II. Nhận xét 1 Thành tựu
2. Hạn chế – Nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu kể trên thì ngân hàng còn có một số hạn chế sau: - Các món cho vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng khách hàng thì đông, dẫn đến quá tải trong phương pháp quản lý. Hồ sơ vay vốn ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân viên tín dụng còn ít nên đôi khi khách hàng phải đợi lâu, gây phiền phức cho họ.
- Khâu quản lý hồ sơ ở chi nhánh cũng còn nhiều điểm chưa tốt. Khâu đưa hồ sơ vào và sau khi hồ sơ đã thanh lý được thực hiện tương đối tốt (ghi vào sổ theo dõi rõ ràng) và có phân công nhân viên cụ thể quản lý từng loại hồ sơ nhưng trong quá trình hồ sơ được cất giữ trong các tủ thì việc quản lý lỏng lẻo. Nguyên nhân là do các nhân viên còn phải đảm nhiệm nhiều việc cùng lúc nên nhiều khâu xem nhẹ hoặc không thể quản lý hết được. Mặt khác, kho lưu trữ hồ sơ chật chội và sắp xếp chưa khoa học nên gây mất thời gian trong khi tìm kiếm.
- Cơ sở vật chất của ngân hàng chưa thể đáp ứng được nhu cầu và quy mô hoạt động của ngân hàng trong khu vực Chợ Lớn. Trụ sở của ngân hàng còn quá khiêm tốn sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng cũng như việc liên hệ hoạt động của khách hàng. Khi khách tập trung đông thì với diện tích nhỏ hẹp như vậy
sẽ gây khó khăn cho cả nhân viên và khách hàng trong việc thực hiện các giao dịch. Đây là điều ngân hàng cần sớm khắc phục
- Hoạt động marketing trong ngân hàng còn yếu, chưa phát huy hết khả năng. Nguyên nhân có thể do ngân hàng cần phải tính toán kỹ lưỡng về chi phí để có một lãi suất cạnh tranh.
- Thủ tục công chứng vẫn chiếm quá nhiều thời gian của qui trình cho vay. Điều này đã hạn chế một phần hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một số phương án kinh doanh của khách hàng mang tính thời điểm nên phải chờ lâu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của khách hàng.
- Một khó khăn hiện nay của ACB-Chợ Lớn cũng như các tổ chức tín dụng khác là những qui định về ngân hàng thay đổi liên tục, các biểu mẫu không kịp cập nhật gây khó khăn cho khách hàng khi sử dụng.
- Qui trình tín dụng và qui chế cho vay thường xuyên được bổ sung sửa đổi nên việc phối hợp thực hiện giữa các phòng ban vẫn còn chồng chéo chưa thống nhất làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng
- Công tác kiểm soát sau khi cho vay mặc dù đã được thực hiện tốt nhưng ngân hàng thường chủ quan vì yên tâm do có tài sản thế chấp, cầm cố mà thiếu sự giám sát đối với các khoản vay trong khi tài sản thế chấp , cầm cố có thể bị đánh giá sai lệch.
- Trong nhiều trường hợp khi cho vay bảo lãnh đối với các doanh nghiệp quen biết không cần giám sát kiểm tra mà chỉ dựa vào những thông tin số liệu do doanh nghiệp cung cấp thay vì phải dựa vào các thông tin số liệu đã được điều tra kỹ. Đây là một thiếu sót của ngân hàng.
CHƯƠNG 3