Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán: Phê phán, đấu tranh đến

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phùng Quán: Phê phán, đấu tranh đến

cùng với những mặt trái của xã hội

Xuyên suốt các bài thơ của Phùng Quán là tinh thần yêu nước tha thiết, khi thì thể hiện dưới những cảm xúc tự hào về tổ quốc, nhân dân, khi thì thể hiện trong không khí sục sôi lao động của thời kì xây dựng miền Bắc, khi thì thể hiện trong tinh thần xả thân chiến đấu vì non sông gấm vóc. Lòng yêu nước của ông gắn với những lí tưởng về chủ nghĩa cộng sản. Đấu tranh cho lí tưởng, cho một xã hội không còn quan liêu, tham ô, không còn những kẻ vong ân bội nghĩa, cho nhân dân có được đời sống ấm no trở thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Điều này dẫn đến cảm hứng chủ đạo trong thơ ông: phê phán, đấu tranh đến cùng với thực trạng xã hội. Tất nhiên, phê phán thực trạng xã hội là một phương diện biểu hiện khác của cảm hứng yêu nước. Nhưng ở đây chúng tôi phân chia rõ ràng hai cảm hứng này bởi hai lí do: 1. Thái độ phê phán này đã dẫn đến những lời buộc tội, chỉ trích gay gắt Phùng Quán trong vụ Nhân văn-Giai phẩm. 2. Thái độ phê phán này cho thấy một bản lĩnh, một tiếng nói đanh thép mà không phải thi sĩ nào cũng dám nói lên trong thời kì tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 1950 còn đang sục sôi. Người ta dường như bị cuốn vào bầu không khí đó, dường như quên đi những vết đen, những sai sót trong chính tầng lớp lãnh đạo. Không ngạc nhiên khi chúng ta thấy, ở đây đó trong thơ ông có dấu vết ảnh hưởng của những nhà thơ cổ như Cao Bá Quát và Đỗ Phủ. Thơ ông mạnh mẽ ngang tàng như Cao Bá Quát, dám đứng lên chống đối và phản kháng lại quyền lực. Thơ ông, bên cạnh đó lại có được sự mạnh mẽ dữ dội và tình cảm của Đỗ Phủ, sẵn sàng cất tiếng nói thương xót cho số phận của những con người nhỏ bé khốn khổ. Có lẽ, ông đã mượn những câu thơ cảm xúc về hai nhà thơ này, để phát ngôn cho những gì ông hoài bão lâu nay. “Chính vì thế em ơi/ Nhân loại ngàn năm qua/ Máu chảy như sông xiết/ Cũng là để cho Thơ/ Sẽ không còn phải viết.” (Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe).

Ông phê phán sự giả dối, vong ân, bội nghĩa của tầng lớp chòi lên đỉnh cao danh vọng, nhìn xuống rồi phủ nhận quá khứ của mình. Phùng Quán đã chạm đến

vấn đề “chủ nghĩa lí lịch” lúc bấy giờ. Với cá nhân, lí lịch tốt nhất, đẹp nhất thời bấy giờ là xuất thân từ thành phần giai cấp lao động. Thành phần giai cấp trở thành điểm tựa để cá nhân có thể đi lên, mưu cầu những lợi ích riêng. Thế nhưng, sự phủ nhận quá khứ, nguồn gốc của những cá nhân ấy thật đáng phê phán:

Của những phường bội nghĩa vong ân Vốn con cái của giai cấp cùng khổ

Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ

Chúng mưu toan dấu che từ bỏ

(Hoa sen)

Thái độ phê phán của Phùng Quán luôn đi đôi với một bản lĩnh cầm bút thường xuyên trở đi trở lại trong thơ ông: Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, thi sĩ sẽ không buông bút, sẽ không nản lòng trước “sự thật”. “Sự thật” cần được phơi bày, cần được nói ra, điều “rác rưởi” cần được quét sạch. Và đó là cuộc chiến đấu bền gan, không mỏi mệt.

Tôi nguyện ước tái sinh làm cây chổi Một cây chổi không cùn, không mòn Một cây chổi quét dọn, bền gan

(Xưng tụng cây chổi)

Trong cuộc chiến đấu ấy, người nghệ sĩ phải có lập trường vững vàng “sét nổ trên đầu không xô tôi ngã”, quan điểm chắc chắn “đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi”, và quan trọng nhất là bản lĩnh phê phán “dùng dao viết văn lên đá.” Dẫu bị tước đi quyền sáng tác, thì tôi sẽ vẫn viết những lời chân thật, không còn bút thì tôi viết bằng dao, không còn giấy thì tôi viết lên đá. Cá nhân thách thức tất cả những thế lực đòi cướp đi quyền viết của nhà văn chân chính.

Trong hồi kí Ba phút sự thật, nhân vật Tuân Nguyễn đã bàn về trách nhiệm của người cầm bút: “Mình định viết một bài thơ dài, nhan đề: “Tôi có lỗi”. Tuân nói rõ thêm: chữ “Tôi” ở đây phải viết hoa. Vì Tôi ở đây là nghệ sĩ và trí thức chân chính của đất nước. Tôi có trách nhiệm với tất cả những lỗi lầm, những oan uổng, đớn đau, những xấu xa, hèn mạt, đáng lăng nhục và xúc phạm con người. Trong

mọi chuyện, chính Tôi là người có lỗi. Vì Tôi chưa đem hết sức mình thực hiện sứ mệnh cao cả mà Thượng đế đã đặc trao cho người nghệ sĩ.” [61, tr. 197] Chính vì sứ mệnh cao cả ấy nên người cầm bút phải đủ bản lĩnh “viết văn lên đá” để phê phán, đấu tranh những xấu xa, tệ nạn mà ảnh hưởng trước nhất của nó là lên con người:

Như công nhân

Tôi quyết đúc thơ thành đạn Bắn vào tim những kẻ làm càn Vào lũ người tiêu máu của dân Như tiêu giấy bạc giả!

(Chống tham ô lãng phí)

Thái độ phê phán của Phùng Quán gắn với quan niệm: thơ có thể cục cằn, thô nhám, nhưng thơ trước hết phải làm trọn trách nhiệm của mình: quét sạch những rác rưởi tồn đọng, những tàn dư trong xã hội. Cùng với những nghệ sĩ trong Nhân văn-Giai phẩm, Phùng Quán đã sớm nhận ra những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Tôi căm ghét bọn lãng phí tham ô

Nguyền rủa chúng chẳng tiếc lời, tiếc chữ

(Yêu em)

Các nghệ sĩ Nhân văn-Giai phẩm đã đưa vào thơ những hình ảnh ám chỉ như “sói”, “rồng khi đỏ khi xanh”, “con bói cá”, “con bạch tuộc”. Trong trường ca

Những người trên cửa biển, Văn Cao viết về sự xuất hiện của những “kẻ thù” hai mặt trong hàng ngũ cách mạng;

Trong những ngày khó khăn chồng chất Kẻ thù của chúng ta xuất hiện

Những con rồng đất khi đỏ khi xanh Lẫn trong hàng ngũ

Những con bói cá

Đậu trên những dây buồm Đang đo mực nước

Những con bạch tuộc

Bao tay chân cố dìm một con người

Lê Đạt tuyên bố nhà thơ phải can đảm vạch mặt những kẻ tham ô bằng những hình ảnh giàu sức gợi: “đội mũ đi hia” “phè phỡn trên lưng chế độ”:

Cuộc sống đòi hỏi người làm thơ phải can đảm Vạch mặt những con sâu cách mạng

Ẩn núp trong nếp cờ Đội mũ đi hia

Phè phỡn trên lưng chế độ

(Nhân câu chuyện mấy người tự tử)

Phùng Quán vạch mặt rõ ràng hơn, thẳng thừng hơn khi gọi lũ người tham ô, quan liêu là “sói”:

Những con sói lãng phí quan liêu Nhe răng cắn rứt thịt da cách mạng

(Chống tham ô lãng phí)

Thế nhưng các nghệ sĩ Nhân văn-Giai phẩm chống tham ô để làm gì, để cho cách mạng được trong sạch, vì họ ý thức rõ trong hoàn cảnh khó khăn, những “con sâu”, những “con sói”, những “con rồng” tham ô, nhiều mặt ấy sẽ là kẻ thù nguy hiểm. Họ thấy bổn phận trách nhiệm của một nhà thơ phải vạch mặt những kẻ thù ẩn núp đó. Thế nhưng có lẽ thái độ phê phán của họ cũng như của Phùng Quán đưa ra không hợp thời điểm. Trong hoàn cảnh cả nước dốc sức vào khôi phục, xây dựng miền Bắc, chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam, chính quyền mưu cầu ở nhân dân một niềm tin tuyệt đối. Chính vì vậy, một thái độ phê phán dù chính đáng đưa ra trong bầu không khí hừng hực niềm tin như vậy chẳng khác nào rơi vào ngọn lửa đang bùng lên dữ dội, mất hết kiểm soát. Thái độ phê phán ấy sẽ trở thành chống đối, vì nó đi ngược lại số đông, đi ngược lại niềm tin chung.

Tiểu kết

Cũng như nhiều nhà thơ khác, hệ thống nhân vật trữ tình trong thơ Phùng Quán khá phong phú. Những nhân vật trữ tình trong thơ ông đều là biểu hiện cho

lí tưởng: một cái tôi chiến sĩ tôi quả cảm, mạnh mẽ, hi sinh tất cả vì đại nghiệp, một cái tôi trong tình yêu nồng nàn, tha thiết, chân thật, chân thành, một cái tôi chân thật, hồn nhiên đầy bản lĩnh đấu tranh với những tàn dư, với những hiện tượng tiêu cực mới trong xã hội. Trong bất kì hoàn cảnh nào, trong vai trò nào, cái tôi ấy cũng hết mình vì lẽ sống, lí tưởng đời mình: sự chân thật. Chính vì vậy mà cảm hứng phê phán, đấu tranh với những giả dối, vong ân, bội nghĩa là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt sáng tác của Phùng Quán. Theo đánh giá của chúng tôi, nhìn từ góc độ nào, dù là cái tôi “chân thật”, cái tôi của những “li rượu uống tràn”, hay cái tôi “kinh hãi” nỗi cô đơn, thì cái tôi đời thường trong thơ Phùng Quán vẫn thể hiện một con người đồng nhất. Dẫu “chân thật” là sẽ bị “biếm”, thì cái tôi ấy sẽ vẫn viết, vẫn nói “chân thật”. Dẫu “say” rồi “tỉnh”, thì cái tôi ẫy sẽ vẫn chấp nhận cái sự thực “vô ích” của một “ngã tài”, cái cô đơn của một kẻ cười mà thật ra đang khóc. Dẫu cái tôi ấy có “kinh hãi” nỗi cô đơn thì sẽ vẫn viết những lời “chân thật” “lên đá”. Và quan trọng hơn hết, cái chân thật ấy là một bản lĩnh, là một động lực để nhân vật trữ tình vượt qua tất cả những khổ đau, để đi đến tận cùng, bởi sẽ có ngày, sự chân thật ấy sẽ được nhìn nhận ra, được minh oan và đánh giá lại. Nếu đọc từ góc nhìn về những đại tự sự trong đời sống văn chương nghệ thuật và tư tưởng thế giới, Phùng Quán là nhà thơ của những đại tự sự về dân tộc, về ý thức giá trị công dân, về những khái niệm to tát và vĩ đại như nhân dân, nhân loại, dân, cuộc đời… Điều này có thể lí giải, đó chính là do nguyên nhân thời đại, khi những tự sự cá nhân, đồng thời cũng là những tự sự của tập thể.

Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ PHÙNG QUÁN

3.1. Biểu tƣợng nghệ thuật 3.1.1. Liên tƣởng, tƣởng tƣợng

Như chúng tôi đã phân tích ở Chương 2, trong thơ Phùng Quán, hệ thống biểu tượng và cảm hứng chịu chi phối của những lí tưởng về sự trong sạch của xã hội, chân trời cộng sản tươi đẹp cho nhân dân, và đặc biệt là lí tưởng về sự chân thật. Không ngạc nhiên khi thấy từ những sự vật, hiện tượng quanh mình ông liên tưởng đến những biểu tượng của lí tưởng. Từ biểu tượng lãng mạn như “trăng” đến biểu tượng đời thường cỏ cây hoa lá cũng mang ý nghĩa của sự chân thật, trong sạch. Tình yêu đẹp mơ màng như ánh trăng kia, nhưng có thể bị lấm bẩn bởi những dối trá. Cỏ cây bước vào thế giới thơ ông trở thành biểu tượng của thái độ sống kiên cường trong mọi hoàn cảnh, gạn lấy sự chân thật từ cuộc đời “bất trắc khôn lường.” Đến cây chổi tầm thường cũng trở thành biểu tượng cho tinh thần quét sạch những tiêu cực, giữ lấy những sự trong sáng, tốt đẹp trong tâm hồn. Trong thơ Phùng Quán, nhà thơ Ét-xê-nhin là một biểu tượng của sự cao cả, chân thật. Phùng Quán luôn dành những lời thiết tha và ngưỡng mộ dành cho nhà thơ này, vì Ét-xê-nhin là một người đã dám “yêu thật” và “thật dại khờ”. Ông sẵn sang “đánh đổi cuộc sống yên vui đầm ấm” để “lấy câu thơ thiên tài và cuộc đời bất hạnh” của một người đã dám chân thật đến tận lúc chết. Trang giấy trong thơ ông cũng là trang giấy “trắng” tinh khôi, hoặc trang giấy ngay thẳng “có kẻ dòng” từ đầu đến cuối.

Tuy nhiên, liên tưởng trong thơ Phùng Quán dù luôn hướng đến những biểu tượng của lí tưởng nhưng không bị gò bó trong yếu tố lí tưởng. Phải có sự tinh tế, nhạy cảm nhà thơ mới có thể nhận thấy những lí tưởng trong những điều tầm thường, bé nhỏ. “Ngoài yếu tố lý tưởng ra, mọi yếu tố còn lại thuộc phạm trù “cái thường nhật” đều thuộc về nội dung thơ Phùng Quán. Thơ của Quán là một bài ca về rượu, và những cơn say, về tình bạn và sự thủy chung, về thú rong chơi và cuộc sống phóng khoáng, hoặc về trăm thứ khác của “nhân tình thế thái”. Chính những nhận xét tinh tế của Phùng Quán đã đem lại tính chất thơ cho những sự vật ở

chung quanh ta nếu nó không đi ngược lại nội dung “văn dĩ tải đạo”. Chính từ những nhận xét sắc sảo ấy thế giới hằng ngày ở quanh ta đã mang một ý nghĩa mới được nhà thơ ban cho. Phùng Quán là một người thầy đã tạo ra thế giới bao la về sự vật được phát hiện bằng những kết luận làm ta ngạc nhiên; và đó cũng là tính nhân văn của thơ Phùng Quán.” [51, tr. 66]

Bên cạnh yếu tố lí tưởng, liên tưởng trong thơ Phùng Quán mang những nét lãng mạn. “Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương” “Con sông Hương tắm vàng nấu chảy”. Liên tưởng trong thơ ông cũng mang đậm những dấu ấn của thời đại, cũng có những biểu tượng của chiến tranh, khát vọng, chia li, đợi chờ. Cũng có những biểu tượng của vẻ đẹp của con người trong chiến đấu, lao động sản xuất. Và có những biểu tượng của khát vọng về hòa bình, bình yên. Liên tưởng trong thơ ông nhiều khi mang nét hóm hỉnh. Với cây cỏ, ông coi đó là thế hệ đàn anh bởi phẩm chất, khí chất hơn người. Cách xưng hô với cây cỏ: anh – tôi, gắn với thái độ “khiếp phục”, “nghiêng mình” trước cây cỏ. Đây cũng là cách liên tưởng độc đáo riêng của Phùng Quán.

Chúng tôi nhận thấy trong thơ Phùng Quán có những biểu tượng mang ý nghĩa khác hẳn với các tác giả Nhân văn-Giai phẩm. Nếu như Trần Dần sử dụng biểu tượng “bầu trời” để hướng đến một bầu trời tự do sáng tác:

Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc những người bay không có chân trời

Văn Cao cũng khẳng định chân trời tự do cho nghệ sĩ, đừng để nghệ sĩ trở thành “con chim sơn ca bị bẫy”, không thể cất lên tiếng hát trong trẻo của thời tự do:

Mất chim mất bướm mất chân trời Lòng không biết nghĩ điều gì Như con sơn ca bị bẫy

(Những người trên cửa biển)

Hoàng Cầm bất an với “Chân trời tua tủa mảnh chai” “Chân trời tua tủa mảnh gai.” Thì với Phùng Quán, chân trời của ông luôn gắn với lí tưởng về một “chân trời cộng sản”. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc xây dựng đất nước

trên đống đổ nát, hoang tàn, trên đồng lúa “cỏ dại mọc thành rừng”, “đàn cò cánh trắng như bông” đã đi đâu chỉ còn “đàn quạ đen kêu đói giữa trời”. Giữa khung cảnh tan hoang ấy, ông vẫn khẳng định còn một điều nguyên vẹn. Đó chính là chân trời lí tưởng: “chỉ thấy bầu trời là còn nguyên vẹn” (Trường ca hòa bình).

Trong hệ thống biểu tượng của ông, chỉ có một biểu tượng chung với các tác giả Nhân văn-Giai phẩm. Đó là biểu tượng “phố”. Đây là biểu tượng chỉ xuất hiện một lần trong thơ Phùng Quán. Theo đánh giá của tác giả Lê Thu Phương trong luận văn Thơ trên báo Nhân văn và tập san Giai phẩm nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật thì biểu tượng phố trong thời kì này “thể hiện sắc thái buồn u ẩn do ám ảnh về một thế lực đen tối đang trỗi dậy” [58, tr. 61]. “Phố” trong thơ Trần Dần ngổn ngang, bế tắc, vô vọng:

Khúc phố đổ đè ngang khúc phố quê Phố oắc phố hơ thành trì ọp ẹp

(Luồng luồng sóng thạch)

“Phố” trong thơ Văn Cao vẫn còn lẩn khuất những bóng tối của ngày xưa đầy ám ảnh:

Những buổi tối thưa thớt người trên phố Bóng tối ngày xưa vẫn còn bảng lảng Kẻ thù của chúng ta

Lặng lẽ tấn công những tâm hồn sa ngã

(Những ngày báo hiệu mùa xuân)

“Phố” trong thơ Phùng Quán là hiện trạng xã hội vẫn còn nhiều tàn dư, “rác rưởi”, là tâm hồn con người xuất hiện những vẩn đục, xấu xa:

Giặc rút khỏi miền Bắc Để lại nhiều phố phường Nhiều con đường

Nhiều tâm hồn Ngập đầy rác rưởi

(Thi sĩ và công nhân)

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)