Khái quát về Cộng hoà Bolivariana Venezuela

Một phần của tài liệu Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 31)

Tên chính thức: Cộng hoà Bolivariana Venezuela (República Bolivariana de Venezuela). Quốc khánh: 5/7/1811 (Ngày độc lập).

Thủ đô: Caracas (thành lập năm 1567), ngoài ra còn có các thành phố lớn khác như: Maracaibo, Velencia, Barquisimeto, Marayca.

Diện tích: 912.050 km2. Vị trí địa lý: phía Bắc giáp biển Caribe, phía Đông bắc giáp Đại Tây Dương, phía Đông giáp Guyana, phía Nam giáp Brasil và phía Tây giáp Colombia. Khí hậu từ nhiệt đới nóng ẩm tới ôn hoà, tuỳ thuộc vào độ cao. Dân số Venezuela năm 2008 là 28 triệu người. Tôn giáo chính là Công giáo với 96% dân số chỉ có 2% theo Tin lành. Cũng như đại đa số các nước Mỹ Latinh khác người dân Venezuela nói tiếng Tây Ban Nha [55].

Tiền Tệ: Đồng Bolivar Fuerte (2,150 Bs.F = 1USD vào 8/2008)

Tổng thống hiện tại: Hugo Chavez Frías, nhiệm kì III từ 1/2007 đến 1/2013. Chủ tịch quốc hội: Bà Cilia Adela Flores từ 8/2006.

Về lịch sử: Năm 1528 Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hoá Venezuela. Ngày 5/7/1811 Venezuela tuyên bố độc lập thành nước Cộng hoà. Năm 1821 thành lập nước Đại Colombia bao gồm Venezuela, Colombia, Ecuador và Panama. Năm 1830 Venezuela tách khỏi nước Đại Colombia. Từ năm 1830 – 1945 các chế độ độc tài quân sự thay nhau cầm quyền, nhiều cuộc nội chiến đã xảy ra. Năm 1945 chế độ độc tài bị lật đổ, Hiến pháp mới được thông qua, quy định chế độ bầu cử Tổng thống.

Về chính trị: Venezuela theo thể chế Cộng hoà. Tổng thống là nguyên

thủ quốc gia và là người đứng đầu Chính phủ, nhiệm kỳ 6 năm, có thể tranh cử hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Quốc hội nhất viện gồm 167 ghế, nhiệm kỳ 5 năm, trong đó có 3 ghế

dành cho người thổ dân, số còn lại được bầu thông qua tuyển cử. Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 4/12/2005 phe đối lập tẩy tray không tham gia nên Liên minh cầm quyền và phong trào thân Chính phủ giành toàn bộ 167 ghế.

Toà án tối cao gồm 32 Thẩm phán do Quốc hội bổ nhiệm với nhiệm

kỳ 12 năm.

Các đảng phái chính trị chủ yếu: Đảng XHCN Thống nhất Venezuela

(PSUV), Phong trào Tiến lên CNXH (MAS), Hành động Dân chủ (AD), thành lập 1936), Xã hội Thiên chúa giáo (COPEI, 1946), Tổ chức cho tất cả (PPT), Chúng ta có thể (PODEMOS), Đảng Cộng sản (PCV).

Về kinh tế: Venezuela giàu tài nguyên (dầu khí, than đá, quạng sắt, kim

cương, vàng, kẽm, bạc, bô-xít, thuỷ điện), có điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Rừng chiếm 39% lãnh thổ. Dầu lửa là ngành kinh tế quan trọng nhất, đứng thứ 5 thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 1/2 thu ngân sách Chính phủ và 1/3 GDP. Sau khi nhậm chức nhiệm kỳ 2 (09/1/2007), Tổng thống Hugo Chavez công bố chủ trương quốc hữu hoá một số ngành kinh tế chiến lược như dầu khí, điện, viễn thông và chấm dứt quyền tự quyết của Ngân hàng Trung ương.

Vượt qua giai đoạn kinh tế tăng trưởng âm trong các năm 2002 (-8,9%) và 2003 (-7,7%) do bất ổn chính trị - xã hội, từ năm 2004, kinh tế Venezuela tăng trưởng mạnh trở lại (năm 2004: 17,9%, năm 2005: 9,3%, năm 2006: 9,6%, năm 2007: 8,5%) [17, tr. 68] chủ yếu do sản xuất dầu lửa phục hồi và giá dầu thế giới tăng cao. Nhưng khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã khiến nền kinh tế Venezuela tăng trưởng chậm với 4,8% vào và âm vào năm 2009: -3%, 2010: -2,8%) [53]. Venezuela xuất khẩu dầu lửa, nhôm, thép, hoá chất, quặng sắt, thuốc lá, đồ nhựa, cá, sản phẩm giấy… chủ yếu sang Mỹ, Colombia, Mexico, Hà Lan, Ecuador, Nhật Bản, Brasil và nhập khẩu máy móc thiết bị vận tải, thực phẩm, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng…. chủ yếu từ Mỹ, Colombia, Brasil, Mexico, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc.

Về đối ngoại: Venezuela thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,

chống đế quốc, chủ trương giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp, kể cả tranh chấp biên giới lãnh thổ, chống cường quyền áp bức; đề cao tinh thần đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh – Caribe, đặc biệt tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược với Cuba. Venezuela cùng với Cuba khởi xướng và thúc đẩy khối liên kết “Giải pháp Bolivar cho Châu Mỹ” (ALBA). ALBA được thành lập năm 2004 nhằm chống lại sáng kiến thành lập Khu vực Thương mại Tự do toàn châu Mỹ (FTAA) do Mỹ khởi xướng. ALBA hiện có 6 thành viên là Venezuela, Cuba, Bolivia, Nicaragua, Dominaca và Honduras.

Venezuela là thành viên Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Hiệp hội Liên kết kinh tế Mỹ Latinh (ALADI), Nhóm Rio, Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC) và là quan sát viên của cộng đồng các nước Caribe (CARICOM). Venezuela đã rút khỏi Cộng đồng các quốc gia Andes – CAN (3/2006) và gia nhập Khối thị trường chung Nam Mỹ - MERCOSUR (7/2006).

Một phần của tài liệu Phong trào cánh tả Venezuela giai đoạn 1998 - 2000 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)