Về đối ngoại

Một phần của tài liệu Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 72)

Cũng giống như giai đoạn 1998 – 2002 trong giai đoạn 2003 – 2010 Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez tiếp tục thực hiện đường lối độc lập, tự chủ, chống đế quốc, đoàn kết và liên kết khu vực. Tổng thống Hugo Chavez đã nhiều lần công khai chỉ trích Mỹ, lên án chủ nghĩa bá quyền, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Afganistan, Iraq, phê phán trật tự kinh tế bất bình đẳng hiện nay, tố cáo chủ nghĩa tự do mới, chống quá trình toàn cầu hoá do Mỹ áp đặt, đặc biệt là lên án mạnh mẽ âm mưu thôn tính, sáp nhập Mỹ Latinh vào Mỹ thông qua Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA). Năm 2006 ngay tại diễn đàn Liên Hợp Quốc ở New York, Tổng thống Hugo Chavez đã công khai gọi Tổng thống G. Bush là “quỷ sứ sặc mùi hôi thối”, là “ngài Tổng thống bạo chúa”; tố cáo “nền dân chủ được áp đặt bằng bom đạn, bằng xâm lược, bằng đại bác, bằng lưỡi lê của lính thuỷ đánh bộ” [22, tr. 97, 98]; tố cáo Mỹ “đã từng lập kế hoạch, tài trợ và thúc đẩy đảo chính tại Venezuela và hiện đang tiếp tục ủng hộ phong trào đảo chính ở nước này, tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa khủng bố” [22, tr. 98]. Có thể nói, hiện nay Tổng thống Hugo Chavez là một trong những người công khai chỉ trích Mỹ, tố cáo Mỹ, tố cáo chủ nghĩa đế quốc mạnh nhất. Ông cũng là người đi đầu trong việc kêu gọi và tập hợp nhân dân các nước đoàn kêt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cường quyền mà Mỹ áp đặt ở Mỹ Latinh và thế giới. Ông là người đưa ra nhiều sáng kiến, giải pháp trong việc xây dựng khối đoàn kết Mỹ Latinh, những mô hình xã hội và hợp tác mới để thay thế cho chủ nghĩa tự do mới ở khu vực này và một trong những ý tưởng đã và đang trở thành hiện thực là khối liên kết “Giải pháp Bolivar cho Châu Mỹ” được thành lập năm 2004.

đẩy quan hệ, liên kết khu vực (giữa MERCOSUR và CAN) tiến tới liên kết toàn bộ Mỹ Latinh. Tháng 7/2006, Venezuela chính thức gia nhập Khối thị trường chung Nam Mỹ MERCOSUR. Tháng 6/2005 Venezuela khởi xướng và thiết lập Liên minh năng lượng với các nước Caribe và Nam Mỹ, bảo đảm cung cấp dầu cho những nước này với giá cả và điều kiện thanh toán ưu đãi. Chính phủ đã thúc đẩy dự án xây dựng đường ống dẫn dầu nối liền Venezuela, Brasil, Argentina vơí chiều dài hơn 8000 km và trị giá 20tỷ USD nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thế giới, tạo tác động tích cực cho qua trình liên kết Mỹ Latinh. Ngay sau khi Tổng thống Evo Morales ở Bolivia lên cầm quyền Venezuela đã ký 8 văn kiện thoả thuận hợp tác về năng lượng, giáo dục, y tế, thể thao, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cam kết giúp Bolivia xoá nạn mù chữ và chia xẻ kinh nghiệm quản lý trong lĩnh lực dầu khí.

Trong quan hệ với các nước Mỹ Latinh, Venezuela tiếp tục coi trọng quan hệ đặc biệt với Cuba; công khai ủng hộ và thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược với Cuba. Tổng thống Hugo Chavez là người rất ngưỡng mộ Chủ tịch Fidel Castro, coi Fidel là đồng chí và anh em thân thiết nhất của mình. Venezuela và Cuba là hai thành viên sang lập của ALBA; tháng 5/2005, hai nước ký kết 49 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trao đổi thương mại giữa Venezuela và Cuba tăng mạnh; năm 2005 đạt 2,5 tỷ USD, năm 2006 đạt 3,5 tỷ USD [22]. Cuba cử một số lượng lớn chuyên gia sang giúp Venezuela trên lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao, xây dựng… Có thể nói Cuba đã đóng góp một phần không nhỏ trong những thành công mà Venezuela đạt được trong lĩnh vực xã hội.

Venezuela cũng chủ trương mở rộng quan hệ với các nước Châu Âu và Châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ. Kể từ khi lên cầm quyền đến nay Tổng thống Hugo Chavez đã 5 lần thăm Trung Quốc nhằm mở rộng hợp tác kinh tế song phương, nhất là trong lĩnh vực năng lượng [36]. Venezuela

ủng hộ cuộc đấu tranh chống khủng bố, ủng hộ việc dân chủ hoá các tổ chức quốc tế, việc mở rộng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [22, tr. 97].

Venezuela là một thành viên chủ chốt của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ngay sau khi lên cầm quyền, tổng thống Hugo Chavez nhận thấy giá của loại nhiên liệu chiến lược này quá thấp so với giá trị thực của nó và cần sử dụng dầu mỏ như một vũ khí chiến lược của mình. Tháng 8 năm 2000 Tổng thống Hugo Chavez đã tiến hành chuyến công du chớp nhoáng tới 10 nước thành viên của OPEC để mời các nguyên thủ 10 quốc gia này tham dự cuộc họp thượng đỉnh tại Caracas nhằm củng cố liên minh của khối và điều chỉnh sản lượng khai thác nhằm nâng giá dầu. Tổng thống Chavez đánh giá OPEC là một vũ khí của các nước đang phát triển, “một loại công cụ chiến lược” không nên “để tuột khỏi tay” và đề xuất khi giá dầu xuống thì nhất thiết phải cắt giảm sản lượng khai thác dầu. Mỹ và Cộng đồng Châu Âu coi đây là ý đồ chính trị hoá vấn đề dầu lửa nhằm biến OPEC thành một Cartel dầu lửa thực sự mang tính tập đoàn.

Trước tư tưởng chống Mỹ, chống chủ nghĩa đế quốc của chính quyền Hugo Chavez, Mỹ luôn coi Hugo Chavez là cái gai cần phải nhổ, là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Một mặt, Mỹ tìm mọi cách để củng cố phe đối lập, gây mất ổn định chính trị, xã hội làm Venezuela rối loạn từ bên trong. Mặt khác Mỹ chủ trương kích động lôi kéo các nước láng giềng gây chuyện với Chính phủ Venezuela, bằng chứng là kích động và tiếp sức Colombia gây căng thẳng vùng biên giới năm 2008, thậm chí đứng trước nguy cơ xảy ra chiến tranh vào năm 2009 và 2010. Tuy coi Chính quyền Hugo Chavez là một kẻ thù nhưng Mỹ lại rất cần duy trì quan hệ với Venezuela. Đây có thể là trường hợp đặc biệt và ngoại lệ của Mỹ, vì khi có chính phủ nào đi ngược lại lợi ích của họ là lập tức bị trừng phạt về kinh tế, chính trị thậm chí là quân sự. Nhưng với Venezuela thì hoàn toàn khác, lợi ích của Mỹ ở Venezuela là quá lớn, nhiều công ty Mỹ làm ăn ở đây nhất là trong ngành dầu khí; các nhà máy lọc dầu

của Venezuela trên đất Mỹ tiếp tục hàng ngày cung cấp một lượng xăng và sản phẩm hoá dầu đáng kể cho thị trường này. Đây là một trong những đặc điểm hết sức đặc biệt trong quan hệ quốc tế hiện nay và cũng là điểm chúng ta cần chú ý để giải vì sao với tư cách là một siêu cường lớn nhất thế giới nhưng Mỹ chưa thể tiến hành các biện pháp cứng rắn như họ đã làm với các nước khác [22, tr.102].

Khả năng Mỹ tiến hành chiến tranh chống Venezuela là khó xảy ra, nhưng Hugo Chavez đã đẩy mạnh công tác an ninh quốc phòng theo một học thuyết quân sự mới là chiến tranh toàn dân. Tăng cường tiềm lực quân sự để răn đe các lực lượng đối lập và các lực lượng than Mỹ, sẵn sàng đối phó với các cuộc xung đột biên giới với Colombia. Đồng thời Tổng thống Hugo Chavez đẩy mạnh quan hệ với Nga, nhằm tăng đối trọng với Mỹ. Năm 2004 trong chuyến thăm Nga Tổng thống Hugo Chavez đã ký hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 5 tỷ USD gồm: 50 máy bay tiêm kích MIG-29SMT Fulcrum, 40 trực thăng chiến đấu Mi-35, 200 xe bọc thép, 100.000 súng AK-47 [22, tr.102]. Ngoài ra, vào năm 2009 và 2010 Nga và Venezuela còn tập trận chung, khi đó Nga đã điều tàu sân bay hiện đại nhất của mình đến biển Caribe, hoạt động này được thông báo sẽ là hoạt động thường niên của quân đội hai nước.

Tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực là một trong những hoạt động nổi bật của Chính phủ cánh tả Venezuela. Đây chính là nhân tố giúp các nước này khắc phục tình trạng bất ổn định kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào các nước tư bản Bắc Mỹ và Tây Âu và góp phần quan trọng đảm bảo độc lập dân tộc cho mỗi quốc gia cũng như cho toàn khu vực. Hợp tác, liên kết với khu vực được Tổng thống Hugo Chavez thúc đẩy trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và tư tưởng trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc và chủ quyền của các quốc gia.

ALBA ra đời với hai thành viên là Venezuela và Cuba. Cho tới nay ALBA đã có 6 thành viên tham gia là: Bolivia (gia nhập 29/4/2006), Nicaragua (11/1/2007), Dominica(10/1/2008), Honduras (8/2008), có 3 nước vùng biển Caribe là Antigua và Barbuda, Dominica, San Vicente và Las Granadinas đã ký biên bản ghi nhớ tham gia.

Mục tiêu ban đầu khi ALBA được thành lập là chống lại sáng kiến thành lập Khối mậu dịch tự do thương mại Châu Mỹ (FTAA). Trong thời điểm hội nhập kinh tế quốc tế của Mỹ Latinh và Caribe hiện nay, mô hình ALBA đã vượt khỏi phạm vi trao đổi thương mại, mặc dù trao đổi thương mại là một phần của mô hình này. ALBA tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại có lợi cho tất cả các bên và đồng thời xây dựng một kiểu liên kết và hợp tác mới đối lập với mô hình tự do mới.

Sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động ALBA đã tạo ra những thành tựu hết sức khả quan: Hơn 300.000 bác sỹ và chuyên gia y tế Cuba đã và đang làm việc khắp Mỹ Latinh, Caribe. Hàng chục triệu bệnh nhân đã được khám

chữa bệnh, hơn 2 triệu người được xoá mù chữ trong chương trình “Vâng, tôi

có thể”. Với sự giúp đỡ của Venezuela tình trạng thiếu năng lượng của Cuba

và Nicaragua đã được giải quyết trên tinh thần hữu nghị giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều hiệp định thương mại giữa Venezuela với Cuba, Argentina, Brasil, Bolivia, Nicaragua, Uruguay đã được ký kết. Thành lập Ngân hàng Phương nam và Ngân hàng ALBA….

“Giải pháp Bolivar cho Châu Mỹ” là một thử nghiệm bước đầu, còn nhiều khó khăn thách thức ở phía trước. Nhưng những thành công bước đầu là rất đáng khích lệ, ALBA góp sức làm thất bại một phần ý đồ thành lập Khu vực Tự do thương mại Châu Mỹ của Mỹ, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do mới. Hơn tất cả, ALBA đã xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các chính quyền cánh tả và thân tả ở Mỹ Latinh.

giành được rất nhiều thành tựu quan trọng: kinh tế phát triển mạnh, tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng nhìn chung ổn định, nhiều vấn đề xã hội như y tế giáo dục, việc làm, nhà ở… từng bước được giải quyết, đời sống nhân dân lao động được cải thiện nhiều. Phong trào cánh tả Venezuela đang có những thuận lợi to lớn, nhân dân tin tưởng ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez; giá dầu mỏ đang tăng cao; phe đối lập bị phân tán chia rẽ; Mỹ chưa thể tiến hành can thiệp quân sự trực tiếp chống Venezuela. Phong trào cánh tả khu vực Mỹ Latinh ngày càng được củng cố tạo thành chỗ dựa cho Venezuela trong công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng tồn tại rất nhiều khó khăn cần giải quyết như: Nền kinh tế chưa thật sự ổn định, còn phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, các ngành khác phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu. Các vấn đề xã hội được giải chưa triệt để, nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela còn phải giải quyết một số vấn đề về tư tưởng, đường lối cũng như sự đoàn kết trong Đảng. Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì phong trào cánh tả Venezuela sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TRÀO CÁNH TẢ VENEZUELA, QUAN HỆ VIỆT NAM – VENEZUELA HIỆN NAY 3.1 Triển vọng của phong trào cánh tả Venezuela trong thời gian tới

3.1.1 Những vấn đề đặt ra của phong trào cánh tả Venezuela 3.1.1.1 Thuận lợi

Thứ nhất: Sự thất bại của “chủ nghĩa tự do mới” là một nhân tố trực tiếp đem lại những ủng hộ to lớn của người dân đối với chính quyền của Tổng thống Hugo Chavez.

Thành công lớn nhất cho đến nay của phong trào cánh tả ở Venezuela là những thay đổi lớn lao trong cuộc sống của người dân, nhân dân cảm thấy họ “được làm người”, có quyền công dân và có thể cùng nhau hợp sức để cải thiện cuộc sống của mình. Chính vì vậy, họ sẵn sàng xuống đường đấu tranh để bảo vệ các thành quả cải cách và tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách. Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết người dân ở Venezuela bỏ phiếu cho Hugo Chavez cũng chính là bỏ phiếu cho quyền lợi của mình. Họ ủng hộ cho những người đảm bảo cho mình những quyền lợi cơ bản nhất, như được chăm sóc y tế, giáo dục, được hưởng những chương trình ưu đãi mang tính cộng đồng cao mà hàng thập kỷ trước, trong nền kinh tế thị trường theo mô hình tự do kiểu Mỹ không thể có được. Những thắng lợi liên tiếp qua các lần tranh cử thể hiện niềm tin ngày càng tăng của cử tri vào đường lối của Tổng thống Hugo Chavez đã lựa chọn.

Thứ hai: Phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh giành được nhiều thắng lợi quan trọng, động viên cổ vũ phong trào cánh tả Venezuela.

Phong trào cánh tả ở một số nước Mỹ Latinh như Nicaragua, Bolivia, Ecuador…đều tuyên bố sẽ đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, như vậy ngoài Cuba thì hiện nay phong trào cánh tả Venezuala không còn

đơn độc trên con đường cách mạng của mình. Hugo Chavez, Rafael Correa, Daniel Ortega, Evo Morales đã trở thành những chiến sĩ cách mạng cùng một chiến tuyến để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Sự đoàn kết này thúc đẩy cách mạng mỗi nước, đồng thời giúp đỡ lẫn nhau qua các hoạt động hợp tác của khối liên kết MERCOSUR và ALBA.

Thứ ba: Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI đã tạo thuận lợi cho chính phủ Tổng thống Hugo Chavez tăng cường sức mạnh, thực lực để thực hiện các mục tiêu của mình.

Dầu lửa đã thực sự là một thế mạnh của Venezuela, nó vừa là miếng mồi ngon khiến cho tất cả các cường quốc trên thế giới phải nhòm ngó, vừa là lợi thế của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trong quan hệ kinh tế và cả chính trị quốc tế. Thực tế đã chứng tỏ điều đó, là nước có trữ lượng dầu mỏ thứ sáu thế giới và sản lượng khai thác lớn thứ năm thế giới, Venezuela trở thành tâm điểm của Mỹ Latinh và là nơi mọi thế lực tư bản đều muốn thiết lập và duy trì được ảnh hưởng của mình. Trong khi đó Mỹ vốn coi Mỹ Latinh là sân sau, là khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình – những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai chính sách sách đối ngoại: Trong khi tiếp tục sa lầy ở Trung Đông, nguy cơ bị suy giảm vai trò ở châu Âu, nguy cơ về sự trỗi dậy của Trung Quốc đang tăng lên… khiến cho sức ép và sự can thiệp của Mỹ vào khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng có phần suy giảm và khó khăn. Thêm vào đó, “con bài dân chủ” mà Mỹ sử dụng để can thiệp vào đời sống chính trị ở khu vực này không còn tác dụng. Thông qua bầu cử hợp hiến. nhân dân nhiều nước Mỹ Latinh trong đó có Venezuela đã lựa chọn các đảng cánh tả làm người lãnh đạo và dẫn dắt họ. Các chính phủ cực hữu, thân Mỹ đã bị lật đổ và bị thay thế bởi các chính phủ cánh tả chống Mỹ. Đây là điều nằm ngoài ý muốn của Mỹ và khiến cho Mỹ không

Một phần của tài liệu Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)