II. Nhận xét 1 Thành tựu
1. Giải pháp vĩ mô
1.2. Đối với ngân hàng thương mạ
- Quan tâm đến việc phân tích hoạt động tín dụng và đầu tư
+ Ngoài việc phân tích tổng quát chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu như nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi,…cần đi sâu phân tích chất lượng từng khoản tín dụng thông qua các nội dung: kiểm tra lại các điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của người vay, đánh giá khả năng tài chính của người vay. Trên cơ sở đó, kịp thời phát hiện những khoản dư nợ có vấn đề mặc dù chưa đến hạn trả nợ.
+ Phân tích hiệu quả đầu tư tín dụng cần gắn với các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
+ Qui định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tính chất và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng nhằm đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng, tạo điều kiện cho phân tích chất lượng tín dụng được chính xác và trích lập dự phòng rủi ro phù hợp với tính chất rủi ro của các khoản đầu tư.
- Nâng cao vai trò công tác cân đối tín dụng
+ Thông qua việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng, tham gia các dự án kích cầu, cho vay hợp vốn, ngân hàng có thể phân tán rủi ro và đảm bảo tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng huy động vốn.
+ Đảm bảo nguồn vốn huy động không bị ứ đọng, đồng thời tranh thủ nguồn vốn chi phí rẻ trên thị trường liên ngân hàng để cho vay
+ Tăng cường các hoạt động kinh doanh khác: mua cổ phần, tham gia các hoạt động trên thị trường tiền tệ do ngân hàng nhà nước tổ chức, tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, bất động sản theo đúng qui định của pháp luật nhằm hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng.
+ Hiện nay, các ngân hàng thương mại cần chủ động trong quá trình cạnh tranh lẫn nhau. Bên cạnh việc cạnh tranh lãi suất thì chất lượng và công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy các ngân hàng thương mại phải chủ động cải tiến chất lượng qui trình tín dụng và nghiệp vụ chuyên môn cũng như chất lượng phục vụ.
+ Áp dụng công nghệ mới, cải tiến nhân sự, giảm chi phí quản lý, chi phí kinh doanh…
- Về lãi suất:
+ “Lãi suất tín dụng là con dao hai lưỡi” , vì thế nếu vì cạnh tranh mà các ngân hàng đua nhau hạ thấp lãi suất thì không phải là giải pháp tối ưu do lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu và lợi nhuận của ngân hàng
+ Biện pháp hữu hiệu là các ngân hàng nên chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ ngân hàng như thủ tục gọn nhẹ, thời gian nghiệp vụ nhanh chóng, phong cách làm việc tốt…để tạo một sân chơi lành mạnh cho các ngân hàng cạnh tranh bằng thực lực của mình.
- Nên chú trọng công tác đào tạo, tổ chức các khoá học ngắn hạn thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của ngân hàng.
+ Ngân hàng ACB có một ưu thế là đội ngũ nhân viên rất trẻ, năng động, sáng tạo. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng.
Tuy nhiên , ngân hàng cũng phải quan tâm đến việc đào tạo, tái đào tạo, khuyến khích nhân viên tự trau dồi kiến thức mới và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Có như thế mới đảm bảo một tầm nhìn xa, đáp ứng mục tiêu trước mắt và lâu dài cho sự phát triển hội nhập của ngân hàng nói riêng và toàn ngành nói chung.
Vấn đề cần lưu ý là nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp yêu cầu công việc của từng cán bộ, nhân viên, không chỉ chuyên về nghiệp vụ mà cả về phẩm chất đạo đức, và đặc biệt quá trình đào tạo phải gắn chặt với tiến trình đổi mới công nghệ của ngân hàng.
- Chú trọng củng cố lại chiến lược marketing, quảng cáo nhằm xây dựng thương hiệu vững mạnh cho ngân hàng
+ Hoạt động marketing, quảng cáo là khâu rất quan trọng để ngân hàng đưa sản phẩm đến với công chúng.
+ Trước hết, ngân hàng cần làm cho khách hàng biết đến các hoạt động cho vay tiêu dùng như một thế mạnh của mình. Bộ phận marketing tích cực giúp đỡ khách hàng biết và hiểu rõ về các hình thức cho vay này.
+ Tiến hành nghiên cứu đối tượng khách hàng ở từng mảng vay để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của họ, từ đó, phục vụ ngày càng tốt hơn nhằm thoã mãn nhu cầu của khách hàng.
+ Xây dựng chiến lược để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, không xem nhẹ bất cứ khách hàng nào dù họ vay nhiều hay ít. Mọi khách hàng đều là khách hàng tiềm năng của ngân hàng
+ Kết hợp nhiều hình thức quảng cáo đối với từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Thông qua báo, đài, truyền hình, động viên, khuyến khích, giải thích cho người dân hiểu việc đi vay vốn ngân hàng là hành vi bình thường. Đồng thời gởi thư ngỏ và trực tiếp tiếp xúc đối tượng khách hàng mục tiêu.
+ Ngân hàng có những chính sách khuyến mãi, tặng quà cho các khách hàng thân thuộc như gởi thiệp mừng sinh nhật khách hàng , tặng sổ tay, hay các đồ dùng sinh hoạt khác…để qua đó tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và khai thác được nhiều mối quan hệ mới, tìm được nhiều khách hàng hơn.
+ Thiết kế mẫu tờ bướm gây ấn tượng, làm cho khách hàng khi nhìn thấy đều biết là sản phẩm của ACB. Hiện nay, các sản phẩm khác nhau được thiết kế theo một kiểu mẫu riêng để phân biệt tuy nhiên tất cả chưa mang tính đồng bộ, chưa toát lên nét đặc thù riêng của ngân hàng
+ Tăng cường các áp phích, băng rôn tại các chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm tập trung, thực hiện một cách đồng bộ trên toàn hệ thống nhằm tạo sự chú ý hàng loạt và hiệu quả.
- Củng cố “ bộ mặt của ngân hàng” – tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và thể hiện được nét đặc trưng riêng của ngân hàng.
Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện ưu thế của ngân hàng khi cạnh tranh với các ngân hàng khác. Vì
vậy cần nâng cao công tác phục vụ, nhân viên phải luôn vui vẻ, ân cần, chu đáo kể cả trong trường hợp khách hàng đến ngân hàng chỉ để tìm hiểu mà không thực hiện giao dịch ngay.