Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của SHB 1 Hoàn thiện chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)

- Môi trường kinh tế: Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn để lạ

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn –

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của SHB 1 Hoàn thiện chính sách tín dụng

3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Quyết định vay vốn của khách hàng luôn chịu tác động từ sự biến động của thị trường, vì vậy để phù hợp với tình hình thị trường và thu hút các khách hàng vay vốn Nh trong từng giai đoạn nhất định thì NH phải đưa ra những chính sách, cơ chế cụ thể để thu hút khách hàng. Những chính sách, cơ chế cho vay đó có tác động rất lớn đến khả năng cho vay của ngân hàng, do đó một cơ chế chính sách cho vay phù hợp và đúng đắn sẽ nâng cao khả năng và chất lượng cho vay trong hoạt động của NH.

Cơ cấu nợ

Hiện nay dư nợ cho vay của SHB chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn mà dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ cho vay. Vì thế trong thời gian tới, NH cần tập trung phát triển tín dụng trung dài hạn. Các doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn trung dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kỹ thuật…và trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thì nhu cầu vốn trung dài hạn để đầu tư ngày càng gia tăng, ngoài ra hiện nay cá nhân cũng có nhu cầu vốn lâu dài để mua nhà mua ô tô. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi có thể giúp cho SHB mở rộng được doanh số cho vay, vì thế NH cần tận dụng khai thác để phát triển hoạt động cho vay trung dài hạn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Lãi suất cho vay

Đối với NH thì lãi suất cho vay phải dựa trên khung lãi suất mà NN quy định, đồng thời phải phù hợp với lãi suất huy động của NH để đảm bảo rủi ro và tăng uy tín, lợi nhuận của NH. Còn đối với các khách hàng thì lãi suất vay của NH quyết định đến số chi phí mà họ phải bỏ ra vì vậy nên khi đi vay thì khách hàng sẽ cần tính toán hợp lí, chính xác để sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn bởi nếu lãi suất quá cao trong khi khách hàng làm ăn không hiệu quả, lợi nhuận giảm thì khả năng trả nợ cho NH không được đảm bảo và họ sẽ hạn chế hoặc không vay vốn NH nữa. Hiện nay tại SHB, tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm ban hành, hướng dẫn và điều hành lãi suất cho vay của toàn hệ thống trong từng thời kỳ, đảm bảo khả năng cạnh tranh của NH, hiệu quả việc sử dụng vốn, phù hợp với quy định của NHNN và định hướng cho vay của hội đồng quản trị. Tuy nhiên khung lãi suất của SHB vẫn chưa thực sự đa dạng , NH cần đưa ra các mức lãi suất đa dạng hơn như: Đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với NH, có tài chính mạnh, hiệu quả kinh doanh tốt, khả năng trả nợ vốn vay cao thì NH có thể hạ mức lãi suất cho vay để khuyến khích các khách hàng này vay vốn tại NH, còn đối với các khách hàng mới có quan hệ với NH chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản thế chấp nhưng qua công tác thẩm định đánh giá thấy phương án kinh doanh tốt, năng lực quản lý cao, hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ thì NH có thể cho vay nhưng với mức lãi suất cao hơn.

Kỳ hạn cho vay

Trong hoạt động cho vay của mình thì kỳ hạn cho vay của NH thường không trùng khớp với kỳ hạn vay của khách hàng, chẳng hạn như trong khi khách hàng muốn có một khoản vay với kỳ hạn dài nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của NH nên không vay được hoặc nếu vay được thì lại phải chịu mức lãi suất cao…Do đó việc xác định kỳ hạn vay là điều rất quan trọng. Hiện tại ở NH ngoài các mức kỳ hạn vay mà chi nhánh đưa ra thì khi tiến hành cho vay đối với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp, NH cần xem xét đến mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng để đưa ra kỳ hạn vay hợp lí và hiệu quả hơn. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn trung và dài hạn để mua máy móc, đổi mới trang thiết bị công nghệ…thì việc xác định kì hạn vay sao cho phải phù hợp với hiệu quả và tuổi

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

thọ của máy móc, còn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn để mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền hàng thì khi xác định kỳ hạn vay NH có thể dựa trên các hợp đồng mua bán hàng hoá, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…

Phương thức cho vay, sản phẩm cho vay

Mở rộng phương thức, sản phẩm cho vay là một vấn đề mang tính chiến lược dài hạn và để thực hiện mở rộng thành công NH cần chú ý nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ đang được các NH trong và ngoài nước triển khai, song có những nghiên cứu cụ thể về nhu cầu của khách hàng để có những sửa đổi, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Trên cơ sở đó, xây dựng chiến lược mở rộng sản phẩm với bước đi cụ thể, có định hướng nhằm tránh đầu tư lãng phí, không hiệu quả.

Cơ chế bảo đảm tiền vay

Hoạt động kinh doanh của NH luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên một trong những yêu cầu NH đặt ra cho khách hàng khi vay vốn NH là phải có tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng mới có quan hệ tín dụng với NH thì Nh phải tiến hành thẩm định chặt chẽ, đánh giá đúng đắn, chính xác hiệu quả kinh doanh để đưa ra mức tài sản thế chấp hợp lý trên số vốn vay. Đối với các khách hàng truyền thống có uy tín, năng lực trả nợ cao thì khi cho vay có thể không cần tài sản thế chấp. Mặt khác hiệu quả của dự án đầu tư cũng phải được NH thực sự coi trọng, quan tâm bởi với các doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả thì nguồn trả nợ cho NH sẽ được lấy từ đó. Như vậy khi đưa ra quyết định cho vay đối với khách hàng thì NH phải linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp cũng như đánh giá được chính xác hiệu quả đầu tư của dự án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w