Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Maritime Bank (Trang 86)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI MARITIME BANK

3.2.5.Một số giải pháp khác

− Cán bộ thẩm định luôn là người theo sát, kiểm tra tiến độ triển khai dự án vay vốn bao gồm những nội dung sau:

• Tiến độ giải ngân vốn cho dự án

• Chủ đầu tư đã sử dụng vốn đúng mục đích hay không • Dự án có hoàn thành theo đúng tiến độ đã đặt ra hay không

− Đối với những dự án có qui mô lớn, kỹ thuật phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro thực hiện đồng tài trợ hoặc đồng bảo lãnh cho vay vốn với các sở giao dịch và chi nhánh khác từ đó mà có thể phân tán, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo các khách hàng có

thể thỏa mãn vì ngân hàng đã tạo dịch vụ thuận lợi cho khách hàng.

− Thực hiện phân loại khách hàng và xác định khách hàng mục tiêu: Đối với từng nhóm khách hàng cần có những chính sách khác biệt như:

• Đối với nhóm khách hàng mục tiêu: Cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời gian vay vốn nhằm thiết lập, phát triển mối quan hệ lâu dài. Luôn luôn nhớ rằng khách hàng này giữ vai trò quyết định đến hoạt động của ngân hàng

• Ngoài nhóm khách hàng mục tiêu cần mở rộng đối tượng khách hàng, hướng tới sự phát triển của một ngân hàng hiện đại.

− Thông qua những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong quá trình làm việc, cán bộ thẩm định có thể kết hợp với phòng dịch vụ khách hàng tư vấn cho chủ đầu tư về nội dung cần thiết phải có của một dự án đầu tư, từ đó có thể tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong một số nội dung để từ đó chủ đầu tư bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án một cách đầy đủ và chính xác. Đồng thời cũng như bước đệm giúp chủ đầu tư nghiên cứu thêm về dự án đầu tư có thực sự đem lại hiệu quả không, có nên thực hiện dự án hay không từ đó có thể tránh lãng phí thời gian, công sức của cả ngân hàng và doanh nghiệp. Sự hợp tác lành mạnh giữa Ngân hàng – Khách hàng chính là tiền để quan trọng cho sự phát triển.

− Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định tài sản bảo đảm. Việc đánh giá chính xác giá trị tài sản bảo đảm là rất khó khăn bởi tài sản bảo đảm hình thành trước, trong và sau thời gian vay vốn. Việc định giá tài sản bảo đảm hình thành sau đầu tư thường thiên về tâm lý chủ quan của người thẩm định khi nghiên cứu, dự báo xu hướng biến động của cung cầu trong tương lai. Việc dự báo này đôi khi chưa chính xác, chưa sát với tình hình thực tế có thể xảy ra. Như vậy Ngân hàng cần phối hợp với cơ quan chức năng khác như: Sở địa chính, Sở Tài nguyên – Môi trường, Ban vật giá Trung Ương hay Cục đăng ký tài sản bảo đảm để việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá giá trị tài sản

được chính xác và hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Maritime Bank (Trang 86)