Về phía chính phủ và ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu -Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 45)

II. Nhận xét 1 Thành tựu

1. Giải pháp vĩ mô

1.1. Về phía chính phủ và ngân hàng nhà nước

- Hiện nay ở Việt Nam trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng nhà nước đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa that hoàn thiện. Ngân hàng nhà nước và Chính phủ nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác thành lập Ngân hàng thông tin có độ tin cậy cao. Ngân hàng thông tin sẽ hoạt động trên cơ sở bán các thông tin cần thiết cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế khác khi có quan hệ làm ăn kinh tế. Tuy nhiên các thông tin cung cấp phải có chất lượng cao, có chọn lọc và chính xác.

- Về hệ thống các văn bản pháp lý:

Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy đủ để các ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là cần triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đó hoạch định các chính sách tiền tệ theo nội quy mới, hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác, kiểm tra lại các văn bản chồng chéo, không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế nước ta.

- Cần có chính sách hỗ trợ các ngân hàng thương mại cổ phần

Hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiện ngày càng nhiều và đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt của ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phân biệt trong việc đặt quan hệ làm ăn với các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần. Vấn đề đặt ra là cần xoá bỏ định kiến lệch lạc này và lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng thương mại cổ phần trong việc qui định khung pháp lý cũng như xử lý các vi phạm.

- Về lãi suất:

+ Việc nới rộng sự chênh lệch giữa lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay vì lợi nhuận là không được khuyến khích vì điều này rất tai hại cho ngân hàng về lâu dài. Ngược lại, các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản

nợ, tài sản có cùng một chính sách đầu vào, đầu ra hợp lý, cũng như rủi ro lãi suất, các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất nên được quan tâm đặc biệt hơn.

+ Ngân hàng nhà nước cần hoàn chỉnh lãi suất tái chiết khấu để chi phối toàn bộ lãi suất thị trường, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ kinh doanh của các ngân hàng.

+ Ngân hàng nhà nước cần kiểm tra về qui định lãi suất của các ngân hàng thương mại, các chi phí dịch vụ, ngăn chặn kịp thời việc cạnh tranh không lành mạnh

+ Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố trong từng thời kỳ để các tổ chức tín dụng căn cứ vào đó ấn định lãi suất kinh doanh của mình. Do đó khi xác định lãi suất này ngân hàng nhà nước không nên chỉ căn cứ vào một số ngân hàng thương mại vì nó không mang tính đại diện và dẫn đến việc các ngân hàng khác không chủ động được trong kinh doanh do lãi suất là một yếu tố cạnh tranh có tính nhạy cảm cao. Ngân hàng nhà nước cần bám sát thị trường và các chính sách của nhà nước để điều chỉnh và xây dựng chính sách lãi suất thích hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

- Nâng cao năng lực thẩm định dự án của các ngân hàng thương mại

+ Mỗi cán bộ tín dụng cần thường xuyên cập nhật những qui định của ngân hàng nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

+ Thu thập thông tin cần thiết phục vụ cho nhu cầu công tác thẩm định + Nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, từmg khách hàng.

- Kích cầu tiêu dùng

+ Chính phủ cần có chính sách kích cầu tiêu dùng của người dân như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục… để thu hút nhân lực, giảm thất nghiệp và tăng tổng thu nhập.

+ Đẩy mạnh kích cầu thông qua tín dụng ngân hàng làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế

+ Tăng cường vai trò của hoạt động kiểm toán: Các công ty kiểm toán không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ kiểm toán mà còn tư vấn cho doanh nghiệp về tài chính, kế toán và các giải pháp quản lý cũng như ngân hàng sẽ yên tâm hơn

về tính chính xác về thông tin tài chính của khách hàng vay vốn và khi cần ngân hàng có thể nhờ sự giúp đỡ mang tính chuyên moan hoá cao của các công ty kiểm toán trong việc thẩm định tài sản của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu -Chi nhánh Chợ Lớn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w