vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 24 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh có biểu hiện rối loạn NST (hoặc ở người vợ hoặc ở người chồng), trong đó chúng tôi phát hiện có 16 người vợ (chiếm tỷ lệ 66,67%) và 8 người chồng (chiếm tỷ lệ 33,33%).
Hình 7: Tỷ lệ rối loạn NST giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh.
Theo A.Lippman-Hand khi phân tích NST của 177 cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp đã nhận xét rằng số phụ nữ mang rối loạn NST chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới [13]. Razied Dehghani Firoozabadi và cs phân tích NST của các cặp vợ chồng có tiền sử sảy thai liên tiếp cho thấy số phụ nữ mang bất thường về NST nhiều hơn đáng kể so với nam giới [59]. Một báo cáo khác của Franssen M T M và cs khi nghiên cứu về vai trò của bất thường cấu trúc NST ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp đã kết luận rằng bất thường NST ở người vợ cao hơn ở người chồng [31]. Nhưng các đột biến ở người chồng cũng đóng một vai trò nhất định trong nguyên nhân gây sảy thai [37].
Nhìn chung kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đều chỉ ra rằng sự bất thường về NST phát hiện ở những cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp và sinh con bị dị tật bẩm sinh thì rối loạn ở người vợ là cao hơn ở người chồng. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng phát hiện trong số các cặp vợ chồng có biểu hiện rối loạn NST thì biểu hiện rối loạn gặp ở người vợ là cao hơn ở người chồng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào giải thích về vấn đề sự rối loạn NST ở người vợ cao hơn so với người chồng.