7. Đóng góp của luận văn
1.4. Caddy trong con mắt của ngƣời kể chuyện chƣơng cuối
Nếu như quan sát kỹ suốt từ chương một tới chương bốn, người đọc sẽ thấy William Faulkner dường như đã không “xây đắp” chân dung từ ngoại hình đến tính cách của Caddy một cách vẹn toàn, rõ nét hơn, mà thay vào đó, có vẻ như Caddy ngày càng bị mờ nhạt, phôi pha trong từng lời người kể chuyện, trong từng điểm nhìn của mỗi nhân vật. Hình ảnh Caddy phần nào bị mờ nhạt đi. Có phải là do William Faulkner muốn làm cho Caddy của ông mờ nhạt đi chăng khi mà Caddy như một tình yêu lớn của Faulkner? Thực tế, khi tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ hoàn thành và xuất bản, Faulkner vẫn còn nhiều cảm giác day dứt, luyến tiếc. Ông không thể nói rằng nó đã được hoàn thành, và sau 20 năm xuất bản lần đầu cuốn tiểu thuyết, ông đã phải cho ra đời một bản "Phụ lục" vào mùa thu năm 1945 với nhan đề Portable Faulkner: "Vâng... Đầu tiên tôi chọn một phần với sự xuất hiện của Benjy nhưng chừng ấy là không đủ vì vậy tôi đã viết một phần Quentin.. Điều đó vẫn không đủ khiến tôi hài lòng, tôi để cho Jason tự nói ra suy nghĩ, cố gắng chừng đó vẫn không đủ, và như vậy
38
khoảng hai mươi năm sau đó, tôi đã viết một phụ lục cho cuốn tiểu thuyết này và vẫn đang cố gắng để khiến cuốn sách thỏa mãn mong ước” [43].
Ở một phía khác, ông thú nhận ông luôn lo lắng triền miên về Caddy: “Tôi thấy rằng tôi đã không nói về vấn đề thời gian. Tôi đã cố gắng để nói kể về cô ấy một lần nữa, một câu chuyện tương tự thông qua đôi mắt của người anh trai khác. Và nó không còn là nó nữa, câu chuyện đã trở nên khác hẳn. Tôi nói về cô ấy lần thứ ba thông qua con mắt của người anh em thứ ba. Câu chuyện đã khác. Tôi đã cố gắng để thu thập các mảnh ghép lại với nhau và lấp đầy khoảng trống bằng cách làm cho bản thân nhân vật là người phát ngôn. Câu chuyện vẫn không hoàn thành, cho đến khi 15 năm sau khi cuốn sách được xuất bản khi tôi đã viết như một phụ lục cho một cuốn sách với những nỗ lực cuối cùng để có được những câu chuyện diễn tả được tâm trí của tôi, để bản thân tôi có thể thanh thản từ câu chuyện ấy.
"Giấc mơ" là gì? "câu chuyện" là gì? Tất nhiên đó là Caddy và câu chuyện của cô. Faulkner không nghĩ rằng ông đã hoàn thành câu chuyện về cô, ông đã có rất nhiều thứ để viết về Caddy. Tuy nhiên cô không bao giờ nói ra cho mình [43].
Khi được hỏi tại sao Faulkner không dành một phần của chuyện để Caddy nói về mình, hoặc nói về lý do tại sao cô ra đi, Faulkner đã trả lời: "vì Caddy quá đẹp và quá tinh tế nên cần giảm bớt hình ảnh thực của cô để nói về những gì đang diễn ra, tôi đam mê cô ấy tới độ muốn nhìn thấy cô ấy qua đôi mắt của người khác, tôi nghĩ Và rằng thất bại và tôi đã cố gắng đưa bản thân mình vào ở phần thứ tư để nói với những gì đã xảy ra, và tôi vẫn không thành công". Giáo sư Shinji Watanabe - nhà nghiên cứu của Nhật Bản nhận xét rằng: Faulkner không thể cho Caddy kể câu chuyện của riêng mình bởi vì ông là một nhà thơ lỗi thời tin rằng một người phụ nữ trẻ đẹp không nên nói ra, mà phải được tổ chức bởi những người khác… Và thế là Caddy hiện lên như thế dưới con mắt của nhiều nhân vật.
39
Faulkner yêu nhân vật của mình - Caddy, ông trân trọng Caddy và thương cảm cho số phận của Caddy, bởi thế mà chuyện kể về Caddy - nhân vật trung tâm xuyên suốt tác phẩm được kể bằng những hình thức đặc biệt nhất. Từ chương một đến chương ba, nhân vật Caddy xuất hiện với đủ mọi hình dạng, tích cách khác nhau, nhưng vẫn chưa đủ để gửi đến độc giả, đến chương bốn Faulkner đã chọn đến các kể chuyện hoàn toàn khác so với ba chương trước. Tất cả với mong muốn làm đầy đủ thêm diện mạo, tính cách con người Caddy. Nhưng cũng thật đặc biệt, nghệ thuật xây dựng nhân vật của William Faulkner khiến người đọc “chao đảo”, với cách kể chuyện truyền thống, càng về sau nhân vật chính càng được xây dựng đầy đủ rõ ràng hơn (kiến tạo nên nhân vật), thì ở đây nhân vật chính của Faulkner - Caddy lại càng mờ ảo, mông lung, khó đoán định (phân rã).
Ở chương cuối, người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba để quan sát (thể kể chuyện gián tiếp), nhưng lại không vứt bỏ kết cấu đại thể của dòng ý thức, bởi vì nó phần nhiều cũng được hiện lên bởi lời kể của nhân vật Dilsey, xuất hiện dày đặc ở chương này. Thông qua ý thức cường độ không giống nhau, đoạn kể chuyện Dilsey, đại bộ phận dựa vào phân tích nội tâm, thuộc vào cảnh giới hoàn toàn tỉnh thức. Người kể chuyện ở chương cuối đứng ở vị trí trung hòa, khách quan nhìn nhận sự việc xảy ra xung quanh.
Người đọc đến đây mới được hình dung rõ hơn về nơi chốn, nhân vật, tình hình mà người đọc đã “biết” từ những trang đầu của truyện, rất hiếm có đoạn nhắc về nhân vật Caddy. Caddy ở chương bốn không hề được làm rõ thêm diện mạo, tính cách cũng chẳng bổ sung thêm cho những gì đã biết ở ba chương trước. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm bị vỡ ra trong những cái nhìn khác nhau mà không thể hàn gắn và cũng đầy giới hạn.
Trong chuyên luận Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã chỉ ra một trong những nét mới của nghệ thuật xây dựng nhân vật đó là: nhân vật nhìn từ ống kính vạn hoa.
40
Nhận xét có tính ẩn dụ này “ám chỉ” những nhân vật được rọi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Caddy là một nhân vật như thế. Đóng vai trò nhân vật trung tâm của tiểu thuyết nhưng Caddy không xuất hiện trực diện mà thông qua dòng hồi tưởng của ba anh em trong gia đình.
* Tiểu kết
Sử dụng dòng ý thức như một biện pháp kể chuyện, William Faulkner đã cùng với những nhà cách tân tiểu thuyết thế kỷ XX tiến xa hơn để thấy được muôn mặt độc đáo của thế giới nội tâm con người. William Faulkner đã để nhân vật kể lại câu chuyện mà nhiều người trong số họ dường như không nhận thức về chuyện được kể. Với ngôi kể thứ nhất ở chương một, chương hai, chương ba, câu chuyện được nhìn bằng con mắt của người trong cuộc. Điểm nhìn trong tác phẩm đã được nhân vật hóa, chính nhân vật trong truyện là người kể chuyện. Các sự việc ở ba chương đầu của tiểu thuyết được hiện lên dưới con mắt của chủ thể, qua đó nhân vật tự bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của mình về những gì họ thấy. Qua con mắt của Benjy, Quentin, Jason, và người kể chuyện chương cuối, người đọc thấy có những sự vật, sự việc cùng hiện lên trong tác phẩm, nhưng dường như sự nhìn nhận, đánh giá đã không còn có sự thống nhất, khiến cho mỗi sự vật, sự việc đi theo những chiều hướng khác. Xuyên suốt tác phẩm là hình bóng của nhân vật Caddy, các sự việc, biến cố cũng đều xoay quanh Caddy, nhưng ở mỗi nhân vật, mỗi điểm nhìn, chúng ta sẽ thấy Caddy hiện lên như không phải là một. Cái nhìn đa chiều khiến bức chân dung nhân vật Caddy thật đa dạng, khó đoán định.
Những nhân vật xưng tôi trong tác phẩm không kể chuyện của người khác, không kể về một thế giới hiện thực khách quan độc lập mà nó là một người tham dự, một tác nhân… Kể chuyện của chính mình, nhưng tất cả các nhân vật kể cả người kể chuyện đều cùng có một mối quan tâm chung
41
đó là Caddy, vì thế kể chuyện của mình nhưng gần như không một câu chuyện nào lại thiếu đi hình bóng của Caddy (Đặc biệt với Benjy và Quentin). Với Benjy, Quentin, và Jason đều không tồn tại ý thức kể chuyện ở ngôi thứ ba. Hiện thực duy nhất là thế giới bên trong, mà nó là trung tâm, tất cả thế giới hiện lên đều bị khúc xạ qua cái tôi chủ quan tuyệt đối của nó. Sự việc diễn ra là những ấn tượng tức thời, cảm giác ngẫu nhiên, ám ảnh người kể chuyện xưng tôi. Ở đó Caddy cũng được hiện ra mang đặc tính cá nhân của người kể chuyện xưng tôi. Nhân vật Caddy, qua mỗi điểm nhìn từ Benjy, Quentin, Jason lại được hiện ra với những hình ảnh, tính cách khác nhau qua từng người kể chuyện. Trong khi cùng xoay quanh một số sự kiện cốt lõi, thì mỗi người lại nhìn nhận nó theo cách của mình. Sự kết hợp giữa mặt tốt - xấu, thánh thiện - tội lỗi của nhân vật Caddy chính là sợi mắc xích quan trọng trong bi kịch Âm thanh và cuồng nộ. Còn người kể chuyện ở chương cuối là người kể chuyện ngôi thứ ba, khách quan, không biểu lộ cảm xúc (người kể chuyện trung hòa). Ở đây người đọc mong chờ sẽ được “thấu hiểu” hơn về nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhưng mọi mong chờ đó lại vẫn không được đáp ứng: hình hài, diện mạo, tính cách của nhân vật Caddy ở đây đều không được mô tả.
Ở tiểu thuyết này của William Faulkner, chúng ta không được tham dự vào cuộc phiêu của nhân vật chính. Câu chuyện chỉ được biết đến thông qua những người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Benjy, Quentin, Jason). Với việc kể chuyện thông qua nhiều điểm nhìn khác nhau, quá khứ được tái hiện nhiều lần và đa diện hơn trong nhãn quan của những người kể chuyện, những người sống. Caddy không hề xuất hiện trực tiếp từ đầu tới cuối cuốn tiểu thuyết và cũng không được đứng ra để nói lên cảm xúc cũng như thể hiện cá nhân, nhân vật chỉ được lặp lại thông qua những người kể chuyện là nhân vật trong tác phẩm (ba chương đầu) và người kể chuyện xưng tôi (chương cuối); mỗi khi xuất hiện là một hình ảnh, một kiểu tính cách khác
42
nhau và rất khó để người đọc liên kết. Dường như mọi ý nghĩa của ngôn từ diễn đạt đã trở nên bất lực và nhường chỗ cho trí tưởng tượng của độc giả để hình dung về nhân vật chính “đặc biệt”, “đẹp đẽ và ngời sáng” ấy của William Faulkner. Điều này dẫn đến một đặc trưng ma fluaanj văn sẽ phân tích ở chương sau, nó là kết quả của kỹ thuật “dòng tâm tư” và những tưởng tượng của các nhân vật.
43
CHƢƠNG 2: THỰC VÀ ẢO TRONG NHÂN VẬT CADDY
Caddy hiện lên trong tác phẩm qua dòng ý thức của Benjy, Quentin, Jason và một phần mờ nhạt trong lời kể chuyện chương cuối theo những hoạt động của bà hầu Dilsey… nhưng hình ảnh thực sự của Caddy ra sao thì vẫn là một ẩn số.
Nhân vật Caddy được miêu tả bằng những hình ảnh có khi rất cụ thể nhưng có khi lại mơ hồ, mong manh, khó nắm bắt. Những diễn biến xảy ra quanh Caddy sẽ được những người kể chuyện miêu tả rõ nét với từng cái nhìn cá nhân chủ quan. Tính đa chủ thể trong kể chuyện đã khiến Caddy hiện lên với nhiều hình nhiều vẻ, khi thân thương, trìu mến, khi lại là vật cản trở đáng khinh. Tính mơ hồ đứt đoạn của từng dòng tâm tư và những biểu tượng gắn với nhân vật Caddy đã khiến cho nhân vật này hết sức đặc biệt, khi thì thực, khi thì ảo. Nó còn là kết quả của cách thể hiện nhân vật không đầu, không cuối.
2.1. Tính đứt đoạn và mơ hồ của dòng tâm tƣ 2.1.1. Đứt đoạn
Tiểu thuyết Âm thanh và cuồng nộ được kể bởi bốn người kể chuyện khác nhau, trong đó các câu chuyện với hệ thống ngôn từ được diễn đạt một cách chồng chéo, đứt gãy và giàu tính biểu tượng. Ở hai chương đầu, “ngôn ngữ thông thường đã bị phá vỡ và bẽ gãy, nhất là trật tự từ ở trong câu, câu nọ gối lên câu kia, và câu nọ nằm trong câu kia, hai từ nằm ngay bên cạnh nhau trong một câu lại diễn tả hai ý khác nhau” [31]. Mạch chuyện bị phá vỡ, đứt đoạn, không mạch lạc bởi chuyện được kể bằng dòng tâm tư cuồng loạn, điên khùng của Benjy và Quentin… Ở câu chuyện của Benjy - một trí não vô thức, đã kể lại câu chuyện xảy ra hơn hai mươi năm trộn lẫn vào hiện tại một cách rất tự nhiên. Benjy không hề lựa chọn hiện thực để tái hiện qua lời kể chuyện nhuốm đẫm dòng ý thức cuồng loạn của mình. Sự việc diễn ra dường như không hề được kết dính với nhau bởi
44
bất kỳ yếu tố nào cả, dòng tâm tư của Benjy cũng không hề có một biến cố trung tâm. Lời kể chuyện của Benjy rời rạc, đứt đoạn và đầy ngẫu nhiên, khi nhìn vào sự vật, hiện tượng này, Benjy lại liên tưởng đến sự vật khác, sự việc khác. Khi người chơi golf kêu “caddie” - người xách đồ cho các đấu thủ chơi golf thì Benjy gào rống lên vì tưởng đó là tiếng gọi chị gái Caddy của cậu:
“Lại đây, caddie!” Anh ta vụt. Họ đi ngang qua bãi cỏ. Tôi bám lấy hàng rào và nhìn theo họ.
“Nào, cậu nói tôi hay”, Luster nói. “Ba mươi tuổi rồi, cậu tưởng cậu còn bé lắm à… Thôi đừng rền rĩ nữa…” [15, tr. 13].
Hiện tại, Benjy 30 tuổi, nhưng trí não chỉ bằng đứa trẻ lên ba mà thôi. Benjy đang cùng Luster - con trai của bà vú Dilsey đi men theo hàng rào để tìm đồng hai mươi lăm xu đánh rơi… nhưng trí não Benjy không hề để tâm tới chuyện đó mà lại nghĩ về những sự việc khác, cũng tại chính địa điểm này. Những chi tiết của hiện tại không có gì là chọn lọc và đứt đoạn qua dòng tâm tư của Benjy tưởng chừng như chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng chính những chi tiết ấy lại giúp người đọc hình dung được “chủ đích” của câu chuyện:
“Khoan đã”, Luster nói. “Cậu lại vướng vào cái đinh ấy rồi. Hề cứ chui qua đây là cậu lại vướng vào cái đinh ấy.”
Caddy gỡ cho tôi và chúng tôi chui qua. Cậu Maury bảo đừng để ai nhìn thấy mình, vậy tốt nhất là mình khom người xuống, Caddy nói. Cúi xuống, Benjy. Trông này, như thế. Chúng tôi khom người xuống và băng qua vườn, nơi những đóa hoa sột soạt và quất ràn rạt vào chúng tôi… Em cho tay vào túi đi, Caddy nói. Không thì cóng đấy. Đừng để cóng tay trong đêm Giáng sinh [15, tr. 14-15].
Dòng ý thức miên man, vô trật tự ấy tưởng như chẳng có một “điểm tựa” tạo nên sự lôgic của toàn câu chuyện ở chương một, nhưng chính
45
Caddy - đối tượng mà Benjy lúc nào cũng tha thiết nhớ và nhắc đến, chính là mạch kết nối toàn bộ câu chuyện của chàng khờ. Ở mạch chuyện đứt đoạn của Benjy, không có lấy một nhận xét, đánh giá mà chỉ có những hành động gối đầu lên nhau chằng chịt, khó phân định… cũng khiến cho nhân vật trung tâm Caddy - nhân vật mà Benjy luôn hướng tới, trở nên mông lung, khó nắm bắt. Caddy chiếm phần lớn dòng tâm tư của Benjy, trong đó dòng tâm tư này là những mảnh ghép vô trật tự được chắp nối với nhau. Tính chất ghép mảnh những mảng sự kiện đứt đoạn không chỉ là sự lắp ghép những mảnh không gian khác nhau, mà còn là sự dung hợp của các khoảng thời gian, quá khứ và hiện tại xuất hiện cùng một lúc không bị ngăn cách, liên tục… Kết cấu phân mảnh lắp ghép như vậy vừa thể hiện sự đứt đoạn của những hiện thực nội tâm, vừa cho thấy sự liên tục của chúng mà không cần bất kì một chất keo gắn kết cố ý nào. Hình ảnh Caddy được được chắp nối từ những mảnh vỡ của dòng tâm tư cuồng loạn của Benjy khiến cho cô vừa như gần đấy, mà lại rất xa xôi, vừa như thực nhưng lại vừa như ảo ảnh mông lung. Caddy lúc nào cũng xuất hiện trong tâm trí điên loạn không phân biệt được quá khứ - hiện tại, vì thế Caddy xuất hiện