Ngôn ngữ triết lí

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ triết lí

Trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đã khẳng định: “Thơ Việt Nam là nền thơ gắn liền với lịch sử triết học, thế giới quan phương Đông (…) Triết lí là một đặc điểm cốt yếu của thơ cổ. Để đạt được mục đích triết lí, các tác giả đã dùng chính luận như một phương thức tư duy trực

tiếp. Trong trường hợp đó, chính luận được hiểu như là khả năng lập luận của thơ nhằm mục đích triết lí. Chính luận triết lí là một đặc điểm có tính truyền thống của thơ ca Việt Nam. Chẳng hạn trong thơ Lí Thường Kiệt, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nguyễn Du, thơ Nguyễn Đình Chiểu… Kế thừa truyền thống đó, thơ ca cách mạng đã tận dụng hết khả năng chính luận của thơ để đấu tranh, phê phán.” [73, tr. 298] Trong thơ Phùng Quán, ngôn ngữ triết lí được thể hiện rất phong phú.

Giọng thơ triết lí của Phùng Quán thường xuất hiện trong những bài thơ nhỏ bàn về lẽ sống. Ông sẵn sàng tranh luận, mỉa mai và phủ định những chân lí đã tồn tại từ lâu, được mặc định là đúng bằng lối lập luận phản đề khá sắc sảo. Ông bóc trần những mặt sau của triết lí tưởng chừng vô hại đó:

Tất cả là trong cái chữ gần

Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột Những manh tâm bội nghĩa vong ân Bùn với sen đâu phải chuyện gần ? Chính là sen mọc lên từ trong đó

(Hoa sen)

Câu thơ đã phát hiện bản chất của một nhóm cầm quyền mới được đưa lên từ sau những cuộc chiến tranh: những khuôn mặt phản trắc, quên đi nguồn cội và những người đã đưa chúng lên đỉnh cao quyền lực. Rõ ràng, tác giả hết sức có lí khi kết tội chữ “gần” là một chữ vong ân bội nghĩa. Tác giả nhận thức được rằng trong chữ “gần” đó bản chất lưu manh của chính trị, sự vô nghĩa của vĩ nhân, anh hùng hay nghệ sĩ... Cuối cùng cuộc đấu tranh với lí tưởng là sự công bằng xã hội cũng chỉ để tạo ra những kẻ là đối tượng cho những cuộc đấu tranh mới. Chúng không bao giờ đem lại được những gì cho những người bần khó đã hi sinh, làm bệ đỡ cho chúng tiệm cận với những tham vọng quyền lực của mình. Để rồi từ đỉnh cao chói ngời của quyền lực và danh vọng, chúng nếu có cúi xuống bùn thì cũng chỉ là gần mà thôi chứ không bao giờ thừa nhận quá khứ “đã từng là bùn”. Điều này không có gì đặc sắc nếu được phát ngôn vào thời điểm hiện tại, nhưng Phùng Quán, để nói được vào giai đoạn đó, ông cần phải có bản lĩnh của một người “câu

cá trộm” kiếm ăn, thoát ra khỏi những vinh nhục của cơm áo trong một trật tự hậu cách mạng mới. Những nguy cơ tiềm ẩn của xã hội (và thời gian đã chứng minh rằng ông đúng) đã được ông phát lộ và phơi bày một cách trực diện bằng một nhãn quan không phải chỉ là của nhà thơ mà là của một nhà triết học.

Trở lại với ý kiến của Đường Văn về chữ “gần” trong bài thơ này. Đường Văn cho rằng “Thực ra , từ gần cần được hiểu theo những lớp nghĩa khác nhau : 1. Nghĩa đen: khoảng cách giữa hoa sen và mặt bùn , đáy bùn (0, 50 – 1, 00 m). 2. Nghĩa bóng: Từ bùn sinh ra, từ bùn nuôi lớn, nở hoa… 3. Nghĩa rô ̣ng: Sự biến đổi thoát thai, hoán cốt đổi hồn từ tanh thối của bùn nhơ thành hoa sen thơm ngát , tinh khiết. Kết cấu câu : Gần … mà chẳng : Hoàn toàn không mang hàm nghĩa thái độ tình cảm: vô ơn, bất nghĩa, phản trắc, phản bội mà chỉ biểu hiện quy luật chuyển hóa kỳ diệu của đời sống một loài thực vật , bản lĩnh sống kiên định , kiên cường, mãnh liệt, cao quý của con người Viê ̣t Nam trong mo ̣i hoàn cảnh bất đắc dĩ , thối tha, bẩn thỉu… ” [43] Theo chúng tôi, khi đánh giá Phùng Quán hiểu công thức, máy móc về chữ “gần”, rõ ràng Đường Văn đã hiểu nhầm ý thơ của ông. Nếu như Đường Văn cho là sự “gần bùn” là sự quy luâ ̣t chuyển hóa kỳ diê ̣u của đời sống một loài thực vâ ̣t, bản lĩnh sống kiên đi ̣nh, kiên cường, mãnh liệt, cao quý của con người Viê ̣t Nam trong mo ̣i hoàn cảnh bất đắc dĩ , thối tha, bẩn thỉu tức chỉ hiểu “bùn” là hoàn cảnh, môi trường sống, thì Phùng Quán cũng có lí khi cho rằng “bùn” chính là nguồn gốc nuôi dưỡng sen, tại sao lại phủ định nguồn gốc ấy. Nếu có chê bài thơ này của ông thì chỉ có thể chê là những ý tưởng này đã được trình bày với một nghệ thuật thơ khá đơn điệu và nghèo nàn. Còn khó có thể phủ định tầm triết lí và tư duy thơ đầy tính triết lí của nhà thơ. Điều này có thể lí giải bởi thói quen của một người quen viết tiểu thuyết và truyện kí, những thể loại văn chương nghiêng nhiều về suy tư, coi trọng ý tưởng của nhà văn hơn là kĩ thuật ngôn từ. Những câu thơ giàu tính chất chính luận khiến cho nhiều người đặt vấn đề với khả năng và kĩ thuật thơ ca của Phùng Quán. Có thể Phùng Quán không phải là một nhà thơ quá lỗi lạc, nhưng sử dụng thơ ca để phát ngôn cho triết lí lỗi lạc thì giá trị triết lí có thể bù đắp phần nào cho giá trị thơ ca!

nghiệm thấy một điều: nỗi buồn và niềm vui có mối quan hệ mật thiết: niềm vui chắt gạn từ nỗi buồn, ở đời này, nỗi buồn thì nhiều mà niềm vui thì ít ỏi, niềm vui ngắn chẳng tày gang, còn nỗi buồn là muôn thuở: “Niềm vui như hoa tươi/ Nỗi buồn như rễ đắng/ Hoa ngày một, ngày hai/ Rễ đắng sống dai dẳng…/ Lòng quá nhiều rễ đắng/ Mà rất ít hoa tươi” (Thơ tặng Nguyễn Đức). Niềm vui là thành quả rực rỡ, hiển lộ của những chắt chiu cay đắng ẩn tàng.

Phùng Quán cũng chiêm nghiệm về lẽ sống và cái chết ở đời. Cuộc đời này là một cuộc đấu tranh cho lí tưởng đến tận cùng, nhưng rồi khi trở về kiếp khác, mọi đau khổ sẽ qua đi, chỉ còn lại một tấm lòng và đôi mắt vô tư của trẻ thơ: “Hãy đội lên đầu tôi một vành – gai – nước – mắt/ Đóng đinh câu rút tôi lên thập – tự - tình – yêu/…/ Hãy quất lên lưng trần tôi ngọn roi thương khó/ Một trăm năm sau/ Tôi sẽ rời thập tự/ Với tấm lòng và mắt trẻ sơ sinh.” (Sám hối).

Phùng Quán đã dành ngôn ngữ triết lí cho những vấn đề rất đáng tầm triết lí: về những chân lí người ta quen dùng mà quên cảnh giác, quên đặt lại vấn đề; về những giá trị trong cuộc đời của mỗi cá nhân. Tính triết lí trong thơ ông không phải học từ trường lớp nào, mà từ chính những trải nghiệm suy ngẫm về cuộc đời của chính ông, một cuộc đời đầy sóng gió, luôn luôn phải đấu tranh, phải phản tỉnh tích cực. Tính triết lí trong thơ ông nhờ đó mà có sự giản dị, dễ nhận thấy, dễ nắm bắt nhưng cũng rất sâu sắc, khó phai.

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)