Chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Maritime Bank (Trang 83)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI MARITIME BANK

3.2.2.Chú trọng đào tạo nâng cao nghiệp vụ thẩm định cho cán bộ tín dụng.

Trong công tác thẩm định một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định là trình độ cán bộ, trình độ và năng lực cán bộ thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án đầu tư. Để nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ thẩm định cần phải có sự nỗ lực của hai bên: Ngân hàng TMCP Hàng hải và bản thân cán bộ thẩm định. Đội ngũ cán bộ thẩm định muốn thực hiện tốt công tác thẩm định phải thoả mãn những yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

− Về trình độ: Cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên, phải có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, và các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan như về kinh tế thị trường, pháp luật, thuế...

− Về khả năng: Cán bộ thẩm định phải tính toán, phân tích được chỉ tiêu tài chính, áp dụng được phương pháp thẩm định nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, phải có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt và nhạy bén.

− Về kinh nghiệm: Cán bộ thẩm định phải trực tiếp tham gia thẩm định dự án, bên cạnh kinh nghiệm về thẩm định còn phải có kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan tới dự án.

− Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ thẩm định phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, có bản lĩnh, tính cách trung thực và có trách nhiệm, tâm huyết với ngành.

Để có đội ngũ cán bộ giỏi, thoả mãn các yêu cầu đặt ra thì Ngân hàng TMCP Hàng hải và các cán bộ thẩm định cần phải tập trung vào các công tác sau:

− Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng thẩm định, các hội nghị tổng kết đánh giá để đúc kết kinh nghiệm.

− Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các cán bộ thẩm định phải không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, thị trường, ngoại ngữ, tin học...để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định .

− Ngân hàng TMCP Hàng hải nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm vào vị trí này.

− Có chính sách ưu đãi khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với những cán bộ thẩm định hoàn thành tốt công việc được giao. Thông qua đó nâng cao ý thức tự vươn lên của mỗi cán bộ thẩm định.

− Đề cao tính sáng tạo, coi trọng những sáng kiến, đề xuất có giá trị của cán bộ thẩm định. Đưa những sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tế và có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần.

− Tuy nhiên, Ngân hàng TMCP Hàng hải cũng phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc như phạt hành chính, quy trách nhiệm vật chất cho những cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy trình, chế độ thẩm định nhằm loại bỏ rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

− Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút những cán bộ giỏi về làm cho Ngân hàng TMCP Hàng hải hoặc làm cộng tác viên, cố vấn trong công tác thẩm định dự án đầu tư.

Trên thực tế, nhiều công ty đang rất phát triển bởi phần nhiều là do đội ngũ nhân viên được đào tạo, có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Tại Ngân hàng, nếu xây dựng được đội ngũ nhân viên giỏi, sẽ thu hút được nhiều dự án, nâng cao vị thế của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Maritime Bank (Trang 83)