PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠ

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 73)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠ

HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Phân tích các quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng

a) Tiến độ và hiệu quả của các quy hoạch

Tại huyện Thủy Nguyên hiện có một số dự án đang được triển khai với tiến độ và hiệu quả như sau:

- Dự án tổ hợp Resort sông Giá (khu nghỉ dưỡng và sân golf) tại xã Lưu Kiếm: gồm khu nghỉ dưỡng và sân golf nằm cạnh sông Giá, sông Móc, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài (Hàn Quốc).

- Dự án khu đô thị Bắc sông Cấm thuộc các xã: Hoàng Động, Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan: Là trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm thương mại giao dịch quốc tế, dịch vụ tài chính ngân hàng,... của thành phố Hải Phòng.

- Dự án khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp VSIP tại các xã: Tân Dương, Dương Quan, Thuỷ Triều, Thuỷ Đường, Trung Hà, An Lư, Thuỷ Sơn (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải) nhằm xây dựng một khu đô thị hiện đại và khu dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài (Singapo).

- Dự án khu đô thị - công nghiệp Bến Rừng tại các xã: Tam Hưng, Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải): Khu đô thị kết nối với thị trấn Minh Đức, khu đô thị VSIP; phát triển công nghiệp sửa chữa, đóng mới tàu biển, nhiệt điện với lợi thế nằm dọc theo sông Bạch Đằng.

- Dự án cụm công nghiệp Nam cầu Kiền tại các xã: Kiền Bái, Lâm Động: Phát triển công nghiệp tổng hợp và sửa chữa, đóng mới tàu với ưu thế nằm dọc theo sông Cấm.

- Dự án cụm công nghiệp Minh Đức - Tràng Kênh tại thị trấn Minh Đức và xã Gia Đức: khu các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp đã có từ trước đây, mở rộng về phía Gia Đức với lợi thế là giáp sông Bạch Đằng.

- Dự án cụm công nghiệp tại xã Gia Minh: Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khu xử lý, chế biến chất thải rắn của thành phố.

- Dự án cụm công nghiệp tại xã Đông Sơn - Kênh Giang: Phát triển công nghiệp may mặc với tiềm năng là nguồn lao động dồi dào.

- Dự án nhà máy Nhiệt điện 1, 2 tại xã Tam Hưng: Nằm trong khu công nghiệp Bến Rừng.

- Dự án khu đô thị dịch vụ tổng hợp Quang Minh - Vinashin tại xã Thuỷ Sơn: Phát triển khu đô thị và dịch vụ trong sự phát triển, thực hiện quy hoạch mở rộng thị trấn Núi Đèo.

- Dự án hệ thống giao thông hai bờ sông Giá thuộc xã Hoà Bình, Lưu Kiếm: Tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, nguồn nước ngọt của sông Giá.

b) Những ưu điểm và hạn chế của các dự án quy hoạch

Trong quá trình thực hiện, xét về mặt định hướng quy hoạch không gian, các dự án kể trên thể hiện những ưu điểm và hạn chế nhất định đối với sự phát triển bền vững của huyện Thủy Nguyên. Định hướng quy hoạch không gian và phương án sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thuỷ Nguyên có một số điểm chưa phù hợp với quan điểm phát triển bền vững như sau:

* Những ưu điểm:

- Phù hợp điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng. - Phù hợp với phát triển kinh tế của huyện và thành phố.

* Những hạn chế:

- Chưa phát huy hết lợi thế phát triển kinh tế của các địa phương, vùng (một số vùng có đường giao thông sang tỉnh bạn như đường liên tỉnh đi Kinh Môn, Hải Dương, đường 352 đi Mạo Khê, Quảng Ninh nên phát triển thêm thương mại).

- Một số vùng dự kiến phát triển dân cư lại nằm ngay trong khu công nghiệp về hoá chất, sản xuất xi măng, đóng mới, sửa chữa tàu biển.

- Một số vùng quy hoạch đất trồng lúa lại nằm kẹp giữa khu công nghiệp và núi đá.

Như vậy, cần thiết phải có những định hướng phát triển không gian dựa trên các luận cứ khoa học nhằm điều chỉnh định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Thủy Nguyên đế năm 2020 phục vụ phát triển bền vững.

3.1.2. Quan điểm và định hƣớng sử dụng đất phục vụ phát triển bền vững tại huyện Thủy Nguyên đến năm 2020

a) Quan điểm phát triển

Quan điểm phát triển chủ đạo trong đề tài luận văn đối với huyện Thủy Nguyên đến năm 2020 được nhấn mạnh ở các luận điểm cụ thể sau:

- Định hướng sử dụng đất theo các tiêu chí về phát triển bền vững. Các tiêu chí cụ thể bao gồm: bền vững môi trường (bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường), bền vững kinh tế (sử dụng tài nguyên đất hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tiềm năng đất đai) và bền vững về xã hội (giải quyết được các mâu thuẫn về quan hệ đất đai).

- Định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải đáp ứng được cả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Các quan điểm phát triển cụ thể bao gồm:

- Xây dựng phát triển đô thị văn minh hiện đại và phát triển bền vững. - Xây dựng nông thôn mới theo chương trình mục tiêu quốc gia.

- Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên đến năm 2020. - Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng Duyên hải Bắc bộ và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050.

- Kế thừa có chọn lọc các đồ án, các dự án đã được phê duyệt đã và đang triển khai xây dựng trong phạm vi vùng huyện.

- Phát triển huyện Thuỷ Nguyên trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch chung xây dựng Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Mục tiêu tổng quát: Sử dụng tài nguyên đất của huyện Thủy Nguyên hợp lý,

có hiệu quả kinh tế cao (bền vững về kinh tế) và đảm bảo công bằng xã hội, hòa giải được các mâu thuẫn xã hội trong sử dụng đất đai (bền vững về xã hội)

- Các mục tiêu cụ thể:

Xây dựng huyện Thủy Nguyên trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, là một hướng phát triển đô thị rất quan trọng của thành phố Hải Phòng: có công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái quan trọng của thành phố; có hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.

Xây dựng các khu đô thị hiện đại văn minh và phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.

Xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Thủy Nguyên theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.

Đảm bảo các mối liên kết phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên kết hợp quốc phòng an ninh.

c) Xác định tầm nhìn

Đến năm 2020 huyện Thủy Nguyên là vùng đô thị, vùng công nghiệp phát triển và vùng nông thôn mới trù phú đời sống cao hướng ra phía Bắc của thành phố Hải Phòng. Đây sẽ là một trong những vùng kinh tế động lực chủ yếu của thành phố Hải Phòng có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh:

- Vùng huyện Thuỷ Nguyên là vùng tổ chức không gian môi trường đô thị - nông thôn đặc trưng của vùng Duyên hải Bắc bộ với đặc trung cấu trúc dân cư sống theo kiểu làng xã bám quanh các điểm dịch vụ thương mại, văn hoá và các trục giao thông. Bên cạnh các khu đô thị hiện có (thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức và các thị tứ), Thuỷ Nguyên còn có 2 khu đô thị loại I đã được dự kiến phát triển trong quy

hoạch chung thành phố Hải Phòng tầm nhìn đến năm 2050 là trung tâm hành chính chính trị Bắc sông Cấm, khu đô thị và công nghiệp Bến Rừng.

- Vùng huyện Thuỷ Nguyên là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, thương mại. Huyện có các khu cụm công nghiệp tập trung và các vị trí có lợi cho phát triển công nghiệp đóng tàu, tiềm năng phát triển cảng sông và phụ trợ dọc sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy. Một số làng xã có ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống (cơ khí, đúc đồng, ...). Khu cảnh quan bên bờ sông Giá, địa hình đa dạng (đồi núi, sông ngòi, đồng bằng,...) là tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Vùng huyện Thuỷ Nguyên là vùng canh tác nông nghiệp, trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, gia cầm gia súc trong đó thế mạnh là vùng sản xuất rau màu, cây ăn quả và thâm canh lúa phía tây bắc Quốc lộ 10.

3.2. PHÂN KHU CHỨC NĂNG HUYỆN THỦY NGUYÊN THEO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN

3.2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn xác định các khu chức năng

Phân khu chức năng là bước quan trọng đầu tiên trong định hướng không gian phục vụ sử dụng đất bền vững cho một vùng lãnh thổ. Các nguyên lý cảnh quan học được áp dụng trong bước này. Thực chất của phân khu chức năng là phân chia

lãnh thổ thành những đơn vị không gian (hoặc đơn vị lãnh thổ) đảm bảo các tiêu chí về ranh giới khép kín, có đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sử dụng đất và những vấn đề môi trường. Các phân khu chức năng mang tính chất cá

thể, đặc thù, riêng biệt, không lặp lại trong không gian lãnh thổ.

Theo tiêu chí này, huyện Thủy Nguyên được phân chia thành 3 phân khu chức năng:

- Phân khu Bắc sông Giá (phân khu I): Được giới hạn từ phía Bắc sông Giá

đến phía Nam sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng.

- Phân khu Nam sông Giá (phân khu II): Được giới hạn từ phía Nam sông

Giá xuống và phía Tây Bắc Quốc lộ 10.

- Phân khu Bắc sông Cấm (phân khu III): Được giới hạn từ phía Bắc sông Cấm đến phía Nam sông Giá và phía Đông Quốc lộ 10 đến sông Bạch Đằng.

3.2.2. Phân tich các vấn đề sử dụng đất, kinh tế, xã hội và môi trƣờng nổi cộm trong các khu chức năng

- Phân khu Bắc sông Giá (phân khu I): Được giới hạn từ phía Bắc sông Giá

đến phía Nam sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng. Trong vùng rải rác có núi đá vôi với vách thẳng đứng không có rừng cây nằm xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư. Một số núi đá vôi thuộc khu vực Tràng Kênh đang được khai thác để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng thông thường, chân các dãy núi đá vôi có nhiều đầm ruộng trũng hay bị ngập úng trong mùa mưa bão. Trong khu vực có các cơ sở sản xuất công nghiệp (Nhà máy Xi măng Hải Phòng, Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhà máy Đất đèn Tràng Kênh, Nhà máy Hoá chất Minh Đức, Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Nhà máy sản xuất gạch ngói cao cấp Đá Bạc,...), khu nghỉ dưỡng (Tổ hợp Resort sông Giá), có di tích Tràng Kênh, hang Lương, đền thờ Trần Quốc Bảo.

- Phân khu Nam sông Giá (phân khu II): Được giới hạn từ phía Nam sông

Giá xuống và phía Tây Bắc Quốc lộ 10. Trong vùng rải rác có các núi đá vôi, núi đá phiến (phần lớn đã được phủ xanh bởi rừng). Các khu đồng bằng không còn bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, đất đai được cải tạo sử dụng để trồng lúa từ lâu đời. Một số núi đá, núi đất đang được khai thác để làm vật liệu xây dựng. Trong khu vực có làng nghề truyền thống (đúc đồng ở Mỹ Đồng, nung vôi ở Lại Xuân, An Sơn), có đường 352 nối với Mạo Khê, Quảng Ninh, đường liên tỉnh nối với huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương tạo tiềm năng cho phát triển thương mại.

- Phân khu Bắc sông Cấm (phân khu III): Được giới hạn từ phía Bắc sông

Cấm đến phía Nam sông Giá và phía Đông Quốc lộ 10 đến sông Bạch Đằng, địa hình bằng phẳng, phần lớn đất đai được sử dụng để trồng lúa, chỉ có một số ít diện tích là các đầm ruộng trũng nằm ở ven sông đã được cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Toàn vùng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, khu vực cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng, nhiều đồng ruộng trũng thường bị ngập nước quanh năm, các chất phèn tích đọng ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng. Hiện trạng, khu vực có tốc độ đô thị, công nghiệp hoá nhanh, với nhiều nhà máy, khu đô thị đang hình thành (Khu đô thị, công nghiệp VSIP, Bến Rừng, ....). Quỹ đất nông nghiệp

đang giảm nhanh để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp còn lại khả năng canh tác không cao. Vấn đề giải quyết lao động cho người dân bị thu hồi đất là vấn đề quan trọng đang được quan tâm.

3.3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN THUỶ NGUYÊN CHO CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỚI NĂM 2020 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỚI NĂM 2020

3.3.1. Dự báo về kinh tế, dân số

Xây dựng Thuỷ Nguyên trở thành một vùng kinh tế động lực, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, là hướng phát triển đô thị quan trọng của thành phố Hải Phòng; có công nghiệp, dịch vụ và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, là một trong những trung tâm công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, trung tâm văn hoá, thể thao, du lịch sinh thái quan trọng của thành phố; có hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, với các mục tiêu cụ thể sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: giai đoạn 2011 - 2020 nhịp độ tăng GDP đạt

15,7%/năm với cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ tương ứng: 64,4% - 31,6% - 4,0%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được dự báo sẽ định hướng chuyển dịch từ cơ cấu nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp (năm 2010) chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (năm 2020).

Bảng 3.1. Dự báo cơ cấu kinh tế theo quy hoạch kinh tế - xã hội

Ngành kinh tế Nhịp độ tăng trƣởng

2011 - 2015 2016 – 2020 2011 - 2020

Tổng GDP 15,73% 15,30% 15,52%

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 3,76% 3,67% 3,71%

Công nghiệp - Xây dựng 21,10% 1,66% 18,34%

Dịch vụ 16,91% 17,33% 17,12%

- Dự báo tăng trưởng dân số: dân số của huyện năm 2010 là 305.860 người.

Dự báo cơ cấu dân số huyện Thủy Nguyên theo quy hoạch kinh tế - xã hội sau khi đó tách vùng kinh tế Đì nh Vũ - Cát Hải và vùng đô thị Bắc sông Cấm sẽ là: Dân số Khu đô thị và công nghiệp bến Rừng đạt 52.000 người; Dân số Khu đô thị Bắc sông

Cấm đến năm 2020 đạt 251.000 người; Dân số huyện Thủy Nguyên đến năm 2020 còn lại sau khi đã tách riêng phần khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và khu đô thị Bắc sông Cấm nằm trong vùng huyện sẽ là 254.466 người (làm tròn: 255.000 người).

Bảng 3.2. Dự báo dân số đến năm 2020 của huyện Thuỷ Nguyên sau khi tách riêng phần Khu đô thị Bắc sông Cấm và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

STT Tên xã, thị trấn Quy mô dân số năm 2010 Dân số dự báo đến năm 2020 Số hộ Số khẩu 1 Thị trấn Núi Đèo (mở rộng) 1.174 4.238 40.000 2 Thị trấn Minh Đức 2.933 11.589 28.000

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 73)