Thứ nhất: Cuộc đấu tranh làm thất bại ý đồ lật đổ chính quyền thông qua trưng cầu dân ý của phe đối lập
Do không thể làm đảo chính Tổng thống Hugo Chavez bằng quân sự, phe đối lập chuyển sang thực hiện mục tiêu lật đổ Tổng thống bằng trưng cầu
dân ý. Chính vì vậy, mục tiêu được ưu tiên của chính quyền lúc bấy giờ là củng cố khối đoàn kết toàn dân, giác ngộ ý thức cách mạng cho nhân dân, giáo dục để nhân dân hiểu được giá trị và tầm quan trọng của lá phiếu cử tri trong việc bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Hàng trăm nghìn đội tình nguyện đã được thành lập, các đội này đã có mặt ở tất cả mọi miền đất nước, trực tiếp trao đổi, đối thoại với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu được tầm quan trọng của những lá phiếu của họ, rằng lá phiếu của họ sẽ quyết định sự tồn vong của cách mạng. Bên cạnh công tác giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ và rộng khắp, các chính sách kinh tế xã hội của Chính phủ bước đầu cải thiện được phần nào đời sống của những người dân chưa từng đi bầu cử, nên họ rất hăng hái nhiệt tình ủng hộ.
Theo luật định, phe đối lập hoặc phía chính phủ nếu thu thập được 20% chữ ký của cử tri (khoảng 2,4 triệu chữ ký) thì có thể tổ chức trưng cầu dân ý phế truất Tổng thống hoặc bất cứ nghị sĩ Quốc hội nào. Chiến dịch thu thập chữ ký cho một cuộc trưng cầu dân ý đã được phe đối lập ráo riết tiến hành và đến tháng 12/2003 chúng đã thu thập đủ số lượng chữ ký cần thiết theo luật định cho cuộc trưng cầu dân ý phế truất Tổng thống và 35 nghị sĩ của Liên minh cầm quyền.
Ngày 15/8/2004 dưới sự giám sát của các đảng phái trong nước và quan sát viên quốc tế đến từ 15 quốc gia châu Âu, châu Mỹ, các tổ chức quốc tế, khoảng 14 triệu cử tri Venezuela đã đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc phế truất hay ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez tiếp tục cầm quyền. 58,2% cử tri đã ủng hộ Tổng thống Chavez và chỉ có 41,74% cử tri đòi phế truất Ông.
Thắng lợi của cuộc bỏ phiếu lần này có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với phong trào cánh tả Venezuela mà còn với cả phong trào cánh tả Mỹ Latinh, đặc biệt là Cuba. Chính quyền Venezuela tiếp tục tồn tại là một trong những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình lên cầm quyền của
nhiều nước Mỹ Latinh trong những năm tiếp theo và giúp Cuba có thể đứng vững trước cuộc tấn công điên cuồng của Mỹ chống quốc đảo này.
Sự ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez càng được khẳng định. Vào ngày 31/10/2004 các cử tri Venezuela đã đi bầu 22 thống đốc bang, nghị sĩ các bang và thị trưởng các thành phố. Kết quả là Phong trào nền Cộng hoà thứ năm và các đảng trong liên minh cầm quyền đã giành thắng lợi tại 20 bang, kể cả thủ đô Caracas; chiếm đa số tại quốc hội các bang và thị trưởng các thành phố. Phe đối lập chỉ giành thắng lợi tại 2 bang là Nueva Esparta và Zulia (so với 5 bang trong lần bầu cử trước). Cùng với thắng lợi trong cuộc trưng cầu dân ý, chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử địa phương lần này cho thấy vị thế của Tổng thống Chavez ngày càng được tăng cường. Chính quyền của Tổng thống Chavez ngày càng vững mạnh và được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân bất chấp sự chống phá quyết liệt của phe đối lập được Mỹ ủng hộ và giúp đỡ.
Thế và lực của chính quyền Tổng thống Hugo Chavez ngày càng được củng cố. Tại cuộc bầu cử Quốc hội tháng 12/2005, do biết trước là sẽ không thể đảo ngược tình thế nên 5 ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra, phe đối lập đã tuyên bố tẩy chay bầu cử với lý do điều kiện cho cuộc bầu cử không được đảm bảo, không minh bạch, Hội đồng Bầu cử Tối cao là người của chính quyền, các quan chức tham gia Hội đồng là những người đáng ngờ, phiếu bầu không rõ ràng, kết quả kiểm phiếu có thể bị can thiệp, điều chỉnh… Do các đảng đối lập không tham gia tranh cử nên Quốc hội mới được bầu lần này chỉ gồm đại diện của các đảng cánh tả tham gia liên minh cầm quyền, trong đó MVR giành tới 116 ghế trên tổng số 165 ghế; điều này đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho chính quyền trong việc tiến hành các cải cách thể chế cần thiết.
Sự yếu kém, chia rẽ của phe đối lập còn thể hiện qua việc họ đã không thống nhất được với nhau trong việc đưa ra một ứng cử viên tổng thống duy nhất cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 12/2006. Vì vậy tại cuộc bầu cử này Tổng
thống Chavez đã giành thắng lợi với 61,35% phiếu bầu và tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ 6 năm 2007 – 2013. Có thể nói chính quyền Tổng thống Hugo Chavez liên tiếp giành được những thắng lợi là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Chương trình cải cách về kinh tế xã hội của Chính phủ bước
đầu đã thu được hiệu quả, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân lao động, làm cho họ cảm thấy được quan tâm, giúp đỡ, được sở hữu ruộng đất, được vay vốn làm ăn, biết đọc biết viết, biết thế nào là chăm sóc y tế… Chính vì vậy 4 triệu người nghèo trước đây chưa từng đi bỏ phiếu giờ đã ý thức được sức mạnh của lá phiếu của mình và đã ủng hộ Tổng thống Hugo Chavez.
Thứ hai: Chính phủ đã nắm giữ hoàn toàn ngành dầu khí, trong khi đó
gia dầu lại cao lên tới khoảng 46 USD/thùng, vì vậy Chính phủ có điều kiện vật chất để thực hiện các chương trình cải cách xã hội của mình và đấu tranh với phe đối lập.
Thứ ba: Quân đội trung thành với Tổng thống và là một lực lượng hậu thuẫn không thể thiếu khi tình hình chưa ổn định nguy cơ đảo chính vẫn còn cao.
Thứ tư: Sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân tiến bộ Mỹ Latinh giành cho
Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez, đặc biệt là Cuba (Cuba đã gửi gần 26.000 cán bộ y tế, giáo dục, thể thao sang giúp Venezuela thực hiện các chương trình xã hội).
Thứ năm: Phe đối lập bị phân tán và chưa đủ mạnh nên bị mất uy tín
trước nhân dân.
Thứ sáu: Mặc dù công khai ủng hộ phe đối lập trong việc lật đổ Tổng
thống Hugo Chavez nhưng Mỹ vẫn chưa dám sử dụng các biện pháp quân sự và áp đặt trừng phạt kinh tế như đã từng làm với Cuba bởi Venezuela là một trong những nguồn cung cấp dầu quan trọng của Mỹ.
Trên đà chiến thắng chính quyền Tổng thống Hugo Chavez đã đi tiếp một bước quan trọng trong tiến trình cải cách với việc đưa ra đề xuất sửa đổi 33 điều của Hiến pháp 1999, hành động này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc
thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc cải cách và thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH thế kỷ XXI tại Venezuela. Theo luật định, đề xuất cải cách Hiến pháp phải được tham khảo ý kiến của nhân dân thông qua trưng cầu dân ý. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra trong bối cảnh một loại chính phủ cánh tả lên cầm quyền ở Mỹ Latinh và bày tỏ sự ủng hộ Hugo Chavez. Trong nước, kinh tế tăng trưởng cáo; số lượng người ủng hộ Tổng thống liên tục tăng trong suốt 8 năm cầm quyền, thể hiện qua kết quả của 11 cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý trước đó. Những cải cách xã hội của Chính phủ bước đầu đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, người nghèo, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
Tuy nhiên, phong trào cánh tả Venezuela vẫn đứng trước những khó khăn thử thách rất lớn; đặc biệt cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào lúc cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, thực phẩm trên thế giới ảnh hưởng mạnh tới đời sống nhân dân Venezuela. Mỹ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tiêu diệt cách mạng Venezuela và tìm mọi cách để đạt được mục tiêu này. Phe đối lập tiếp tục chống phá điên cuồng và tuy bị phân tán, chia rẽ nhưng dưới sự hỗ trợ của Mỹ và một số nước Châu Âu đã từng bước tập hợp lại. Mặt khác, một số chính sách kinh tế và chương trình xã hội của Chính phủ chưa đưa lại kết quả như mong đợi, nền kinh tế vẫn phụ thuộc vào dầu khí; các ngành kinh tế khác chủ yếu vẫn do giới chủ tư bản chi phối; đời sống nhân dân còn khó khăn.
Bên cạnh đó, trong 33 đề xuất sửa đổi ở Hiến pháp, có một số điểm gây
nhiều tranh cãi và bị phe đối lập phản đối mạnh, đó là: Chủ trương tăng
nhiệm kỳ Tổng thống từ 6 lên 7 năm và không giới hạn số lần và thời gian tái
tranh cử nhưng phe đối lập tố cáo Tổng thống muốn thiết lập chế độ độc tài
và vi phạm nền dân chủ. Đối với chính sách phát triển năm thành phần kinh
tế và hình thức sở hữu: Nhà nước, xã hội, tập thể, liên doanh và tư nhân; tài
sản tư nhân có thể bị trưng mua theo luật định vì lợi ích quốc gia, phe đối lập
tố cáo như vậy sẽ không khuyến khích kinh tế tư nhân.
gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất Cải cách Hiến pháp của Tổng thống Chavez, ít hơn nhiều so với số lượng cử tri tham gia vào các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý trước đó. Kết quả có 4,38 triệu người, chiếm khoảng 49% bỏ phiếu ủng hộ đề xuất cải cách Hiến pháp (so với 7,3 triệu người bỏ phiếu ủng hộ Ông trong cuộc bầu cử năm ngoái) và 4,5 triệu người, chiếm khoảng 51% bỏ phiếu phản đối (so với 4,3 triệu năm ngoái) [22]. Nhìn vào con số này ta thấy có khoảng 3 triệu cử tri năm ngoái bỏ phiếu ủng hộ Tổng thống nhưng năm nay không tham gia bỏ phiếu, trong khi phe đối lập vẫn duy trì được số lượng người ủng hộ họ năm ngoái tham gia bỏ phiếu. Vì vậy đề xuất Cải cách Hiến pháp của Tổng thống Hugo Chavez đã không được thông qua.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Venezuela được dư luận khu vực đặc biệt quan tâm bởi vì nó không chỉ quyết định tương lai phát triển của Venezuela mà còn tác động đến phong trào cánh tả khu vực Mỹ Latinh. Thất bại của Tổng thống Hugo Chavez là khá bất ngờ so với các kết qua thăm dò trước đó. Có thể nói các nguyên nhân dẫn tới thất bại lần đầu tiên này của Chính phủ Tổng thống Hugo Chavez là:
Một là, thời điểm của cuộc trưng cầu dân ý là chưa thuận lợi. Vào thời
điểm đó giá nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm, đặc biệt là lương thực thực phẩm trên thế giới lên cao; trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân cố tình ngừng nhập khẩu, găm hàng tại sự khan hiếm giả tạo làm giá cả trong nước trở nên đắt đỏ. Đây cũng là biện pháp mà phe đối lập đã từng làm đối với chính phủ Allende ở Chile và FSLN ở Nicaragua. Lạm phát khan hiếm hàng hoá, đầu cơ, tăng giá nhu yếu phẩm đã làm người dân phần nào mất lòng tin vào sự điều tiết kinh tế của chính phủ.
Hai là, các đề xuất cải cách tập trung vào những vấn đề nhạy cảm, hệ
trọng đối với một quốc gia, ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều người, trong khi thời gian vận động, tuyên truyền lại quá ngắn (3,5 tháng) nên nhân dân chưa
được chuẩn bị kỹ càng. Do chưa hiểu hết ý nghĩa trọng đại của cuộc bỏ phiếu lần này, cộng thêm phương tiện giao thông khó khăn và việc bố trí hòm phiếu chưa hợp lý nên một lượng lớn các cử tri ủng hộ Tổng thống năm ngoái đã không tham gia bỏ phiếu.
Ba là, những thắng lợi liên tiếp trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý
trước đó đã tạo tâm lý chủ quan coi thường phe đối lập.Vì chủ quan nên công tác tuyên truyền vận động cho nhân dân chưa tốt; các biện pháp thu hút cử tri chưa đồng bộ, còn nhiều hạn chế và phe đối lập tận dụng triệt để khe hở này.
Bốn là, phe đối lập vẫn còn mạnh tuy có bị chia rẽ, phân tán nhưng họ
vẫn nắm phần lớn các ngành kinh tế không dầu lửa và trong thực tế vẫn chi phối được phần nào đời sống kinh tế đất nước. Sau một thời gian dài bị phân tán, chia rẽ với sự giúp đỡ của Mỹ, các lực lượng đối lập đang có xu hướng tập hợp nhau lại. Họ cũng nắm gần như toàn bộ các phương tiện thông tin đại chúng và ở một đất nước mà trình độ văn hoá chưa cao như Venezuela thì người dân rất dễ bị chi phối bởi các phương tiện này.
Năm là, uy tín Tổng thống quá cao nên có tâm lý ngại nói ngược với ý
kiến của Tổng thống. Những ý kiến ngược nhiều khi bị cho là vấn đề quan điểm, vì vậy một vài lãnh đạo và đảng trong liên minh cầm quyền trở thành đối lập và kéo theo là những đảng viên của các đảng này cũng không còn ủng hộ Tổng thống.
Như vậy, với việc đề xuất cải cách Hiến pháp không được thông qua, theo Hiến pháp hiện nay, Tổng thống Hugo Chavez sẽ không được tiếp tục tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm 2012 tới. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi thời cơ chín muồi và điều kiện khách quan, chủ quan cho phép không loại trừ khả năng Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez sẽ lại tổ chức trưng cầu dân ý về cải cách Hiến pháp. Có thể nói, đây là thất bại đầu tiên của Chính phủ Tổng thống Hugo Chavez trong một cuộc bỏ phiếu và cũng là thắng lợi đầu tiên của phe đối lập. Điều này cho thấy Mỹ
và phe đối lập chưa bao giờ chịu ngồi yên để nhìn quyền lợi của họ bị đe doạ và chắc chắn họ sẽ còn tiếp tục tìm kiếm cơ hội để lật đổ chính quyền Tổng thống Hugo Chavez. Đồng thời cũng đặt ra vấn đề vai trò lãnh đạo phong trào cánh tả Venezuela sẽ ra sao khi ông Hugo Chavez không thể tranh cử vào nhiệm kỳ tiếp theo.
Thứ hai: Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI
“Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” là con đường mà lực lượng cánh tả Venezuela lựa chọn, đó chính là sự đổi mới tư duy và phương pháp hoạt động. Để tìm kiếm mô hình thay thế cho mô hình tự do mới hiện nay ở Mỹ Latinh, Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố Venezuela sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI tại nước này. Nhiều Chính phủ cánh tả Mỹ Latinh khác như Bolivia, Ecuador và Nicaragua cũng hưởng ứng tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của Tổng thống Hugo Chavez, bởi mô hình tự do mới đã không còn được cử tri các nước lựa chọn.
Sau 6 năm cầm quyền đầy sóng gió chống lại cuộc tiến công từ mọi phía, bằng mọi hình thức và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, vào năm 2005 Tổng thống Hugo Chavez đã đi tới kết luận: “chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đem lại công bằng xã hội và xoá được đói nghèo” [22, tr. 61]. Ngày 1/5/2006 trong diễn văn kỷ niệm ngày Quốc tế lao động Tổng thống Chavez khẳng định: “Chúng tôi sẽ xây dựng một xã hội, trong đó mọi người đều được quan tâm, không có người nghèo và mọi người được sống xứng đáng. Chúng tôi xây dựng một xã hội bình đẳng công bằng, hoà bình với chính mình và hoà bình với các dân tộc trên thế giới. Chúng tôi không sao chép mô hình các nước khác, thời đại khác. Chúng tôi cần năng lực và khả năng sang tạo để đưa ra mô hình riêng của mình, một mô hình phù hợp với thực tế, điều kiện lịch sử và truyền thống của mình”; “Chúa sẽ ban phước lành cho người nghèo… Thiên đường