòi hỏi phải theo dõi điều trị và chăm sóc cả đời... Việc tuân thủ điều trị sẽ đem lại lợi ích: sử dụng các thuốc dự phòng đúng theo chỉ dẫn sẽ phòng ngừa được một số bệnh, khuyến khích lối sống lành mạnh thông qua những thay đổi hành vi, có các hành động phòng lây nhiễm, chế độ ăn hợp lý, vận động thân thể, có niềm vui và lòng tin.. khi được điều trị bằng thuốc kháng virut, nếu dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn sẽ làm giảm nồng độ virut, ngăn ngừa kháng thuốc và làm chậm tiến triển của bệnh...

Để phòng bệnh ung thư vòm mũi họng trên trang 12 báo Sức khỏe và Đời sống số 189 ngày 26/11/2009 trong bài “Ung thư vòm mũi họng” chỉ dẫn:

cần điều trị sớm những viêm nhiễm đường mũi họng, không hút thuốc lá, khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, xì mũi ra máu, ù tai, hạch to, cần khám tai mũi họng, soi vòm để phát hiện sớm.

Bài “ Những điều cần lưu ý ở người mắc bệnh tim” (Bác sĩ Nguyễn Văn Kiểm-chuyên mục “Bác sĩ gia đình” số 144 ngày 8/9/2009) khuyên: những người mắc bệnh tim không nên ngồi lâu không hoạt động, Người bị bệnh tim không nên ngủ quá nhiều, ban ngày ngủ khó dậy cần đề phòng bệnh tim, không nên hút thuốc, không nên chủ quan khi trời mưa lạnh, không dùng quần áo bằng sợi hóa học, tránh căng thẳng trong công việc, chớ nên coi nhẹ suy tim cấp tính. Đây là những lời khuyên bổ ích và được diễn đạt dễ hiểu cho những người bị mắc bệnh tim lưu ý phòng tránh.

“Người tiểu đường ăn gì khi ốm yếu?” (số 116, ngày 21/7/2009, tr 7) đưa ra chỉ dẫn cụ thể một số thực đơn để người bị tiểu đường tham khảo để phục vụ cho chế độ ăn uống.

Chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mỗi con người. Vì thế, nhu cầu thông tin về sức khỏe là một nhu cầu tất yếu. Hầu hết mọi người đều muốn biết những thông tin mới nhất, chính xác, sinh động và đa chiều về sức khỏe và phòng chữa bệnh. Cũng thông tin chuyên sâu về sức khỏe giống như báo Sức khỏe và Đời sống, nhưng O2 Tivi là kênh truyền hình đầu tiên tại Việt Nam thông tin về lĩnh vực này. Được Bộ Y tế bảo trợ thông tin, vì vậy O2 Tivi luôn được cập nhật thông tin chính thống và nhanh nhất từ các chuyên gia về y tế

Tuy nhiên do lợi thế là một kênh truyền hình, có thể sản xuất chương trình theo những giờ cố định, không bị hạn chế bởi khổ báo nên O2 Ti vi có điều kiện chuyên sâu hơn, đặc biệt là thông tin chỉ dẫn về những căn bệnh nguy hiểm. Ở O2TV tính chuyên biệt cao hơn.

Đến thời điểm cuối năm 2009, O2TV có khoảng hơn 30 chương trình hằng tuần. Các chương trình được phát vào giờ vàng lúc 21h như: Giờ dành

cho đôi mắt, Giờ dành cho người bệnh đái tháo đường, Giữ cho lá phổi khoẻ mạnh, Giờ chiến thắng ung thư, … nhắm tới những đối tượng chuyên biệt và có nhu cầu nắm bắt thông tin sức khoẻ theo những mối quan tâm riêng.

Chương trình “Giờ dành cho người đái tháo đường”. Từ khi phát sóng đến cuối năm 2009 có 46 chương trình được phát sóng. Chương trình đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ, nhiều mặt về căn bệnh đái tháo đường ví dụ như: Tổng quan về bệnh Đái tháo đường, Dinh dưỡng hợp lý giúp ngăn ngừa đái tháo đương, hiện tượng rối loạn chuyển hoá đường ở người cao tuổi, biến chứng bàn chân, biến chứng võng mạc, biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng rối loạn tiêu hoá, rối loạn tâm thần… ở người bệnh đái tháo đường, điều trị đái tháo đường bằng thuốc, hướng dẫn đo đường huyết tại nhà…

Đái tháo đường là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, thoái hóa võng mạc, nhiễm trùng bàn chân và thường tiêu tốn rất nhiều chi phí cho việc điều trị nhưng vì chủ quan nên đa số người dân không chú ý phòng ngừa, khi phát hiện bệnh thì có nhiều biến chứng. Hiện nay khoảng 64% người mắc ở VN không được chẩn đoán sớm bệnh và VN hiện nằm trong nhóm nước có tỉ lệ bệnh đái tháo đường gia tăng nhanh nhất thế giới (8% – 20%/năm).

Xuất phát từ việc nhận thức của người dân về căn bệnh này còn chưa đầy đủ nên Ban biên tập của chương trình được sự ủng hộ của Bộ Y tế và Tổng hội Y học VN đã thực hiện chương trình “Giờ dành cho người đái tháo đường”. Chương trình này là một phần trong chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng, chống bệnh Đái tháo đường trên phạm vi cả nước với thông điệp “sống đúng để sống khỏe dài lâu” nhằm thức tỉnh và nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này. Chương trình đặc biệt hướng đến những đối

tượng chưa mắc bệnh đái tháo đường từ 20 – 50 tuổi, những người có nguy cơ mắc bệnh, những người không biết về bệnh, những người bận rộn, ít vận động và 4,5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường tại VN.

Thứ nhất, chưa có một kệnh truyền hình nào có chương trình dài hơi, chuyên sâu cho những người bệnh đái tháo đường và những người quan tâm. Từ trước đến nay, khán giả chỉ được xem các chương trình liên quan đến căn bệnh này một cách rải rác, không đầy đủ thông tin. Trong khi đó chương trình

“Giờ dành cho người đái tháo đường” của 02TV là một chương trình dài hơi và chuyên sâu, phát sóng vào một khung giờ cố định để trở thành điểm hẹn với khán giả. Đây chính là điểm khác biệt.

Thứ hai, chương trình này như cuốn bách khoa thư về bệnh đái tháo đường: từ khái niệm bệnh, tổng quan về bệnh đến các biến chứng, cách phòng tránh và điều trị, chăm sóc…Mỗi một chương trình khán giả lại biết thêm các thông tin về bệnh này từ các chuyên gia , bác sĩ chuyên khoa có uy tín tham gia chương trình, được nghe những chia sẻ của những người bệnh biết cách lắng nghe cơ thể mình để sống chung với bệnh tật. Chương trình không muốn đem tới những thông tin chỉ để người bệnh có bệnh rồi mới đi chữa mà mục đích quan trọng hơn cả là để mọi người có kiến thức phòng bệnh, có một lối sống lành mạnh mà không mắc bệnh, có những kiến thức để phát hiện sớm ra bệnh và nếu có bệnh phải lạc quan để cùng với thầy thuốc điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Đã là một chương trình khoa học phổ biến kiến thức thì cách thể hiện khó tránh khỏi khô khan. Ban biên tập chương trình đã sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, không quá chuyên môn để diễn giải những ngôn ngữ khoa học, y học, bệnh học nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin. Những chuyên gia, bác sĩ – người đồng hành với chương trình, với khán giả là những người đem đến những kiến thức, những thông tin cho khán giả cũng đã truyền

đạt một cách đơn giản, dễ hiểu để mọi khán giả đều có thể hiểu được. Các hình ảnh quay và những hình ảnh minh họa đảm bảo yếu tố chân thực.

Chương trình “ Giữ cho lá phổi khoẻ mạnh:Với mong muốn ngày càng hướng tới mục tiêu của kênh là vì sức khoẻ và cuộc sống, O2TV đã xây dựng nhiều chuyên mục mới phong phú, thiết thực và bổ ích để mỗi khán giả truyền hình khi theo dõi chương trình không chỉ cảm thấy đó là những thông tin cần thiết mà còn rất hữu ích đối với sức khoẻ và cuộc sống của chính mình.

Hiện nay Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao nhất thế giới với 147.000 người mắc lao mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tỷ lệ tử vong do bệnh lao khoảng 23/100.000 dân. Tỷ lệ kháng thuốc chung lên tới 32,5%. Đáng nói là hơn 70% bệnh nhân lao ở nước ta đang ở độ tuổi lao động. Chương trình Chống lao quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ mắc lao phổi mới xuống còn 65/100.000 dân so với hơn 140/100.000 dân như hiện nay.

Bệnh lao phổi rất nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn cả là những biến chứng do nó gây ra. Biến chứng thường gặp của lao phổi là ho ra máu và tràn khí màng phổi. Lao phổi là một bệnh mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, ngày xưa chữa trị rất khó. Bệnh lao là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong cao nhất Việt Nam, cướp đi sinh mạng khoảng hơn 20.000 người mỗi năm. Những người có sức đề kháng suy giảm dễ bị mắc bệnh lao. Những bệnh nhân bị lao phổi nếu không được phát hiện sớm để điều trị thì sẽ là nguồn lây lan chủ yếu làm cho bệnh lao tồn tại ở nhiều quốc gia qua nhiều thế kỷ. Chuyên mục "Giữ cho lá phổi khoẻ mạnh" mong muốn đem đến cho khán giả truyền hình kênh O2TV những kiến thức tổng quát và cần thiết về căn bệnh này. Kết cấu của chuyên mục gồm 3 phần cơ bản:

Phần 1: Giới thiệu tổng quan về tình hình bệnh - Thông qua phóng sự tại hiện trường giải quyết câu hỏi: Vì sao chương trình lại làm về vấn đề này? Đây là phần mở để dẫn vào phần đối thoại trường quay.

Phần 2: Đối thoại trường quay - MC trao đổi với bác sỹ và bệnh nhân về những thông tin liên quan đến căn bệnh đã đề cập ở phần đầu chương trình . Cách chẩn đoán điều trị và nâng cao hiểu biết cho người dân về các bệnh liên quan đến Lao và bệnh Phổi. Với mục đích phổ biến kiến thức về những

Một phần của tài liệu Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)