Cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.Cái tôi trữ tình

Thơ Phùng Quán chủ yếu là tư duy hướng ngoại gián tiếp. Trong thơ ông ít có đại từ nhân xưng “ta”. Theo thống kê của chúng tôi, chỉ có 4 bài/74 bài ông sử dụng chữ “ta”. Trong số đó, chữ “ta” trong bài thơ Say hoàn toàn đồng nhất với chữ “tôi”: “Ta cười thân ta/ Thiên sinh ngã tài…/ Mà ta vô ích/ Vô ích! vô ích!” Ở bài Chân trời, chữ “ta” chỉ xuất hiện một lần: “Hát vang ta đi mau!”. Ở Trường ca cây cà, có một đại từ nhân xưng “ta” xuất hiện: “Tổ quốc ta đủ cà đủ muối/ Đủ đất nung cả ngàn chiếc vại.” Trong bài Hoa sen, đại từ nhân xưng “ta” xuất hiện hai lần: “Tất cả là trong một chữ gần/ Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột” và “Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng/ Cũng là xương thịt của bùn tanh.” Điều này cho thấy sự ít ỏi, hiếm hoi của cách dùng đại từ nhân xưng “ta” trong thơ Phùng Quán. Nhìn từ xu hướng chung của thơ ca cách mạng là hướng đến cái chung thì tư duy thơ của Phùng Quán đã đi đúng nhịp điệu chung ấy. “Hướng ngoại gián tiếp là một trong những đặc điểm quan trọng của tư duy thơ Việt Nam thời hiện đại. Thơ ca nhằm mục đích mô tả hiện thực trong quan hệ trực tiếp với chủ thể. Chủ thể có khi chỉ là một cái tôi rất nhỏ nhoi, rất mờ nhạt trước hiện thực rộng lớn. Nhưng vai trò của nó quan trọng ở chỗ, nó tạo cho thơ có được chiều sâu tình cảm và tư tưởng. Nó vừa đảm bảo cho thơ mô tả được hiện thực, đưa hiện thực vào thơ một cách phong phú, vừa tạo cho thơ có được khả năng bộc lộ những tình cảm của chủ thể trước đối tượng ấy. Nó dễ tạo được sự hài hòa giữa nội và ngoại, giữa chủ thể và khách thể trong hình tượng thơ.” [73, tr. 218] Khi mà “Thơ ca chúng ta từ cách mạng tháng Tám lại đây chủ yếu là hướng về cái chung, ngợi ca những tình cảm có tính tập thể, cộng đồng. Độc lập tự do và cuộc sống hạnh phúc là lí tưởng chung cho mọi người Việt Nam yêu nước, và cũng là lí tưởng của cả nền thơ cách mạng từ hơn nửa thế kỉ nay. Trong một chừng mực nhất định, cái riêng trong thơ đã trở thành một phương tiện để biểu hiện cái chung, cái tôi là phương tiện để phản ánh cái ta.” [73, tr. 268] Khi mà “xét toàn bộ nền thơ thì tính chất của nó là một hoạt động của ý thức xã hội. Nhưng nếu xét từ góc độ tâm

lí sáng tạo thì thơ thuộc phạm trù ý thức cá nhân. Đã là ý thức cá nhân thì vô cùng đa dạng và phong phú và không phải bao giờ cũng được quy định bởi mục đích xã hội.” [73, tr. 270] Và việc nhà thơ chú ý đến cái riêng chính là góp phần để định hình một phong cách riêng, là hướng tư duy hiện đại. Bước đầu, chúng tôi cho rằng tư duy hướng ngoại gián tiếp là cách để Phùng Quán thể hiện lí tưởng của mình thông qua hệ thống nhân vật trữ tình.

Một phần của tài liệu Thơ Phùng Quán từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 33)