Giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu -Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 51)

II. Nhận xét 1 Thành tựu

2. Giải pháp nghiệp vụ

- Về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay:

+ Hiện nay, các thông tin về khách hàng cung cấp đôi khi không đảm bảo tính khách quan, vì vậy ngân hàng cần tìm hiểu lịch sử của khách hàng thông qua các trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhà nước, từ các ngân hàng khách có giao dịch với khách hàng trước đây

+ Việc quyết định cho vay hay không nên dựa vào khả năng trả nợ thực tế của khách hàng hơn là dựa vào tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là một cách thức để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ chứ không phải là điều kiện tiên quyết. Cần linh động hơn trong việc xét duyệt cho vay đối với những khách hàng chưa đủ điều kiện về tài sản thế chấp nhưng có khả năng tài chính vững mạnh để tránh từ chối những khách hàng đầy tiềm năng.Những tiêu chuẩn cần quan tâm ngoài tài sản thế chấp có thể là: năng lực trả nợ của KH (phụ thuộc vào thu nhập trả nợ, phương án kinh doanh, loại hàng hoá sản xuất, vị trí thực hiện dự án…), uy tín của khách hàng, vốn tự có của khách hàng, những điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh của khách hàng.

Hơn nữa,khi xác định tài sản đảm bảo cần chú trọng tính thanh khoản và giá trị thực của tài sản để đáp ứng việc thu hồi nợ sau này nếu khách hàng không có khả năng trả được nợ.

- Về việc cấp tín dụng:

+ Việc cấp tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, chính xác sau khi đã thẩm định tín dụng và được ngân hàng đồng ý cho vay.

Tuy nhiên, đối với những khoản vay nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bất thường trong kinh doanh của khách hàng, ngân hàng cần linh động cho vay với thủ tục nhanh chóng và đơn giản hơn , bù lại ngân hàng có thể nâng lãi suất với đối tượng này vì khả năng khách hàng không trả được nợ rất thấp. Đây cũng là cách để tạo uy

tín lâu dài cho khách hàng và có nhiều khả năng khách hàng sẽ quay lại vay vốn ngân hàng trong tương lai.

+ Ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay bậc thang, khi khách hàng vay càng nhiều thì nên giảm lãi suất cho vay, nhằm khuyến khích khách hàng giao dịch với ngân hàng

+ Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng , cung cấp những sản phẩm mới phù hợp nhằm giữ được khách hàng , giúp khách hàng có thêm cơ hội lựa chọn phù hợp với nhu cầu và đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Ví dụ như cho vay hợp vốn,cho vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay…

+ Hiện nay, ngân hàng Á Châu đã áp dụng sản phẩm cho vay thấu chi đối với những khách hàng có tình hình tài chính tốt. Ngân hàng nên áp dụng một hạn mức tín dụng hợp lý để giảm chi phí và kích thích nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Về việc thu hồi nợ:

+ Thực tế việc đòi nợ của ngân hàng thông qua thư nhắc nhở hoặc gọi điện thoại chỉ đơn thuần mang tính hình thức. Đối với những khách hàng thực sự không có khả năng trả nợ thì biện pháp này không mang lại hiệu quả nào. Vì vậy, ngân hàng có thể cân nhắc đến việc đánh giá lại khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, áp dụng lãi suất thích hợp, cho vay bổ sung…Mọi biện pháp cần được nghiên cứu thực hiện trước khi tính đến việc phát mãi tài sản thế chấp.

+ Đối với các khoản nợ quá hạn khó có khả năng thu hồi, nhân viên tín dụng sẽ trình lên Hội đồng tín dụng để xem xét chuyển qua nợ khó đòi giao cho ban xử lý nợ của ngân hàng để đưa ra pháp luật giải quyết.

+ Đối với việc thanh lý thu hồi nợ:

Đây là giải pháp ngoài ý muốn của ngân hàng, mang tính chất xử lý để bảo tồn nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Vấn đề là ngân hàng cần thực hiện tốt quy trình thanh lý tài sản để thu hồi nợ vay, đảm bảo không bị thua thiệt.

Cán bộ tín dụng khi lập hồ sơ gởi lên toá án kinh tế phải đảm bảo tính chính xác, đầy đỷ giấy tờ cần thiết, vì thế trước khi cho vay mọi giấy tờ khách hàng giao để thế chấp, bảo lãnh phải được bảo quản cẩn thận; cảnh giác trường hợp khách hàng có ý lừa đảo.

Khi ngân hàng tự tổ chức bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì phải thực hiện đúng qui trình bán đấu giá như đã qui định, tránh bên ngoài câu kết ép giá thấp hơn giá thị trường làm ngân hàng không thu đủ nợ vay.

II. Kiến nghị

- Đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng:

+ Cho vay tiêu dùng là một xu hướng tất yếu trong tương lai vì tín dụng tiêu dùng không chỉ là khoản mục mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng mà còn vì người tiêu dùng với trình độ ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để nâng cao mức sống của bản thân và đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai

+ Cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ hướng theo mục tiêu về sự thuận tiện, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình nhận được khoản vay sớm hơn trong khi vẫn duy trì được sự kiểm soát đối với món vay tiêu dùng để tránh những giảm sút đáng kể về mặt chất lượng tín dụng.

+ Vì vậy, ngân hàng nên đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm tín dụng tiêu dùng như:

* Cho vay với thời hạn ngắn khoảng dưới 1 năm, mỗi tháng trả lãi cuối kỳ trả hết vốn hoặc nếu khách hàng vay lớn hơn thì hàng tháng trả lãi còn vốn gốc được trả một phần vào các kỳ hạn 2 hoặc 3 tháng một lần và đến cuối kỳ trả hết vốn gốc. * Cho vay với thời hạn dưới 3 tháng với phương thức thanh toán cả vốn lẫn lãi khi đáo hạn.

* Ap dụng các hình thức hoàn trả linh hoạt, các phương thức tính lãi khác nhau như: lãi trả trước, lãi trả sau… thích hợp với từng đối tượng khách hàng

- Nhằm thực hiện phương châm của ngân hàng là “ luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”, ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phân loại khách hàng vay, tiến hành phân tích các ngành kinh tế để có giải pháp mở rộng hay giảm bớt thị phần tùy vào từng loại đối tượng khách hàng để phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế trong khu vực cũng như trên địa bàn hoạt động của chi nhánh ngân hàng.

+ Ngân hàng nên hướng đến đối tượng khách hàng là sinh viên các trường đại học. Liên kết với các trường này để cho vay trực tiếp đối với những sinh viên có kết quả học tập tốt với lãi suất thấp kèm điều kiện cam kết là sinh viên đó sẽ phải làm việc tại ngân hàng một thời gian nhất định sau khi tốt nghiệp và việc trả nợ bắt đầu

tính từ thời điểm sinh viên ra trường. Điều này sẽ tạo điều kiện rất tốt cho sinh viên an tâm học tập, mặt khác giúp ngân hàng có 1 nguồn nhân lực tốt trong tương lai.

+ Đối với mảng dịch vụ khách hàng:

Chi nhánh có thể mở dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh, cho khách hàng bên cạnh các dịch vụ sẵn có của ngân hàng vì xu thế hiện nay, mảng dịch vụ khách hàng là một phần rất quan trọng mang lại thu nhập lớn mà bất cứ ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm.

- Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động của ngân hàng. Nội dung kiểm soát nội bộ gồm:

+ Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay + Kiểm tra hồ sơ vay để đánh giá những khoản vay cần bổ sung, chỉnh sửa. + Phân tích đánh giá chất lượng các khoản vay để làm cơ sở chắc chắn cho các khoản vay sau này

+ Phân loại các khoản nợ và phân loại dư nợ, kiểm tra chéo áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Đẩy mạnh việc xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng

Việc cơ cấu lại nợ nhằm trong sạch bảng cân đối kế toán là cần thiết nhưng chỉ giải quyết nợ xấu phát sinh là chưa đủ mà ngăn chặn nợ xấu phát sinh trong tương lai là điều quan trọng hơn. Do đó, cần hạn chế việc phát sinh nợ xấu theo hướng:

+ Chấm dứt cho vay đối với bên vay có nợ chồng chất, dây dưa + Giám sát tình hình tài chính đối với bên vay có số dư nợ lớn

+ Bổ sung, hoàn thiện quy trình thẩm định, nghiên cứu, xét duyệt cho vay một cách chặt chẽ, thận trọng hơn

+ Qui định rõ trách nhiệm, quyền lợi trong việc cấp tín dụng - Về việc quản lý hồ sơ:

Ngân hàng nên thực hiện việc chuyên môn hoá bộ phận quản lý hồ sơ. Đây tuy không phải là khâu chính nhưng nếu không thực hiện tốt khâu này sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ qui trình công việc. Quản lý hồ sơ tốt sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ làm việc.

Trước bối cảnh hội nhập và việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, tham gia AFTA cũng như đàm phán gia nhập WTO, các ngân hàng thương mại cổ phần còn non trẻ của Việt Nam đang gặp phải những thách thức lớn lao bên cạnh những cơ hội nay hứa hẹn. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Chợ Lớn cũng không phải là trường hợp ngọai lệ. Với cơ sở đầu đã xác lập và có bước phát triển liên tục, với truyền thống năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ nhân viên và đặc biệt là sự tín nhiệm của khách hàng, với phương châm “ luôn luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”; Ngân hàng Á Châu chi nhánh Chợ Lớn đã thực hiện thắng lợi kế hoạch hoạt động năm 2010 và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2011 - 2012, xứng đáng là chi nhánh đầu tàu trong hệ thống các chi nhánh của ngân hàng Á Châu. Đó là thành tích đáng được công nhận. Trong những năn tới, Á Châu nên biết tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách, tổ chức lại phương hướng tập trung đầu tư vào công nghệ mới, tiếp cận các kỹ thuật nghiệp vụ tiên tiến và dựa vào đó sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nhân sự phù hợp với nhiệm vụ mới để sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ mạnh và mở rộng thị trường, đặc biệt cần chú trọng phát huy cao độ thế mạnh lớn nhất của ngân hàng trong công tác tín dụng là hình thức cho vay tiêu dùng nhằm giữ vững và ngày càng phát huy hơn nữa vị thế của mình trong tương lai.

Chuyên đề này đã hoàn thành nhưng do những hạn chế về thời gian , kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy. cô và các anh chị trong ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu -Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w