6 Tỷ lệ chia cổ tức, cổ phần % 12.5 2.87 19.7
2.2.4.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
− Thứ nhất về cán bộ thẩm định: Vì công tác thẩm định dự án đầu tư là
công tác rất phức tạp nên đòi hỏi cán bộ thẩm định cũng cần phải có tầm hiểu biết sâu rộng về chuyên môn. Vì thế mà cán bộ thẩm định quá trẻ thì vẫn chưa có được kinh nghiệm, kiến thức sâu về vấn đề cần được phân tích thì đó là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thẩm định là chưa thực sự tốt và đôi khi vẫn còn có mắc sai lầm khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó thì vấn đề ý thức của cán bộ cũng là một vấn đề cần được nói đến. Một cán bộ không có ý thức trách nhiệm với công việc thì đây cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại cho ngân hàng đặc biệt trong việc tuân thủ quy trình thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định không ý thức được việc thực hiện đúng quy trình này thì kết quả thẩm định sẽ không đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư hay không của Ngân hàng. Cuối cùng là công tác tổ chức quản lý thẩm định vẫn còn chưa thực sự chặt chẽ và mang tính hình thức.
− Thứ hai về thông tin thẩm định: Thông tin còn hạn chế cả về số lượng
cũng như chất lượng. Việc tìm kiếm thông tin còn mang tính bị động khi mà hầu hết thông tin là từ phía khách hàng của ngân hàng cung cấp. Còn việc đầu tư vào các thông tin có chất lượng cao như thông tin từ CIC thì lại chưa được quan tâm. Ngoài ra, việc lưu trữ thông tin còn chưa đảm bảo tính hệ thống, thông tin thu thập còn mang tính chất bị động có nghĩa là chỉ khi cần mới đi tìm kiếm thông tin. Tiếp nữa về công nghệ kỹ thuật: tuy đã có sự đầu tư nhưng hiện nay hệ thống máy tính, mạng vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của nó. Bên cạnh thì thỉnh thoảng vẫn còn tồn tại tình trạng hỏng hóc mát tính do không được thường xuyên tu bổ.
− Thứ ba về quy trình thẩm định thì đôi khi còn quá cứng nhắc nên đòi hỏi
cần có sự linh hoạt và sáng tạo hơn nữa trong công tác thẩm định từ đó có thể lãng phí và tiết kiệm được thời gian thẩm định.
− Thứ tư về hệ thống trang thiết bị: Cũng như bất cứ ngân hàng nào khác
đang cố gắng tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định song tại ngân hàng thì việc đầu tư vào yếu tố này còn chưa thực sự lớn. Phần mềm sử dụng vẫn chủ yếu là Excel. Máy tính đã được trang bị đầy đủ cho cán bộ song chất lượng mạng lưới máy tính bị treo vẫn còn tồn tại. Hơn nữa thì cũng chưa tổ chức bảo dưỡng nâng cấp thường xuyên mà chỉ đợi khi nào có sự cố mới thực hiện sửa chữa vì thế có thể gây nên tình trạng trễ thời gian thẩm định.
− Thứ năm về việc tổ chức quá trình thẩm định có sự phân công trách nhiệm
mang lại ưu điểm là phân tách được các công đoạn trong các quy trình thẩm định, tránh rủi ro đạo đức xảy ra song lại có những nhược điểm như sau: thứ nhất là sự nảy sinh các ý kiến ngược chiều nhau dẫn đến bất đồng quan điểm nên khó có thể đưa ra quyết định chính xác nhất. Thứ hai là có thể gây ra tình trạng quá tải công việc cho cán bộ khi mà phải thẩm định một dự án lớn. Cuối cùng là gây nên chủ quan trong giấy tờ.
b. Nguyên nhân khách quan.
Chất lượng thẩm định dự án không chỉ phụ thuộc vào bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác (như: môi trường luật pháp, kinh tế, xã hội và phụ thuộc vào chính chủ đầu tư
− Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
• Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Một số cơ chế chính sách, các Quyết định - Nghị định, các văn bản chế độ luật của ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện các mối quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng. Pháp lệnh về kế toán thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh. Các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Do đó sẽ rất khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xác định tình hình tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, việc có những thay đổi thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định dự án cho vay tín dụn. Do vậy để đảm bảo an toàn vốn vay, đã dẫn tới hạn chế là tỷ lệ dự án được vay trên tổng số dự án xin vay vốn có xu hướng giảm đi.
• Môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều
biến động gây khó khăn cho công tác dự báo. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua chứng kiến khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn, điều này cũng làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng, do vậy, công tác thẩm định được đặc biệt chú ý. Điều này cũng làm cho tỷ lệ dự án được vay trên tổng số dự án xin vay vốn có xu hướng giảm đi.
• Hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán
chưa thực sự phát triển mạnh dẫn đến khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. Các doanh nghiệp lại đang lên sàn chứng khoán. Bởi vậy loại dự án thuộc ngành công nghiệp, có tỷ lệ được vay thấp nhất trong tổng số các dự án xin vay.
• Sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra ngày càng gay gắt khiến cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản.
• Phân cấp quản lý dự án của nhà nước không rõ ràng khiến cho ngân hàng nhiều khi không xác định được chính xác thẩm quyền quyết định các dự án. Quản lý dự án đầu tư đôi khi còn chồng chéo giữa địa phương và các Bộ ngành liên quan.
• Môi trường xã hội: hệ thống các cơ quan tư vấn về thẩm định dự án, đặc biệt là phương diện kỹ thuật, thị trường chưa phát triển.
− Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư
• Trình độ lập dự án của các doanh nghiệp còn yếu, các dự án được lập còn thiếu chính xác và thiếu căn cứ khoa học. Khi trình hồ sơ tài liệu lên ngân hàng, các chủ đầu tư không cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết cho qua trình thẩm định làm ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định.
• Trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn thấp dẫn đến hiệu quả của các dự án không cao.
− Bên cạnh đó còn phải kể đến một số những nguyên nhân khác như: thị trường máy móc thiết bị cung cấp cho các doanh nghiệp hiện nay rất phong phú và đa dạng. Có nhiều loại máy móc hiện đại nên các cán bộ thẩm định rất khó đánh giá được khả năng sử dụng vận hành công nghệ, đội ngũ công nhân vận hành của doanh nghiệp.
Tóm lại: Toàn bộ chương 2 đã cho chúng ta thấy được rõ nét nhất thực trạng hoạt động kinh doanh trung và dài hạn cũng như công tác thẩm định dự án đầu
tư tại Maritime Bank. Từ đó là cơ sở cho việc nghiên cứu tìm hiểu những biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh đang có và khắc phục những tồn tại còn
CHƯƠNG III