Các hoạt động quốc tế của cộng đồng Hồi giáo

Một phần của tài liệu Các mối quan hệ quốc tế của Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.PDF (Trang 58)

khu vực Đông Nam Á.

Với những nền tảng trong các mối quan hệ nêu trên, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đã tham gia vào nhiều hoạt động do các quốc gia hay các tổ

59

chức Hồi giáo khu vực chủ trì như: thi xướng kinh Qur’an hàng năm, cử tín đồ đi học về tôn giáo, tham dự các hội nghị, hội thảo, diễn đàn quốc tế và khu vực,… Ngoài ra, các Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đã đón tiếp nhiều cá nhân, tổ chức Hồi giáo trong khu vực vào Việt Nam như các đoàn: Hội Hồi giáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Viện nghiên cứu về tiêu chuẩn halal Thái Lan (những sản phẩm được phép sử dụng theo quy định của Hồi giáo), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), Tổ chức phúc lợi Hồi giáo Malaysia, Bộ Tôn giáo Indonesia, v.v… nhằm tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau và thắt chặt tình đoàn kết “anh em” Hồi giáo.

Với đặc điểm và với ưu thế của mình, trong những năm qua, Ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh đã thể hiện tốt vai trò đại diện cho Hồi giáo trong nước tham gia nhiều hoạt động đối ngoại tôn giáo quan trọng của Nhà nước. Có thể nêu một số hoạt động đối ngoại tôn giáo tiêu biểu trong đó Hồi giáo Việt Nam tham gia cùng các tôn giáo khác như: Đối thoại liên tín ngưỡng khu vực châu Á - Thái Bình Dương do các nước ASEAN và các nước đối tác phối hợp tổ chức với nhiều cuộc đối thoại về các chủ đề khác nhau; Đối thoại tín ngưỡng Á - Âu (ASEM), v.v… Các diễn đàn này đều nhằm mục đích chống bạo lực và chủ nghĩa khủng bố, kêu gọi các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hoà bình và hợp tác, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam còn tham gia nhiều hội nghị do các tổ chức Hồi giáo thế giới tổ chức như: Hội nghị thường niên Liên đoàn sinh viên Hồi giáo khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương; Hội nghị quốc tế Haji và Halal do Hội đồng Hồi giáo Singapore tổ chức (năm 2008); Đại hội quốc tế lần III các học giả Hồi giáo tổ chức tại Indonesia với chủ đề “xây dựng hòa bình, tránh xung đột trong thế giới Hồi giáo” (tháng 7/2008); Hội nghị về vai trò của các tổ chức phi chính phủ Hồi giáo ở Châu Á-Thái Bình Dương (tháng 8/2008); Hội nghị chuyên đề giúp đỡ cho cộng đồng dân tộc thiểu số Hồi giáo khu vực châu Á- Thái Bình Dương do OIC và Hội Hồi

60

giáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương đồng tổ chức tại Kualalumpur - Malaysia (tháng 4/2009), v.v…

Hàng năm, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đều tổ chức lựa chọn tín đồ của mình đi thi xướng kinh Qur’an diễn ra ở Brunei, Malaysia, Indonesia và cử chức sắc, nhân sĩ đi dự tập huấn về tôn giáo, v.v… Những hoạt động này đã làm cho các cộng đồng Hồi giáo trong khu vực xích lại gần nhau, đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau hơn.

Thời gian gần đây, một hoạt động mang tính gắn kết các cộng động Hồi giáo khu vực cao được đẩy mạnh, đó là hoạt động truyền giáo mà người Hồi giáo gọi là “da’wah”. Phong trào da’wah ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX - thời kỳ phục hưng Hồi giáo ở Malaysia. Mục đích chính của phong trào này nhằm củng cố, nâng cao nhận thức về Hồi giáo cho tín đồ hơn là phát triển thêm tín đồ mới. Thực tế ở Malaysia đã có giai đoạn phong trào này vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo và phát triển thành phong trào chính trị, họ kêu gọi cải cách chính trị, chống tham nhũng, đòi quyền tự do chính trị, v.v…Hiện nay, phong trào da’wah đang phát triển rất mạnh ở các nước trong khu vực. Họ tổ chức thành đoàn đi thuyết giảng về Hồi giáo ở các nước trong khu vực nhằm uốn nắn những lệch lạc trong thực hành lễ nghi tôn giáo, khơi dậy tinh thần Hồi giáo khiến cho tín đồ gắn bó hơn với Hồi giáo và nâng cao ý thức cộng đồng hơn. Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam đã tiếp đón nhiều đoàn

da’wah đến giảng đạo, như: Năm 2009, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh đã tiếp 5 đoàn gồm người Pháp, Pakistan, Philippines, Thái Lan; năm 2010, Tổ chức phúc lợi Hồi giáo Malaysia đã đến Việt Nam tập huấn chức sắc (Imam) cho cộng đồng Hồi giáo ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, v.v.... Hiện nay, trên cả nước có 4 nhóm Chăm Islam hoạt động

da’wah, với số lượng khoảng 500 người, chia thành các khu vực: TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai; Ninh Thuận; Tây Ninh và Bình Dương; An Giang. Các nhóm này chỉ tập trung thuyết giảng trong cộng đồng Chăm Islam, tham gia

61

các cuộc hội họp (Ijtimak) trao đổi kinh nghiệm làm da’wah ở nước ngoài. Trong thời gian qua các nhóm da’wah Việt Nam đều tham dự Ijtimak tổ chức tại một số nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Đồng thời, các nhóm này còn đưa người đi đào tạo da’wah ở nước ngoài như: Nam Phi, Malaysia, ...

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động thuần túy tôn giáo trong khu vực, cộng đồng Hồi giáo Việt Nam còn tích cực đẩy mạnh các hoạt động từ thiện - xã hội trong các cộng đồng Hồi giáo ở khu vực. Người Hồi giáo luôn đặt niềm tin vào “Ngày xét xử” của Đức Allah, đức tin đó luôn nhắc nhở họ phải hành đạo thật tốt trong những ngày sống ở trần gian để được ân phước trong “Ngày xét xử”, và họ cho rằng sự bố thí và việc làm từ thiện chính là để chuộc lại những lỗi lầm đã phạm phải. Nắm được đặc điểm của Hồi giáo Việt Nam là còn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ học vấn thấp, các cộng đồng Hồi giáo trong khu vực đã dành nhiều quan tâm, giúp đỡ cho cộng đồng Hồi giáo Việt Nam trên tinh thần “anh em” Hồi giáo. Hàng năm, các đoàn Hồi giáo khu vực đã tài trợ cho cộng đồng Hồi giáo Việt Nam thông qua Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh hàng tỷ đồng Việt Nam, hàng trăm ngàn đô la Mỹ cùng nhiều kinh sách và thực phẩm. Tại An Giang có hàng chục đoàn liên quan đến Hồi giáo đến thăm và hỗ trợ tài chính, thuộc các nước: Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia. Cộng đồng Hồi giáo ở một số tỉnh, thành phố khác cũng nhận được tài trợ từ các nước Hồi giáo để tu sửa, xây mới thánh đường, tiểu thánh đường phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tín đồ hoặc xóa đói, giảm nghèo. Chính phủ các nước: Thái Lan, Malaysia, Brunei nhiều lần mời và tài trợ kinh phí cho tín đồ Hồi giáo Việt Nam đi dự các cuộc thi xướng kinh Qu’ran khu vực và thế giới.

Hiện có một số tổ chức NGOs Hồi giáo Malaysia, Indonesia, v.v… thông qua IDB tài trợ các suất học bổng cho sinh viên Việt Nam theo Hồi

62

giáo đi học về tôn giáo, khoa học kỹ thuật, kinh tế, công nghệ thông tin v.v… tại Malaysia, Indonesia hoặc ở nước Hồi giáo khác,... Số lượng học sinh là người Hồi giáo Việt Nam được tài trợ học bổng du học ở các nước Đông Nam Á ngày càng gia tăng. tập trung chủ yếu ở các trường của Malaysia và Indonesia. Với chương trình học bổng của IDB, năm 2010 có 5 sinh viên Hồi giáo Việt Nam đi du học tại Indonesia; năm 2011, có 9 thí sinh được tài trợ du học và 6 thí sinh được tài trợ học trong nước. Tính từ năm 2008 đến nay, có khoảng gần 100 tín đồ Hồi giáo Việt Nam được cấp học bổng đang theo học về các chuyên ngành nói trên. Học sinh được cấp học bổng do các tổ chức Hồi giáo tài trợ ngoài việc đáp ứng trình độ học vấn theo yêu cầu của trường tiếp nhận còn phải qua kiểm tra kiến thức giáo lý Hồi giáo mới đủ tiêu chuẩn nhận học bổng. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa nắm được tình hình của số sinh viên này sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là hoạt động của số sinh viên theo học về tôn giáo sau khi về nước.

Trong số các nhà tài trợ cho các hoạt động nêu trên, các tổ chức Hồi giáo Malaysia chiếm phần lớn, cụ thể là: Công ty Petronas tại Việt Nam, Hội Hồi giáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đại học Insaniah, Đại học Hồi giáo quốc tế Albukhary, Trường tôn giáo Pondok Darussalam, Trường tôn giáo Madrasatul Qur’an, Tổ chức phúc lợi Hồi giáo Malaysia. Năm 2009, hội nghị chuyên đề tại Kualalumpur (Malaysia) về giúp đỡ cho cộng đồng dân tộc thiểu số Hồi giáo khu vực Châu Á - Thái Bình dương do OIC và Hội Hồi giáo khu vực châu Á - Thái Bình Dương phối hợp tổ chức, đã quyết định đã dành cho cộng đồng Hồi giáo Việt Nam 500.000 USD trong tài khóa 2010 cho các dự án phục vụ phát triền cộng đồng nhưng đến nay các tổ chức Hồi giáo Việt Nam chưa có dự án khả thi để xin tiếp nhận [2].

Ngoài việc thông qua con đường chính thức còn có những cá nhân người Hồi giáo ở trong nước đã tăng cường liên lạc, gây dựng lại mối quan hệ

63

cũ với các tổ chức và cá nhân Hồi giáo ở các nước trong khu vực để kêu gọi giúp đỡ về tài chính, kinh sách; biên dịch kinh Qu’ran từ tiếng Anh, tiếng Việt sang tiếng Chăm hay mời giáo sỹ Hồi giáo nước ngoài vào Việt Nam giảng đạo.

Một phần của tài liệu Các mối quan hệ quốc tế của Cộng đồng Hồi giáo Việt Nam.PDF (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)