ngân sáchPhần
THU CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP
Yêu cầu §3.2: Khung pháp lý và chế độ tài chính.
Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách thu cho lĩnh vực khai thác tài nguyên tương đối hoàn thiện, bao quát tất cả các công đoạn từ thăm dò, khai thác, chế biến, tiêu thụ đến xuất khẩu. Khung pháp lý và chế độ tài chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nội địa nhìn chung đều được công khai và có thể tiếp cận tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khai thác dầu khí, chế độ tài chính được xác định đối với từng hợp đồng khai thác cụ thể. Nhìn chung, việc công khai minh bạch các hợp đồng và các điều khoản tài chính trong khai thác dầu khí vẫn còn rất hạn chế. Khung chính sách tài chính chủ yếu cho lĩnh vực khai thác tài nguyên gồm có:
• Luật NSNN 2002
• Luật Quản lý Thuế năm 2006 và sửa đổi 2012 • Luật Thuế tài nguyên
• Luật Thuế bảo vệ môi trường • Pháp lệnh Phí và Lệ phí năm 2001 • Thông tư số 129/2011/TT-BTC • Nghị định số 74/2011/NĐ-CP • Thông tư số 158/2011/TT-BTC • Nghị định số 203/2013/NĐ-CP • Thông tư số 152/2011/TT-BTC • Nghị định số 67/2011/NĐ-CP • Luật Thống kê năm 2003 • Thông tư 16/2012/TT-BTNMT
Yêu cầu §3.4(a-c): Đóng góp cho nền kinh tế.
Hiện nay, hệ thống niêm giám thống kê của quốc gia mới cung cấp liệu về tổng thu ngân sách từ dầu thô và đóng góp GDP từ khai khoáng. Mức độ phân tách và chi tiết của các số liệu còn rất hạn chế.
Yêu cầu §4.1(a-b): Thuế và các nguồn thu chính.
Theo hệ thống tài chính hiện hành của Việt Nam, nguồn thu ngân sách nhà nước không được thống kê theo từng ngành. Bởi vậy, số liệu về các loại thuế và nguồn thu chính từ khai thác khoáng sản rất khó có thể bóc tách và tổng hợp. Các số liệu về đóng góp từ khai thác tài nguyên khoáng sản ở cả cấp trung ương và địa phương chủ yếu được cung cấp ở mức độ tương đối và tổng hợp.
Yêu cầu §4.1(c): Nguồn thu hiện vật.
Hiện nay, Việt Nam chưa xây dựng chính sách cụ thể về các khoản đóng góp hiện vật đối với doanh nghiệp khai khoáng. Các đóng góp hiện vật chủ yếu được thỏa thuận giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các đóng góp hiện vật chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện của doanh nghiệp. Các thông tin về nguồn thu hiện vật và giá trị tương ứng ít khi được đưa vào hệ thống số liệu thống kê các cấp.
YÊU CẦU CÔNG KHAI THEO EITI 2013 QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM
Yêu cầu §4.1(d): Bố trí cơ sở hạ tầng và trao đổi hàng hóa.
NSTW đang gặp phải một số khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành và cả nước, các công trình quan trọng có ý nghĩa dẫn dắt, tạo sức đột phá, lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế.
Yêu cầu §4.1(f): Nguồn thu vận tải.
Hiện nay, Việt Nam không có chính sách cụ thể về việc thu các khoản phí vận tải ở cấp trung ương. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển quặng gây tác động nặng nề đối với hệ thống cơ sở hạ tầng ở cấp địa phương. Do đó, một số tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai hay Bình Định đã xây dựng quy định chính sách yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thêm phí vận tải nhằm tạo nguồn thu phục vụ việc sửa chữa hệ thống đường giao thông. Nguồn thu này hoàn toàn do địa phương quản lý và sử dụng. Một số tỉnh như Bình Định phân cấp hoàn toàn cho việc thu và sử dụng khoản thu này cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, các số liệu về nguồn thu vận tải vẫn chủ yếu do cơ quan nhà nước quản lý, chưa có quy định về việc phải công khai rộng rãi khoản thu này.
Yêu cầu §5.2(e): Phân tách dữ liệu. Mức độ phân tách chi tiết dữ liệu về thu, chi NSNN còn hạn chế. Dữ liệu mới chỉ tập trung vào các thông tin, chỉ số tổng hợp về thu chi ngân sách.