DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam (Trang 50)

ngân sáchPhần

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc công khai và tiếp cận các thông tin này còn hạn chế.

Các thông tin về hoạt động sản xuất, sản lượng khai thác của công ty chỉ được báo cáo về các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ/Sở Công thương, Bộ/Sở Tài nguyên & Môi trường, Bộ/Sở Tài chính, Tổng cục/Cục thuế. Hiện nay chưa có quy định pháp luật nào cho việc công khai các thông tin trên các trang điện tử của các cơ quan quản lý hay doanh nghiệp. Các thông tin đó chỉ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức từ các cơ quan/tổ chức có tư cách pháp nhân và bằng văn bản. Người dân khó có thể tiếp cận được các thông tin này để thực hiện quyền giám sát của mình.

Yêu cầu §3.5(a): Công khai thông tin về sản lượng sản xuất trong năm, bao gồm tổng lượng sản xuất và giá trị.

Yêu cầu §3.4(e): Đóng góp của ngành khai khoáng vào nền kinh tế.

Yêu cầu §3.5(b): Công khai thông tin về tổng lượng xuất khẩu và giá trị.

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Yêu cầu §3.6(c): Mức độ sở hữu lợi ích của DNNN.

Hiện nay, hoạt động của DNNN chủ yếu được quản lý theo Nghị định 61/2013/NĐ-CP và Thông tư 171/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Nhìn chung, so với EITI 2013, pháp luật hiện hành của Việt Nam quy định về trách nhiệm công khai minh bạch trong ngành khai thác khoáng sản đối với DNNN còn sơ khai, thiếu thống nhất, đồng bộ, thiếu cụ thể và rõ ràng về cả đối tượng, nội dung, trách nhiệm và quy trình thích hợp. Các quy định hiện hành của Việt Nam đối với hai loại hình doanh nghiệp dầu khí và khoáng sản cũng khác nhau. Trong đó, mức độ công khai của doanh nghiệp dầu khí hạn chế hơn. Tuy nhiên, các đạo luật liên quan tới tổ chức, hoạt động và đầu tư vốn vào DNNN đang được Chính phủ tích cực soạn thảo, dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2015. Một trong những nội dung được đề cập, quy định trong các dự thảo Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là minh bạch hóa các hoạt động của các DNNN. Đặc biệt, 2 dự thảo đạo luật này còn quy định về nghĩa vụ của các DNNN trong việc công khai, minh bạch đối với hầu hết các hoạt động, ngay cả các giao dịch cụ thể. Về cơ bản, các quy định trong dự thảo về minh bạch, công khai là phù hợp với bộ tiêu chí EITI 2013. Do đó, nếu được thông qua, hai đạo luật này sẽ là cơ sở tốt cho việc các DNNN thực hiện Bộ tiêu chuẩn của EITI.

Yêu cầu §3.6(a) và §4.2(c): Thanh toán và chuyển khoản của DNNN.

YÊU CẦU CÔNG KHAI THEO EITI 2013 QUY ĐỊNH CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)