6. Kết cấu luận văn
2.5.2 Cách thức thông tin sức khỏe trên kênh O2Tivi
2.5.2.1. Sản xuất chương trình theo dạng Truyền hình thực tế (Reality)
Hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 3 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương phát khoảng 3 đến 4 chương trình truyền hình thực tế. Truyền hình thực tế đã mạnh dần lên và đang "xâm thực" giờ phát sóng. Truyền hình thực tế bắt đầu phát sóng vào cuối những năm 90 với sự xuất hiện của Big Brother, chương trình quay một nhóm người được chọn từ cuộc thi tuyển chọn và được đưa vào một tình huống đặc biệt. Dù là họ được quay “cận cảnh”, tách khỏi thế giới bên ngoài hay được quay trong chính ngôi nhà của họ, cạnh tranh với nhau (như trong chương trình Big Brother - Anh Cả, Fame Academy - Học viện Danh vọng, Pospstar - Những ngôi sao nhạc pop, Pop Idol), trải nghiệm một thử thách (như trong chương trình Survivor - Người sống sốt, Shipwrecked - Đắm tàu, I’m A Celebrity - Tôi là người nổi tiếng, Get Me Out Of Here! – Hãy mang tôi ra khỏi nơi này!), tìm kiếm tình yêu (The Bachelor - Người độc thân, Love Island - Đảo tình yêu), hay học cách đối phó với các rắc rối (Supernanny – Siêu giữ trẻ, What Not To Wear - Đồ gì
không nên mặc, How Clean is Your House? – Nhà bạn sạch đến độ nào?), nội dung của truyền hình thực tế là cách con người đối xử với nhau và ứng phó với các thử thách …càng sống động, càng căng thẳng, thì càng hấp dẫn.
O2 Tivi đã phát huy được hiệu quả của phương thức làm truyền hình này. Sự tham gia của các chuyên gia, bác sĩ, sự góp mặt của chính những người bệnh đã làm phong phú cho chương trình.
Chương trình “ Hồ sơ bệnh án” : là một trong những chuyên mục phát sóng vào ngày đầu tiên khi kênh O2TV lên sóng ( 8/8/2008). Sau một năm chuyên mục đã thực hiện được 24 chương trình với 24 câu chuyện gắn với những số phận con người khác nhau, đặc biệt đây là những câu chuyện khá điển hình, khá đặc biệt về quá trình đi chữa bệnh của mỗi bệnh nhân.
Các chương trình thực hiện theo dạng truyền hình thực tế (Reality), đó là tâm sự của bệnh nhân trong hành trình đi chữa bệnh với những diễn biến tâm lý khá phức tạp, là câu chuyện của thầy thuốc trong quá trình phát huy tài năng và trí tuệ của mình trước những ca bệnh khó, làm sao tìm ra được phác đồ điều trị hợp lý mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh . Theo lời kể của BTV Huyền Sâm, người phụ trách chính chương trình "Hồ Sơ bệnh án": Nhân vật đầu tiên của chương trình là Nguyễn Thị Hồng, cô gái 18 tuổi người dân tộc Tày – quê ở Hà Giang bị liệt từ khi 3 tuổi, em phải di chuyển bằng 2 tay nên tay của Hồng to và gân guốc một cách khác thường. Hồng tâm sự, ngay từ khi biết suy nghĩ em luôn có một khát khao chảy bỏng là được bước đi trên chính đôi chân của mình, được làm chủ cuộc sống của mình và không muốn trở thành gánh nặng của gia đình. Bước vào học lớp 1, Hồng đi đến trường bằng đôi bàn tay vượt qua biết bao con suối và những ngọn núi cao, cuối cùng Hồng cũng biết đọc biết viết. Nhìn những người bạn chạy nhảy nô đùa em lại ước mơ mình có thể được đi trên đôi chân của mình. Thế rồi Hồng
tình cờ có cơ hội tiếp cận với đoàn hoạt động từ thiện của tổ chức POF Mỹ. Câu chuyện của Hồng đã làm mọi người trong đoàn xúc động, sau đó Hồng may mắn gặp TS Ngô Văn Toàn – Trưởng khoa CTCH – BVViệt Đức. Sau rất nhiều đêm trăn trở TS Toàn cố gắng tìm ra hướng đi tốt nhất để phẫu thuật cho Hồng bởi chân của Hồng do bị liệt từ nhỏ nên cơ và xương không phát triển. Chân của em như một đứa trẻ lên 3 tuổi.
Sau 4 lần phẫu thuật trải qua rất nhiều khó khăn, đau đớn trong luyện tập phục hội chức năng , với nghị lực phi thường của bản thân và khát khao được bước đi trên đôi chân của mình, cùng sự giúp đỡ tận tình không kể ngày đêm của đội ngũ các thày thuốc khoa CTCH – BVViệt Đức, Trung tâm CHCN Bắc Thái, tổ chức từ thiện POF Mỹ, cuối cùng Hồng đã thực hiện được ước mơ của mình.
Một nhân vật thứ 2 cũng rất ấn tượng của chương trình, đó là câu chuyên về nghệ sỹ Quốc Tuấn trên hành trình 7 năm đi chữa bệnh cho con. Chúng ta vẫn chỉ nói nhiều đến tình mẫu tử nhưng ở chương trình này, khán giả sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng cao cả và rất xúc động của tình phụ tử mà anh Quốc Tuấn dành cho con mình.
Tất cả những đứa trẻ sinh ra đều có quyền được sống, được yêu thương và chăm sóc, nhưng ngay từ khi chào đời bé Bôm đã không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, em bị mắc hội chứng APERT – tức không hoàn thiện một số bộ phận trên cơ thể . Hành trình suốt 7 năm Bôm cùng ba mẹ chiến đấu với căn bệnh của mình để vượt qua số phận, 7 năm với 8 lần phẫu thuật, để rồi có được cuộc sống như ngày hôm nay, được cắp sách đến trường như bao bạn bè khác, được thày cô mở rộng vòng tay đón em đến lớp hòa nhập với bạn bè… tất cả là một câu chuyện dài ở đó tình yêu thương của con người, nỗi cực
nhọc, đau đớn... những giây phút tuyệt vọng rồi lại hy vọng … tất cả như một dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời của đạo diễn , diễn viên Quốc Tuấn.
Qua chương trình này khán giả cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của người cha với con mình , nghị lực của anh khi đối mặt với sự thật với bệnh tật của con và anh đã vượt qua được số phận của mình, của con mình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời.
Và còn nhiều những câu chuyện, những mảnh đời éo le, những số phận hẩm hưu, những con người khổ đau cần được cứu chữa... góp phần nào giúp họ có được sự giúp đỡ, có được tia hy vọng... để họ vươn lên trong cuộc sống.
Một số chương trình khác cũng sử dụng hình thức này như: Hành trình tìm ánh sáng,Sống cùng HIV.
Đặc biệt ở những chương trình trên O2 Tivi có sự tương tác với khán giả khá cao. Ở những chương trình tư vấn khán giả có thể được tư vấn, chỉ dẫn trực tiếp hoặc qua số điện thoại nóng của chương trình.
2.5.2.2 Sử dụng hình thức phỏng vấn, tọa đàm
Đây là hình thức mà O2 Tivi phát huy được hiệu quả cao. Do là kênh thông tin về lĩnh vực chuyên ngành Y nên việc mời các bác sĩ, chuyên gia ngành y là điều bắt buộc và rất quan trọng. Hình thức thông tin chủ yếu là lời nói của các chuyên gia trả lời phỏng vấn của phóng viên, thắc mắc của khán giả là những cuộc hội thoại nguyên chất nhất, người ta không phải đọc tường thuật mà là xem, không phải hình dung mà là được chứng kiến cuộc hội thoại đó. Thông tin trong các cuộc hội thoại trên truyền hình mang rõ nét của tầng thông tin thứ hai. Trong báo viết, tầng thông tin này ngắn gọn, không thể nào
mô tả hết không khí của cuộc hội thoại đó mà chỉ đưa lại một vài nét đơn giản. Còn trong truyền hình, ngoài những thông tin hình ảnh, lời nói. Thông tin của cuộc hội thoại còn bao gồm bối cảnh, thái độ biểu cảm, động tác...dễ truyền đạt một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn. Tiến trình của những cuộc hội thoại truyền hình này do đó là chân thật, không bị cắt xén, sự sai lệch thông tin được cắt giảm đến mức tối thiểu. Các hình thức này trong truyền hình có khả năng tạo lập mối quan hệ mật thiết với người xem cao hơn ở báo viết. Ít nhất truyền hình cũng tạo ra được một tập thể khán giả ở mức độ nhỏ nơi tiến hành hội thoại. Phỏng vấn truyền hình ở độ dồn nén cao về không gian, thời gian. Phỏng vấn truyền hình thường là nguyên bản cuộc nói chuyên thật, phỏng vấn trong báo viết hoặc phát thanh có thể bị dàn trải về mặt không gian thời gian khác nhau. Còn ở truyền hình cô đọng gần như thật. Điều này gây phức tạp cho phóng viên, cần phải đảm bảo chính xác cao độ, bố cục cuộc phỏng vấn phải thực hiện ngay trước mắt khán giả. Những nhược điểm trong giao tiếp của phóng viên cũng bộc lộ rõ ràng nhất. Người trả lời phỏng vấn cũng ở trạng thái tâm lý khó khăn hơn, bị gò ép về thời gian, sự có mặt của các phương tiện kỹ thuật...tâm trạng căng thẳng khi biết mình đang ở trong khuôn hình. Việc chọn lựa người trả lời phải xét cả yếu tố ngoại hình.
Tất cả các chương trình của O2 Tivi đều có tiếng nói của các chuyên gia, bác sĩ. Vì đây là những lời nói đem lại hiệu quả cao nhất và được người xem mong đợi nhất. Bạn có thể phát những phóng sự hấp dẫn, được làm công phu, phóng viên diễn giải một cách hấp dẫn nhưng cũng không bằng những hướng dẫn cụ thể của một bác sĩ chuyên ngành được. Đây là đặc điểm thú vị của kênh truyền thông chuyên biệt về sức khỏe. Vì vậy O2 Tivi luôn tận dụng tối đa sự có mặt của những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành.
2.5.2.3 Sử dụng thủ pháp lặp lại trên truyền hình
Phóng viên báo in dùng câu chữ để vẽ nên một bức tranh về hiện trường xảy ra sự kiện. Phóng viên phát thanh-truyền hình thì nói với khán thính giả. Họ sử dụng băng âm thanh hoặc hình ảnh về những sự kiện tin để khán thính giả có thể nghe hoặc nhìn trực tiếp sự kiện, và phóng viên báo nói, báo hình giỏi thì không bao giờ miêu tả đoạn băng ghi âm, bức ảnh hay đoạn video đó. Họ chỉ giúp khán giả hiểu rõ chúng. Độc giả báo in có thể dành nhiều thời gian để đọc tờ báo - họ có thể đọc lại tới lần thứ hai, thứ ba. Nhưng khán thính giả của đài phát thanh hay truyền hình thì không làm được như vậy. Họ chỉ có một lần để nghe câu chuyện (trừ phi theo dõi chương trình phát lại hoặc theo dõi qua Internet). Hầu hết các bản tin của đài đều ngắn. Phóng viên phát thanh-truyền hình ít có thời gian để kể câu chuyện của mình. Khắc phục nhược điểm của truyền hình là: thông tin thoảng qua, khó lưu giữ lại được, người nghe khó khăn trong việc tiếp nhận những thông tin đáng chú ý.
O2 Tivi đã sử dụng có hiệu quả cách thức lặp lại trên truyền hình. Khi đưa ra thông tin chỉ dẫn không những có lời nói của bác sĩ, bảng chữ trên màn hình kết hợp giọng đọc của biên tập viên. Thủ pháp lặp lại được sử dụng ở nhiều chương trình nhất là những thông tin mang tính chỉ dẫn. Ví dụ chương trình Bác sĩ O2 sử dụng nhiều thủ pháp này. Dẫn chứng: chương trình Bác sĩ O2 phát sóng ngày 24/7/2009 với nội dung : Khoảng cách sinh con phù hợp. Với thông điệp chỉ dẫn: Khoảng cách sinh con phù hợp cho các cặp vợ chồng là: khoảng cách giữa con thứ nhất và con thứ hai là từ 3 đến 5 năm. Ngoài sự lựa chọn về khoảng cách về thời gian các cặp vợ chồng khi có quyết định sinh con thứ 2 cần lưu ý các điều kiện sau: điều kiện về kinh tế, điều kiện về sức khỏe bà mẹ. Khi đáp ứng được các điều kiện về kinh tế và sức khỏe các cặp
vợ chồng cần lưu ý: chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất cho bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai, cần đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ tháng tại các trạm y tế gần nhất. Để truyền tải nội dung chỉ dẫn trên chương trình không những sử dụng lời nói của chuyên gia, bác sĩ mà còn kết hợp bảng chữ và giọng đọc của biên tập viên. Vì thế nội dung sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
2.5.2.4 Ngôn ngữ kí hiệu
Sau hơn một năm lên sóng, với mục đích muốn truyền tải được ngày càng nhiều hơn những thông tin hữu ích về sức khỏe và cuộc sống đến mọi đối tượng khán giả, kể từ cuối tháng 8 năm 2009, chương trình Nhật Ký O2 đã có thêm phần người dẫn ngôn ngữ ký hiệu. Đây là một tạp chí tin tức hàng ngày phát sóng trên O2TV với những thông tin cập nhật và hữu ích về các vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.
Đọc bằng mắt và nghe bằng tai, đó là một cách tiếp nhận thông tin thông thường của mỗi con người, nhưng với những người khiếm thính, khi khả năng nghe không còn, họ chỉ có thể tiếp nhận thông tin bằng đôi mắt. Hiện nay, đa phần người khiếm thính mới chỉ xem được các bộ phim của các kênh truyền hình nước ngoài có chạy phụ đề phát trên hệ thống truyền hình cáp.
Lâu nay, bản tin Thời Sự phát lại lúc 22h trên VTV2 đã có phần chữ chạy dành cho những khán giả khiếm thính, nhưng đôi lúc do chữ chạy hơi nhanh khiến họ khó nắm bắt được toàn bộ thông tin. Do đó, sự có mặt của người dẫn chương trình bằng ngôn ngữ ký hiệu là điều mong mỏi thiết thực
Các chương trình truyền hình có người dẫn ngôn ngữ ký hiệu đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, kênh truyền hình TV5 của Pháp, truyền hình Nga và Hàn Quốc cũng có cách làm tương tự.
Sau một năm lên sóng, với mong muốn truyền tải được ngày càng nhiều hơn những thông tin hữu ích về sức khỏe và cuộc sống đến mọi đối tượng khán giả, kể từ cuối tháng 8 năm 2009, chương trình Nhật Ký O2 đã có thêm phần người dẫn ngôn ngữ ký hiệu. Đây là một tạp chí tin tức hàng ngày phát sóng trên O2TV với những thông tin cập nhật và hữu ích về các vấn đề sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Sự xuất hiện của người dẫn ngôn ngữ ký hiệu trên O2TV bước đầu đã nhận được những phản hồi tích cực và cả những lời góp ý, nhận xét quý báu từ Chi hội người điếc Hà Nội. Các thành viên của chi hội luôn theo dõi và hứng khởi với một nguồn thông tin mới mẻ mà giờ đây họ có cơ hội cập nhật hàng ngày. Qua đó, họ còn phát triển được tư duy tốt hơn. Theo một con số thống kê, Việt Nam hiện có 13 triệu người khuyết tật, 13% là người khiếm thính.
Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một kênh thông tin phù hợp nhất tùy theo điều kiện hoàn cảnh. Với những người khiếm thính thì sự lựa chọn ấy cho đến nay ít nhiều vẫn có phần hạn chế, với sự hiện diện của người dẫn ngôn ngữ ký hiệu, O2TV là một sự lựa chọn mới và đáng tin cậy của những khán giả khiếm thính trên cả nước.
*Tiểu kết
Thông tin sức khỏe trên báo Sức khỏe và Đời sống và kênh O2 Tivi rất phong phú, đa dạng và đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chữa bệnh. Hai kênh truyền thông này ngày càng góp phần đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, phản ánh kịp thời các chủ trương chính sách về sức khỏe, đưa ra những thông tin chỉ dẫn đa dạng về vấn đề làm thế nào để người dân có một sức khỏe toàn diện, cung cấp một khối lượng kiến thức đồ sộ về y học cho công chúng.
Tuy nhiên, khi đưa thông tin về sức khỏe báo Sức khỏe và Đời sống và kênh
O2 Tivi vẫn còn một số hạn chế sau:
Về nội dung: Cả hai kênh đều chưa đề cập đến đối tượng “bệnh nghề nghiệp” như công nhân lao động ở mọi ngành nghề, thợ thủ công, nông dân, tiểu thương, ngư dân, giáo viên, trí thức…Mỗi đối tượng này lại gắn với những đặc thù của ngành nghề riêng, vì vậy sẽ xuất hiện bệnh nghề nghiệp