NGUỒN THU ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam (Trang 52)

ngân sáchPhần

NGUỒN THU ĐỊA PHƯƠNG

Yêu cầu §4.2(d): Thu/chi trực tiếp.

Luật NSNN quy định cụ thể về việc phân cấp thu và chi giữa trung ương và địa phương. Tuy nhiên, chính sách của Việt Nam chưa quy định công khai từng khoản thu và chi giữa hai cấp với mức độ chi tiết. Các số liệu chủ yếu được cung cấp ở mức độ tổng hợp.

• Nguồn thu của NSTW 100%: Thuế giá trị gia tăng; hàng hoá nhập khẩu; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành; Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí; Viện trợ không hoàn lại • Các khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP: Thuế

GTGT, không kể thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu; Thuế TNDN, không kể thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành; Thuế TNCN; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước.

• Các khoản thu NSĐP 100%: Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí; Thuế môn bài; Tiền sử dụng đất; Tiền cho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

YÊU CẦU CÔNG KHAI THEO EITI 2013 QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM

Yêu cầu §4.2(e): Chuyển khoản.

Ở Việt Nam, theo Luật Ngân sách nhà nước 2002, Quốc hội có thẩm quyền quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, Hội đồng nhân dân có thẩm quyền quyết định mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới. Bổ sung ngân sách từ cấp trên cho ngân sách cấp dưới gồm hai loại là: bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu khi tổng các nguồn thu được hưởng không đủ trang trải các nhiệm vụ chi được giao. Bổ sung cân đối là một khoản bổ sung được thiết kế nhằm tăng năng lực tài chính của các tỉnh nghèo. Đây là những khoản bổ sung vô điều kiện, được xác định dựa theo một số tiêu chí. Bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung để thực hiện các mục tiêu quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn. Quy mô bổ sung là thước đo quan trọng phản ánh khả năng chi phối của ngân sách trung ương đối với các địa phương.

Số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ở một số tỉnh ở mức rất cao, ví dụ Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Cạn, Lai Châu hay Điện Biên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)