Tính biểu tƣợng: Caddy đƣợc biểu hiện qua những hình ảnh

Một phần của tài liệu Nhân vật Caddy trong Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner (Trang 56)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Tính biểu tƣợng: Caddy đƣợc biểu hiện qua những hình ảnh

gián tiếp

Theo lí luận nhận thức, biểu tượng là hình thức cao nhất của trực quan sinh động. Biểu tượng xuất hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật, do tri giác đem lại, là hình ảnh của sự vật được lưu giữ trong chủ thể nhận thức khi chúng không còn hiện diện nữa.

Biểu tượng theo Từ điển Tiếng Việt là dấu, là hình ảnh biểu hiện. Biểu tượng gần gũi với kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ… Nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ tạo ra những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ước đơn giản giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt, có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức.

55

dựng bằng ngôn từ nghệ thuật. Theo C.G.Jung: Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta.

Khi biểu tượng là một thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ học, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hiểu theo nghĩa rộng, nhìn từ đặc trưng phản ánh hiện thực bằng hình tượng của văn học nghệ thuật, có thể xem tác phẩm văn học như là một biểu tượng, một chỉnh thể thẩm mỹ chứa nhiều thông điệp. Việc giải mã biểu tượng góp phần giúp chúng ta hiểu được những giá trị riêng biệt, độc đáo của tác phẩm. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, là một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có sức biểu hiện lớn.

Nhìn ở góc độ này, biểu tượng trong tác phẩm văn học là một “nhân vật” đặc biệt, được hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là con vật, đồ vật, hình ảnh, hình tượng… gọi chung là các dạng thức biểu hiện ý nghĩa của tác phẩm văn học. Đó là một thủ pháp đặc biệt để tác giả thể hiện ý đồ sáng tạo.

Trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, nhân vật Caddy là nhân vật trung tâm của toàn bộ tác phẩm đã được xây dựng bởi rất nhiều biểu tượng đặc biệt, giúp gắn kết các sự kiện rời rạc trong tác phẩm. Những hình ảnh được nhắc đến nhiều trong tác phẩm là cây, mùi hương, ngọn lửa, đồng hồ, nước, cây cầu… Trong đó loạt hình ảnh mang tính biểu tượng về nhân vật Caddy được phác họa nhiều đó là ngọn lửa cây. Bên cạnh đó biểu tượng Đức mẹ Đồng trinh cũng là một hình ảnh ẩn dụ của Caddy, chúng tôi sẽ đề cập và phân tích cụ thể ở Chương 3.

2.2.1. Ngọn lửa

56

một niềm yêu thích không sao có thể thiếu vắng được. Ánh lửa quyến rũ tâm hồn Benjy như một sự mơ màng, lấp lánh, vừa bất biến vừa có hình dạng biến đổi uyển chuyển. Ngọn lửa lúc nào cũng gần gũi và thân thương với Benjy, bởi thế ngọn lửa cũng chính là biểu tượng của nhân vật Caddy. Ánh lửa luôn gợi nhắc Benjy về Caddy với những cảm xúc thân thương, nồng ấm.

Theo một số truyền thuyết, chúa Ki tô (và các thánh) tái sinh cơ thể bằng cách đi qua lò lửa của xưởng rèn. Những người theo Đạo giáo bước vào lửa để tự giải phóng khỏi thân phận mà con người phải chịu đựng. Họ bước vào lửa mà không bị thiêu cháy. Các cổ thư của người Ailen nhắc đến ngày hội Beltaines. Vào ngày 1-5, khởi đầu mùa hè, các giáo sĩ đốt những đống lửa cho gia súc đi qua đó để phòng ngừa các bệnh dịch. Lửa có ý nghĩa tẩy uế và gắn liền với sự tái sinh. Trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ,

lửa được nhắc đến nhiều nhất trong dòng tâm tư của Benjy và lửa chính là biểu tượng của sự tái sinh tâm hồn chàng khờ này. Ngọn lửa gợi nhắc đến những gì đẹp đẽ thân thương và gần gũi nhất với Benjy. Ngọn lửa cũng chính là biểu tượng gợi cho người đọc suy tưởng đến hình ảnh Caddy.

“Có một ngọn lửa trong lò và T.P ngồi lên đuôi áo ở trước lò, cởi nó sáng rực” [15, tr. 49].

“Cô làm bà khóc làm gì, Dilsey nói, sao cô lại để cậu ấy tới đó?

Nó chỉ đến nhìn lửa, Caddy nói. Mẹ nói cho nó biết cái tên mới của nó. Nào ai định làm mẹ khóc đâu” [15, tr. 89].

“Và rồi chị gục đầu vào lòng tôi và chị khóc, ôm lấy tôi, và tôi òa khóc. Rồi tôi lại nhìn ngọn lửa và những hình thể êm ái sáng ngời lại di động. Tôi nghe thấy đồng hồ và mái nhà và Caddy” [15, tr 91].

“Versh đặt tôi xuống và chúng tôi đi vào phòng mẹ. Có ánh lửa. Nó chập chờn trên những bức tường. Có một ngọn lửa khác trong gương…”

57

“Caddy tới và cúi xuống giường và tay mẹ đưa ra trong ánh lửa. Những chiếc nhẫn của bà nhảy nhót trên lưng Caddy” [15, tr. 98].

“Đừng khóc, mẹ”, Caddy nói. “Mẹ lên gác nằm đi, kẻo ốm mất. Con sẽ kêu Dilsey”. Chị dẫn tôi tới chỗ ngọn lửa và tôi nhìn những hình thể sáng ngời, êm dịu. Tôi nghe thấy lửa và mái nhà” [15, tr. 101].

Ngay cả khi ánh sáng ấy vụt tắt trong đầu Benjy thì dòng tâm tư vẫn hướng về Caddy: “Những hình thế lại chập chờn, ở phía bên kia, chúng lại bắt đầu lướt qua, sáng loáng vùn vụt và êm ả, như khi Caddy bảo mình đi ngủ lúc nào” [15, tr. 26].

Caddy dù biến mất khỏi thực tại bi thương của gia đình Compson nhưng vẫn là hình ảnh đẹp đẽ, trong sáng nhất của Benjy: “Caddy ôm lấy tôi và tôi nghe thấy tất cả chúng tôi, và bóng tối, và những gì tôi ngửi thấy. Và rồi tôi nhìn thấy các cửa sổ, nơi cây cối rì rầm. Rồi bóng tối bắt đầu biến thành những hình thể êm ả, sáng ngời, như nó luôn luôn thế, ngay cả khi Caddy nói rằng chị đã ngủ rồi” [15, tr. 116].

Không chỉ ở Benjy có ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, mà ở Quentin, ngọn lửa ấy cũng đầy đủ hình hài, ngọn lửa ấy cũng tồn tại ở nhiều cảm xúc, khi hờn giận, lúc yêu thương. Ngọn lửa ấy cũng chính là hiện thân, là biểu tượng của Caddy: “Giá như địa ngục ở ngay bên kia: ngọn lửa tinh khiết hai đứa mình hơn là chết. Rồi em sẽ chỉ có anh rồi chỉ có anh rồi hai đứa giữa sự chỉ định và nỗi kinh hoàng bên kia ngọn lửa tinh khiết”. Và rồi, hình ảnh ấy lại lặp lại: “Rồi chỉ có em và anh giữa sự chỉ định và nỗi kinh hoàng được ngọn lửa tinh khiết bao quanh” [15, tr. 171]. Sự giận dữ, đau đớn khi Caddy tình tự với người yêu cũng khiến Quentin không sao có thể bình tĩnh nổi, nhìn Caddy, Quentin cũng thấy ngọn lửa rực lên nỗi căn giận: “Em làm hắn nhìn em phát điên lên Anh thấy chuyện đó thế nào? Vết bàn tay tôi hằn đỏ trên mặt em như một ngọn đèn bật dưới tay tôi mắt em sáng rực” [15, tr. 194]. Ngọn lửa tinh khiết ấy tồn tại trong Quentin như

58

một ám ảnh: “Giá như địa ngục ở ngay bên kia: ngọn lửa tinh khiết hai đứa mình hơn là chết”. Ngọn lửa ấy được Quentin nghĩ lặp lại liền mạch như một hy vọng chua chát rằng ở đó hàm chứa sức mạnh che chở gắn kết tình yêu tội lỗi. Những hình ảnh ấy luôn thường trực, ám ảnh Quentin, như là một ảo ảnh về một Caddy tinh khiết, yêu thương nhưng cũng đầy ghen tuông, hờn giận.

2.2.2. Cây

Trong tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ, biểu tượng cây xuất hiện với tần xuất dày đặc. Cây như là biểu tượng của sự trinh nguyên, trong trẻo, giúp thanh lọc tâm hồn Benjy và Quentin. Cây cũng chính là hiện thân của Caddy qua con mắt, qua dòng tâm tư của Benjy và Quentin. Những suy nghĩ, cảm nhận về cây cũng thay đổi theo cảm xúc của hai nhân vật này ở mỗi biến cố liên quan đến Caddy.

Trong thế giới của Benjy, những cây cối, hoa cỏ, ánh sáng, mưa, nắng gió… luôn chất đầy và được biểu hiện qua mọi giác quan, nhưng không bao giờ toàn vẹn như nó tồn tại. Chỉ có cảm nhận của Benjy về sự tồn tại của sự vật ấy mới đầy đủ và rõ rệt, nhưng chẳng ai nhận ra được những cảm nhận riêng có của gã khùng này ngoại trừ chị Caddy. Benjy không chỉ nhìn, không chỉ cảm thấy sự vật, mà Benjy còn ngửi được cả sự tồn tại của nó. Benjy như sống hòa vào thiên nhiên và tồn tại cùng mọi “giác quan” của tạo hóa. Benjy coi chị Caddy của mình như một báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho cậu, nếu thiếu, cậu sẽ rền rĩ, đau đớn. Caddy như chính thiên nhiên tươi đẹp của cậu, Benjy cảm nhận chị Caddy của mình bằng mọi giác quan, Benjy ví chị như một loại cây và yêu quý chị bởi chị “có mùi cây”:

“Ê, Benjy”, Caddy nói. Chị mở cổng đi vào và cúi xuống. Caddy có mùi lá cây. “Em đón chị phải không”…

59

muốn nói gì với Caddy nào?” Caddy có mùi cây như lúc chị bảo mình đi ngủ nào [15, tr. 17].

“Caddy quỳ xuống ôm choàng lấy tôi và áp khuôn mặt mát lạnh sáng ngời của chị vào mặt tôi. Chị có mùi như cây” [15, tr. 21].

Caddy hiện lên đẹp đẽ, ân cần và trong sáng trước Benjy với mùi cơ thể toát ra như “mùi cây”, nhưng khi Caddy làm gì khiến Benjy không hài lòng là cậu lại khóc rống lên và mùi cây biến mất: “Caddy ôm choàng lấy tôi, và tấm voan ngời sáng của chị, tôi không còn ngửi thấy mùi cây nữa và tôi òa khóc” [15, tr. 66]. Đó là khi Caddy biết ăn diện và điệu đà khi mặc bộ đồ diêm dúa. Là khi Caddy xức nước hoa thì mùi cây thân thương, trong trẻo ấy cũng tan biến, chỉ đến khi Caddy rũ bỏ những thứ diêm dúa đó thì Benjy lại thấy mùi cây ấy trở về:

“Caddy có mùi như cây. “Chúng em không thích nước hoa”, Caddy nói.

Caddy có mùi như cây” [15, tr. 70].

Nếu như Benjy “miêu tả” Caddy qua biểu tượng cây bằng khứu giác (ngửi thấy “mùi cây”), thì Quentin lại miêu tả sinh động hơn, trong đó Caddy được miêu tả bằng hình hài cây kim ngân. Mỗi lần hình ảnh Caddy trở về trong tâm thức của Quentin, thì mùi hương kim ngân lại trở về “mùi kim ngân lâm thâm và lâm thâm” và “kim ngân có lẽ là mùi hương buồn thảm nhất”, “một gương mặt trách móc, đẫm lệ một mùi hương của long não và kim ngân và của nước mắt một giọng thổn thức đều đều và êm dịu bên kia cánh cửa mập mờ cái hương thơm mùi hoàng hôn của hoa kim ngân…” [15, tr. 141]. “Xung quanh yên tĩnh, hầu như không một bóng người đầy mùi kim ngân hỗn độn. Lẽ ra em phải bảo tôi đừng để mặc tôi ngồi trên thềm nhà nghe tiếng cửa em đóng sầm lúc hoàng hôn nghe tiếng Benjy vẫn khóc Bữa tối lẽ ra em phải xuống để mùi kin ngân hỗn độn đầy trong đó” [15, tr. 188], “đầu gối em mặt em ngước nhìn trời mùi kim ngân trên mặt em và cổ em” [15, tr. 213]. Rồi tình yêu và sự ghen tuông bệnh

60

hoạn đã khiến cho Quentin thấy đó là “mùi hương thảm nhất”, đau đớn nhất, ngột ngạt khiến anh bực bội: “nghe này anh đã lừa em lâu nay chính là anh em tưởng anh ở trong nhà nơi mùi kim ngân chết tiệt ấy cố đừng nghĩ nữa cái đu những cây bách hương những thủy triều bí mật…” [15, tr. 214], “rồi em nói về hắn hai tay ôm gối hơi ngửa mặt ra sau trong ánh sáng xám mùi kim ngân trong phòng mẹ có đèn và cả phòng Benjy nơi T.P. đang cho nó ngủ” [15, tr. 217]. Không gian dù ở đâu cũng tràn ngập mùi kim ngân, thấp thoáng ngọn lửa tinh khiết, bóng những đóa hồng… Tất cả đều gợi nhớ về Caddy.

Trong chương hai, mùi kim ngân trở đi trở lại 21 lần với những trạng thái khác nhau. Khi mùi hương ấy là sự thanh lọc tâm hồn, khi thì lại là mùi hương tù đọng, khổ đau dằn vặt tâm hồn Quentin. Mùi hương ấy luôn quẩn quanh, vây kín tâm hồn Quentin, như hình ảnh Caddy lúc nào cũng hiện về trong tâm trí, như một Định mệnh, như một lời nguyền không sao giải nổi.

Mùi hương kim ngân là hình ảnh của Caddy, hay phải chăng chính là mùi hương luôn ám ảnh tâm trí Benjy “Caddy có mùi như cây”, đó là hương thơm của sự trong trắng, thuần khiết của Caddy. Biểu tượng cây đó chính là hiện thân của Caddy, với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, đan xen hỗn độn.

2.3. Caddy: Xuất hiện và biến mất - Từ thực đến ảo

Caddy bị buộc tội hủy hoại danh giá của dòng họ Compson. Nhưng tội lỗi ấy không được cứu rỗi. Ngoại trừ bố nàng - người vẫn dành một tình yêu đặc biệt cho đứa con gái bé bỏng, người phần nào thấu hiểu Caddy rồi cũng ra đi, chôn vùi dưới nấm mồ vô hồn. Ngay cả bà hầu Dilsey - người đã từng yêu thương Caddy, xuất hiện nhiều nhất ở chương cuối, người đọc cũng hầu như không thấy bà nhắc đến Caddy, cũng không mảy may cứu

61

vớt và thấu hiểu tâm hồn Caddy… Có thể thấy, qua từng nhân vật, từng biến cố, qua thời gian, qua từng trường đoạn, từng chương trong tác phẩm, hình ảnh Caddy biến mất vào hư vô. Đó là cách thể hiện một nhân vật đang dần dần tiêu tan. Đó là cách thể hiện một nhân vật đang dàn tiêu tan.

Đây cũng là một điểm đặc biệt trong cách xây dựng nhân vật của William Faulkner. Nhân vật chính không được xuất hiện trực tiếp, càng không được bày tỏ cảm xúc, hành động của chính mình, mà phải thông qua một người kể chuyện khác. Nhưng nhân vật chính Caddy qua từng điểm nhìn cũng không được vun đắp, xây dựng rõ nét hơn mà trái lại, càng ngày càng mờ nhạt. Rõ rệt nhất từ điểm nhìn của Benjy rồi đến điểm nhìn của Quentin và mờ nhạt ở điểm nhìn của Jason, hay nói đúng hơn là ở điểm nhìn của Jason, anh ta cố tình xóa bỏ hình hài của Caddy, chỉ cho cô xuất hiện mỗi khi nói đến giá trị đồng tiền, giá trị vật chất và tội danh hủy hoại dòng họ. Đến điểm nhìn ngôi thứ ba ở chương cuối, Caddy dường như chỉ còn là dư âm của tiểu thuyết, chỉ còn là dư âm trong cái nhìn khách quan khi soi vào mỗi nhân vật trong Âm thanh và cuồng nộ mà thôi. Đọc cả tác phẩm người đọc đều thấy tác phẩm có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện, có sự phân mảnh, cốt truyện trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gẫy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Cái gọi là “nội dung câu chuyện” không còn rõ ràng, lớp lang không theo trình tự thời gian mà trở nên khó nắm bắt.

Một điểm hấp dẫn khác dễ nhận thấy ở tiểu thuyết này đó là, càng ở cấp độ tâm lý hoảng loạn, rối loạn về tinh thần khác nhau thì hình ảnh Caddy lại hiện ra khác nhau, và nó cũng là tác nhân khiến cho hình ảnh Caddy rõ

62

nét hay mờ ảo. Từ Benjy - một gã khùng, điên và không có tư duy, không lý trí thì Caddy lại hiện lên rõ mồn một với từng hành động cử chỉ, một cách khách quan không đoán định; đến Quentin một người anh cả trong gia đình nhưng thiếu đi sự cứng rắn, là một tri thức nhưng yếu mềm, thiếu quyết đoán mà chỉ có một tâm trạng hoảng loạn, căng thẳng tột độ, ở đó

Một phần của tài liệu Nhân vật Caddy trong Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner (Trang 56)