Cái tôi công dân

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 34)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Cái tôi công dân

2.1.1.1. Cái tôi chiến sĩ

Thơ ca cách mạng Việt Nam xoay quanh chủ nghĩa anh hùng. Biểu hiện cụ thể nhất của chủ nghĩa anh hùng là hình tượng người chiến sĩ với ý chí quyết chiến quyết thắng, tinh thần lạc quan, chịu đựng gian khổ, tin tưởng vào một tương lai chiến thắng. Trong văn học 1945-1975, hình tượng người chiến sĩ là một trong những hình tượng trung tâm, được khai thác từ nhiều khía cạnh, ví dụ như sự gian khổ thiếu thốn từ những vật chất bình thường nhất “bộ quần áo nâu”, “chia điếu thuốc lào”, “chân không mũ giày, đầu không nón” (Lê Đức Thọ), “áo quần rách nát, lá dùng che thân” (Tố Hữu), “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” (Hồng Nguyên). Nhưng đặc điểm nổi bật và đáng quý nhất ở hình tượng người chiến sĩ, đặc điểm được nhiều nhà thơ khai thác nhất là tinh thần lạc quan, chịu đựng gian khổ, hy sinh và lòng quyết tâm đánh giặc.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành thì: “Thơ hiện đại (1945- 1975) không nói nhiều về đau thương của con người trong chiến tranh. Ngay cả những nỗi buồn, nỗi nhớ đôi khi cũng phải được “cân lượng” để không làm cho thơ yếu mềm, thiếu tính chiến đấu. Thơ đã chú ý đến những trạng thái tâm lí tích cực nhiều hơn tiêu cực. Tư duy thơ chú ý đến niềm vui nhiều hơn nỗi buồn, sự sống nhiều hơn cái chết, chiến thắng nhiều hơn chiến bại, lạc quan nhiều hơn bi quan.” [73, tr. 240].

Chúng tôi nhận thấy trong thơ Phùng Quán, mạch tư duy này xuất hiện và trở đi trở lại rất nhiều. Có thể nói rằng cái tôi chiến sĩ trong thơ Phùng Quán là một cái tôi với một trái tim bừng bừng dòng máu nóng của tinh thần chiến đấu, xả thân vì quê hương, đất nước.

Con nguyền yêu Người với tất cả máu xương Với tất cả cuộc đời con mười bảy tuổi

Và thế hệ chúng con hôm nay

Không tiếc máu để sửa soạn cho lời ca

(Đất)

Được chiến đấu vì Tổ quốc là huân chương vinh dự mà người chiến sĩ suốt đời tự hào:

Vinh dự hai lần đổ máu tươi

Cho Tổ quốc, sẹo dài in trên ngực!

Huân chương vinh quang của người Vệ quốc Tôi đeo suốt đời trên lồng ngực thanh niên

(Chân trời)

Đứng trước sự hi sinh, mất mát, nhân vật trữ tình vẫn nghĩ về cuộc chiến đấu, đồng đội, đất nước. Hình ảnh người chiến sĩ trong thơ Phùng Quán mang dấu ấn của tư duy thời đại về sự xả thân, về sự hi sinh. Nhân vật trữ tình không màng đến cái chết, chỉ lo lắng cho đại cuộc. Âm hưởng của câu thơ cũng mang tính mệnh lệnh, khẩu khí.

Nếu tôi chết

Xin các đồng chí đừng đưa tôi đi đâu hết cả Hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã

(Di chúc chiến sĩ)

Trình tự diễn tiến của giả thiết làm tăng lên cái khẩu khí của một người lính trước cái chết: Nếu tôi chết  hãy chôn tôi nơi chính tôi đã ngã  quanh mộ tôi xin trồng một nghìn mũi chông nhọn hoắt  viếng mộ tôi hãy đốt ngọn lửa đốt đồn  nếu phần mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn  hãy đào mộ tôi, quẳng hài cốt tôi đi. Trong văn hóa tâm linh của người Việt, mộ phần là nơi linh thiêng nhưng trong tư duy của người lính, phần mộ của mình vẫn nằm trong vùng chiến địa. Mộ của tôi không phải là nơi rủ bóng cây xanh “bạch đàn, liễu biếc hay thùy dương”, nơi yên nghỉ thanh bình của tâm hồn, mà là nơi giăng bẫy kẻ thù với “một nghìn

mũi chông nhọn hoắt”. Hài cốt tôi đâu có nghĩa gì so với chiến công làm tan xác kẻ thù:

Nếu phần mộ tôi là vị trí tốt để đánh mìn Xin các đồng chí đừng do dự gì tất cả Hãy đào mộ tôi lên!

Quẳng hài cốt tôi đi!

Và thay vào đó cho tôi một trăm cân thuốc nổ

(Di chúc chiến sĩ)

Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ cùng trường nghĩa “cái chết”: “mộ”, “hương”, “hài cốt” để đối lại với những từ ngữ cùng trường nghĩa “chiến tranh”: “mũi chông”, “ngọn lửa đốt đồn”. “đánh mìn”, “thuốc nổ”. Việc đặt trong thế đối sánh như thế làm cho hình ảnh, tầm vóc và khí thế của con người vượt lên trên sự tàn khốc của cuộc chiến. Dường như người đọc cảm nhận thấy một nụ cười điềm nhiên, lạc quan trước cái chết, thấy được một tư duy về sự hồi sinh. Cái chết ở đây gieo mầm cho sự sống, mở ra hi vọng về sự thắng lợi. “Cách nghĩ về cái chết như thế là rất phổ biến trong thơ hiện đại. Thơ hiện đại đã không đối lập sự sống và cái chết mà đã chú ý đến sự kế thừa, tiếp nối có tính liên tục giữa các thế hệ, giữa những người đang sống với những người đã khuất. Quan niệm đó xuất phát từ tư tưởng triết học đề cao cái chung, cái cộng đồng, cái được to lớn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.” [73, tr. 241]

Nhưng có thể nói vì niềm say mê, lạc quan, lí tưởng mà Phùng Quán cũng như nhiều nhà thơ cùng thời đã không để ý đến những mặt khác của cuộc chiến. Ở góc độ này, tư duy thơ của Phùng Quán ít nhiều ảnh hưởng bởi tư duy của thời đại, tư duy của một thế hệ. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành thì “đôi khi thơ đã phớt lờ những tiếng khóc nỉ non nơi xóm cùng ngõ vắng của những số phận cá nhân. Thơ ca nói riêng, văn học nói chung trong những năm 1945-1975 đã không chú ý nhiều đến những người lính đào ngũ, những sĩ quan chiêu hồi, những đại tá đứng trước vành móng ngựa vì tham ô và buôn lậu. Điều đó hoàn toàn giải thích được và chấp nhận được đối với một nền thơ đánh giặc, thơ thời chiến. Nhưng mặt khác cũng phải thừa nhận rằng, trong những năm 1945-1975, anh bộ đội cụ Hồ có

một vẻ đẹp thật sự, là “Anh”, là “Chú” viết hoa, là con người tượng trưng cho sức mạnh quật khởi của dân tộc. Anh là niềm tin của hàng chục triệu người. Hình ảnh anh bộ đội trong thơ càng làm nổi rõ tính thống nhất của cả một nền thơ về tư tưởng và phương pháp, tính tập trung của biểu tượng, tính định hướng của tư duy. Đồng thời chúng ta cũng thấy được những hạn chế nhất định của thơ về khả năng bao quát hiện thực và sự phong phú của tưởng tượng thơ 1975 về trước.” [73, tr. 241-242]

2.1.1.2. Cái tôi công dân trăn trở trước những vấn đề của đất nước

Phùng Quán luôn yêu nước bằng một tình yêu mãnh liệt, đầy tự hào. Kể cả trong quãng thời gian chưa được minh oan, phục hồi hội tịch, phải đi lao động cải tạo, ông vẫn luôn nhắc về Tổ quốc với niềm tự hào, luôn hướng đến một lí tưởng là xã hội “Cộng sản”: “Hát vang ta đi mau/ Đến chân trời cộng sản” (Chân trời)

Tình yêu nước ấy thể hiện trong niềm tự hào về từng địa danh của Tổ quốc. Trong bài thơ Tôi muốn mời đến Tổ Quốc tôi, nhà thơ đã liệt kê rất nhiều địa danh của đất nước. Nét vẽ về Tổ quốc của nhân vật trữ tình chưa thật đặc sắc, nhưng đọc lên ta thấy sự chân thành, chân thành trong cả cách ngoa dụ mượn của dân gian: “vượt qua một vạn con sông, một vạn trái đồi.” Tổ quốc trải dài, bao la, bát ngát, Tổ quốc anh hùng, vĩ đại, đã lành những vết thương chiến tranh, “tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi” để các bạn chiêm ngắm và chia sẻ cùng tôi niềm tự hào về dải đất này:

- Bạn hãy vượt qua một vạn con sông, một vạn trái đồi Thấy một xứ sở giang tay ôm biển lớn

Việt Bắc, Trường Sơn, núi cao, rừng rậm Đồng Tháp Mười mỏi cánh cò bay

Lòng chảo Điện Biên vạn quân thù tan nát ở đây Đồn lũy hôm qua xanh màu ruộng cấy…

(Tôi muốn mời đến Tổ quốc tôi)

Theo nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi, sau một thời gian đọc lại bài thơ này, ông thấy không hay nữa. Nguyễn Bùi Vợi đã nhận thấy một đặc điểm đáng chú ý của thơ Phùng Quán, đó là cách biểu hiện nội dung rất rõ ràng, rành mạch, không phải là

cách biểu hiện của thơ hay. Đồng thời ông cũng nhận ra rằng phải có một nguyên nhân nào đó khiến cho những lời thơ không trang sức, gọt giũa như vậy có thể gây một tác động lớn như thế đến ông cũng như bao thế hệ thanh niên. Thì ra đó là cái bầu không khí hừng hực khí thế, và chính ngọn lửa nhiệt huyết của Phùng Quán khi đọc thơ đã khiến cho bài thơ trở nên hào hùng, lôi cuốn. “Càng lớn tuổi lòng yêu thương những bài thơ ấy cứ giảm dần và sắp đến tuổi “cổ lai hy” thì lại có phần khó chịu vì hiểu ra thơ không phải như thế, thơ không được nói trực tiếp, không được nhiều lời, không được đao to, búa lớn, thơ nói chuyện này mà bắt người đọc phải nghĩ về chuyện kia, nói trời mây mà nói đến lòng người đang buồn thăm thẳm… Sau này, tôi biết trong bộ đội, Phùng Quán là tay độc tấu rất giỏi, sôi sục, lôi cuốn.” [51, tr. 226-227] Phải đặt bài thơ này trong không khí thời đại của nó mới hiểu hết những lời phóng khoáng, sôi sục của Phùng Quán. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, hình ảnh Tổ Quốc trong thơ vẫn còn chung chung, chưa rực rỡ, đẹp đẽ. Sau khi hòa bình lập lại, tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội sục sôi ở miền Bắc dường như trùng với tinh thần phơi phới, hồi xuân của nhiều nhà thơ. Sự trùng hợp này càng làm cho thơ viết về Tổ Quốc trở nên đằm thắm hơn, thiết tha hơn, rạo rực hơn. Hình ảnh Tổ Quốc lúc này được khai thác chủ yếu ở phương diện “giàu đẹp”. Thơ ca hướng đến ca ngợi những sắc màu của cuộc sống, những lộng lẫy của Tổ Quốc. Hình ảnh “đất nước sang trang”, “lịch sử sang trang”, “cuộc đời sang trang” được nhắc lại nhiều lầm trong thơ. Tổ quốc được các nhà thơ hình tượng hóa như một con tàu vừa nhổ neo, cưỡi sóng ra khơi, đi tới những bến bờ hạnh phúc: “Ôi, tương lai như hải cảng lắm tàu” (Chế Lan Viên); “Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền rẽ sóng mũi Cà Mau” (Xuân Diệu), “Hết đêm rồi đời lật sang trang” (Chế Lan Viên), “Xưa là rừng núi là đêm/ Giờ thêm sông biển, lại thêm ban ngày” (Tố Hữu). Hiện thực cuộc sống mới tràn vào thơ với một không khí vui vẻ, sắc màu rực rỡ: “Lúa chiêm phơi chiếu bạc, chiếu vàng” (Chế Lan Viên), “Ngẩng đầu lên trong sáng tuyệt trần” (Tố Hữu), “Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát/ Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” (Nguyễn Đình Thi) “Với cách nghĩ đó, thơ thời kì này thiên về các biểu tượng “non sông gấm vóc” những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vựa lúa dào dạt

như sông biển, “những đàn trâu Việt Bắc béo tròn”… Tư duy thơ thường liên hệ với “quá khứ buồn thương” để nêu bật lên những hình ảnh của “hiện tại huy hoàng” và “tươi lai tươi sáng”. [73, tr. 223-224]

Trong thơ kháng chiến, hình ảnh “nhân dân” là một hình ảnh thực sự quan trọng, luôn song hành cùng hình ảnh đất nước. Các nhà thơ đã khai thác hình ảnh “nhân dân” từ nhiều góc độ khác nhau. Có người ngợi ca sức mạnh của nhân dân như một điều gì đó vĩnh hằng, đại diện của một truyền thống lịch sử. Có người chọn miêu tả những cảnh đời và con người cụ thể. Có người thể hiện nhân dân như biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong tư duy của Phùng Quán, ông không chọn lựa hình ảnh nhân dân với sức mạnh phi thường, ông không xây dựng một nhân dân với tầm vóc lịch sử, vĩ đại. Từ những điều giản dị nhất, ông xây nên hình ảnh một dân tộc “dị thường”, gan góc:

Dân nước tôi

Hay cười khi đang khóc Lành như cơm

Gan góc đến dị thường Chiến đấu trúng thương Đem cưa gỗ cưa chân

Lên bàn mổ? Thiếu thuốc mê Tạm thay bằng thuốc lá

(Trường ca hòa bình)

Nhân vật trữ tình đã nhận thấy cái đặc điểm khác người, cái gan góc dị thường của nhân dân trong chiến tranh, nói đúng ra là đã “bắt” được cái thần của dân tộc. Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất lại có những cách xử lí vấn đề rất dân dã, đời thường, điềm nhiên, tĩnh tại. Gắn bó với những gì đời thường nhất, nhân dân cũng xử trí với các vấn đề bằng những gì đời thường nhất. Chính cách ứng xử đời thường ấy đã làm nên hình ảnh vĩ đại lạ thường của những con người chân chất, mộc mạc.

Nhân dân dân dã, đời thường và nhân dân chính là nguồn gốc, sức mạnh nội tại, tiềm ẩn của dân tộc:

Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen Nhị vàng, bông trắng, lá xanh… Tất cả, tất cả, tất cả!...

Là do bùn hôi nuôi dưỡng

Ngay cả hương thanh khiết ra đặt lên bàn thờ cúng Cũng là xương thịt của bùn tanh!

Như nhân dân

Gian truân, thầm lặng, vô danh

Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ…

(Hoa sen)

Về bài thơ này, Hoàng Thái Sơn cho rằng Phùng Quán đã “quay lưng lại với triệu triệu đồng bào”. Rõ ràng, ở đây, Phùng Quán đã tôn vinh nhân dân với thái độ thành kính, nể phục: nhân dân cần lao gian truân vất vả là thế nhưng thật thầm lặng, khiêm nhường; nhân dân vô danh là thế nhưng nhân dân đã sinh ra những con người tinh hoa “anh hùng”, “nghệ sĩ” cho đất nước. Nhân dân mới chính là nguồn gốc, là sức mạnh của dải đất này.

Khi đất nước chia cắt hai miền, nỗi niềm đau đáu hướng về miền Nam, khát vọng thống nhất Tổ quốc trở thành cảm xúc chung cho bao thế hệ nhà thơ. “Khát vọng về độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc thường được các nhà thơ ví von với tình cảm ruột rà: “con một cha, nhà một nóc”, “anh em một nhà”, “con Lạc cháu Hồng”… có thể nói không quá rằng, tư duy thơ đã liên tưởng theo một mô típ quan hệ gia đình để biểu hiện chiều sâu của quan hệ cộng đồng. Trong thời kì đất nước bị chia cắt, tình cảm đồng bào, tình đoàn kết Bắc – Nam được ví với tình ruột thịt. “Miền Nam là máu của Việt Nam, là thịt của Việt Nam.”, “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “anh em ruột thịt đấu tranh một lòng”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”… Đó là một đặc điểm tâm lí sâu sắc gắn với tư duy cộng đồng người Việt được phản ánh trong thơ ca cách mạng.” [73, tr. 232]. Trong thơ của Phùng Quán, cũng xuất hiện tư duy hình ảnh ruột thịt ấy: “Nửa nước/ miền Nam/ đau thương/ tù tội. Nửa nước/ miền Bắc/ kiến thiết/ hòa bình.” Và “Từng phút giây cắt ruột nhớ miền Nam

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, có một hình tượng vĩ đại đã đi vào bao tác phẩm của các thế hệ nghệ sĩ. Đó là hình tượng Bác. Nhưng trong thơ Phùng Quán ít có hình ảnh Bác. Theo thống kê của chúng tôi, hình ảnh Bác được Phùng Quán nhắc đến ba lần trong Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo. Chúng tôi nhấn mạnh là ông chỉ “nhắc” đến chứ chưa có sự xây dựng cụ thể hình tượng. Cùng thời với ông, trong thi phẩm của những nhà thơ như Chế Lan Viên, Tố Hữu,… ngập tràn hình ảnh của lãnh tụ. Nhưng dù là trong thời kì say sưa với cách mạng nhất hay trong thời kì đã tổn thương vì vụ Nhân văn-Giai phẩm thì trong thơ Phùng Quán hình ảnh lãnh tụ luôn vắng bóng. Đây cũng là điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh khi nói đến tư duy thơ của Phùng Quán. Thơ ông, có nhiều bài thể hiện một tư duy chính trị và tư tưởng không có gì mới lạ so với những nhà thơ cùng thời. Vẫn những say mê lí tưởng cách mạng, vẫn nhiệt thành chống lại chủ nghĩa đế quốc, vẫn khát khao tới tự do và chủ nghĩa xã hội song chủ nghĩa thần tượng hay sùng bái cá nhân, sùng bái lãnh tụ không có trong những tự sự thơ ca của ông. Trong thơ ông, những lãnh tụ như Stalin, Lenin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành không xuất hiện, trong thơ ông, không có những lời ca tụng lãnh tụ

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)