Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 54)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.7. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a) Giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Giao thông đường bộ:

* Đường quốc gia: Quốc lộ 10: đoạn qua khu vực nghiên cứu dài 14km (từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền):

+ Bề rộng nền đường = 12,0m trong đó: + Lòng đường = 11,0m

+ Lề đường hai bên 2 x 0,5 = 1,0m

+ Kết cấu mặt đường là bê tông nhựa, chất lượng đường tốt. * Đường tỉnh lộ

Tỉnh lộ 359 (Quốc lộ 10 cũ): dài 18,97 km từ Phà Rừng đến Phà Bính, chiều

rộng nền đường 14 - 16 mét, mặt đường 11m, đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt và đoạn qua thị trấn Núi Đèo rộng 28m (18 + 2 x 5m).

Tỉnh lộ 351: từ thị trấn Núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên đến Kiến An, đường

cấp III đồng bằng chiều rộng nền đường 12m , mặt đường rộng 11m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.

Tỉnh lộ 352: dài 14,5 km từ ngã ba Trịnh Xá đến bến phà Lại Xuân, bề rộng nền

đường 7,5m, mặt đường 5,5m, đường cấp IV, kết cấu mặt đường thấm nhập nhựa. * Đường huyện lộ: huyện lộ 203 dài 7,5 km (lũng đường 6m, lề 3m), mặt đường thấm nhập nhựa, đường cấp IV, mặt đường bê tông nhựa.

+ Giao thông đường thuỷ:

Hệ thống các sông trong vùng chảy qua vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi như sông Phi Liệt, sông Đá Bạc và một phần của sông Bạch Đằng. Trên các tuyến sông là hệ thống các cảng chuyên dựng cho Nhà máy Xi măng Chinfon, Nhà máy Xi măng Hải Phòng và các nhà máy, xí nghiệp đóng dọc theo sông. Ngoài ra còn cố hệ thống các ụ nổi, triền đà của các nhà máy đóng tàu như Nam Triệu, Phà Rừng, Đông Đô.

+ Hệ thống các đường liên xã:

* Đường Lưu Kiếm - Minh Tân - Minh Đức chiều dài 9 km (lòng đường 6m, lề đường 3,5m).

* Đường Gia Minh - Gia Đức dài 8,5 km

Đoạn 1: dài 4,5km từ Quốc lộ 10 (lòng đường 8,0m; hè đường 6,0m). Đoạn 2: dài 4km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m)

* Đường Ngũ Lão - Lập Lễ dài 8km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m).

* Đường Tân Dương - Dương Quan dài 1,6km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m). * Đường Lưu Kiếm - Lại Xuân dài 10,5km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m). * Đường Phục Lễ - Tam Hưng dài 2,7km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m). * Đường KCN Minh Đức dài 1,0km (lòng đường 8,0m; hè 6m)

* Đường Kiền Bái - Mỹ Đồng dài 2,km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m) * Đường Kênh Giang - Chính Mỹ dài 8km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m). * Đường Trung Hà - Hòa Bình dài 7km (lòng đường 6,0m; lề 3,5m)

Tổng chiều dài các tuyến đường liên xã, đường xã L= 376,34 km, đường chủ yếu đạt từ đường cấp V đến cấp IV đồng bằng, chất lượng mặt đường trung bình, cần được nâng cấp và cải tạo nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

b) Hệ thống thủy lợi:

- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng: nằm ở phía Bắc và Đông Bắc huyện, sông bắt nguồn từ Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Ninh) đổ ra biển tại cửa Nam Triệu. Sông có bề rộng tăng dần về phía biển, chỗ rộng nhất là 1.000 m, chỗ hẹp nhất là 100 m, chiều rộng trung bình là 300 m.

- Sông Cấm - sông Kinh Thầy: nằm ở phía Tây Nam và Nam huyện Thủy Nguyên, sông nối liền giữa sông Kinh Môn và biển, khi đến cống Hạ Đoạn (quận Hải An) có một nhánh chảy vào sông Bạch Đằng; sông có chiều rộng trung bình 550m.

- Sông Giá: là nhánh của sông Kinh Thầy, bắt đầu từ cống Phi Liệt kết thúc tại cống Minh Đức là sông thiên nhiên. Nằm tại phía Bắc huyện Thủy Nguyên, sông đó được chống thâm nhập mặn bằng đập Minh Đức. Hiện tại sông Giá hoạt động

như hồ chứa nước, có các cống thoát nước và đầu mối cung cấp nguồn, do vậy sông Giá còn có tên gọi là hồ Đà Nẵng, hay hồ sông Giá. Đây là nguồn nước ngọt cho thành phố Hải Phòng.

- Hệ thống sông Hòn Ngọc (bao gồm: sông Hòn Ngọc, sông Sau, sông Trịnh), mặt cắt B = 15m  120m, cao độ đáy từ - 0,5  + 1,4m tổng chiều dài 28 km. Đây là nguồn nước cho các nhà máy nước phục vụ nước sinh hoạt các xã phía Nam huyện.

- Hệ thống kênh cấp I, II: kênh Đầm 3 xã, kênh Phiến Bạt, kênh Thủy Triều, kênh Thủy Đường, kênh Chu, kênh Trung Hà.

- Công trình thủy lợi Thủy Nguyên:

Công trình đầu mối cống tưới chính: cống An Sơn 1; cống An Sơn 2; cống Phi Liệt; cống Ngọc Khê; cống Cao Kênh; cống Phù Ninh….

Công trình đầu mối cống tiêu chính: cống Bích Động; cống Đông Xuân; cống Sáu Phiên; cống Đóng Đáy.

- Hiện trạng hệ thống đê sông:

+ Đê tả sông Cấm, đê cấp III, có chiều rộng mặt đê trung bình B = 3m, cao trình mặt đê trung bình H = + 6 m, chiều dài L = 31 km.

+ Đê hữu sông Đá Bạc, đê cấp IV, có chiều rộng mặt đê trung bình B = 2.5m, cao trình mặt đê trung bình H = + 5,5 m, chiều dài L = 15 km.

+ Đê tả sông Thải, đê cấp IV, có chiều rộng mặt đê trung bình B = 3,0m, cao trình mặt đê trung bình H = + 5,5 m, chiều dài L = 5,2 km.

+ Đê hữu sông Bạch Đằng, đê cấp III, có chiều rộng mặt đê trung bình B = 4 m, cao trình mặt đê trung bình H = + 6,0 m, chiều dài L = 15 km.

+ Đê hữu sông Kinh Thầy, đê cấp III, có chiều rộng mặt đê trung bình B = 4 m, cao trình mặt đê trung bình H = + 6 m, chiều dài L= 7,5 km.

Nhận xét:

Các công trình trong hệ thống thuỷ lợi huyện Thuỷ Nguyên được bố trí hợp lý, phù hợp với từng vùng sản xuất. Tuy nhiên các hệ thống kênh mương bị xuống cấp do bị bồi lắng, các công trình trên kênh (cầu, cống) nhỏ hẹp gây ách tắc dòng chảy, một số đoạn bờ kênh bị sạt lở. Các công trình đầu mối tiêu còn thiếu và hoạt

động chưa hiệu quả (cống Bích Động, cống Đông Xuân; cống Sáu Phiên…) do các dòng kênh mương bị bồi lắng… dẫn đến thời gian tiêu kéo dài.

Đê trong huyện đó được bồi trúc dần qua nhiều năm, nhưng hầu hết chưa đủ chiều cao so với tiêu chuẩn và do biến đổi khí hậu và chất lượng thân đê không đồng đều.

c) Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

- Hiện trạng hệ thống thoát nước mặt:

Đặc điểm tự nhiên là vùng nông nghiệp nên nước mặt thoát tự nhiên theo địa hình và hệ thống kênh thủy nông để thoát vào hệ thống sông, thoát ra biển.

Khu vực thị trấn Minh Đức và Núi Đèo, và trung tâm các xã trong huyện mạng lưới thoát nước chủ yếu là rãnh hở bám dọc theo các trục đường đoạn qua khu dân cư, dọc theo chân núi, sau đó thoát vào các tuyến kênh mương.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường: + Nước thải sinh hoạt:

* Khu đô thị: huyện Thủy Nguyên hiện có 2 thị trấn: Núi Đèo và Minh Đức. Hệ thống thoát nước thải của khu vực hiện được thoát chung với hệ thống thoát nước mưa. Các công trình đầu mối của hệ thống thoát nước thải chưa có gì.

* Khu nông thôn: khu vực nông thôn hiện chưa có hệ thống thoát nước thải, vệ sinh môi trường hợp vệ sinh. Nước thải chủ yếu thoát theo độ dốc tự nhiên ra các kênh mương nội đồng. Hiện nay dân cư trong khu vực còn ít, lượng nước thải này nhỏ, phân tán trong các làng xóm, chưa vượt ngưỡng, tự làm sạch trong môi trường tự nhiên.

+ Rác thải sinh hoạt:

* Huyện Thủy Nguyên hiện có 26/37 xã thành lập tổ tự quản thu gom và xử lý rác. Tổng lượng rác thải khoảng 30 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom 43%. Xử lý chủ yếu là chôn lấp và đốt hở tại chỗ.

Khu xử lý chất thải rắn tại xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên hiện có diện tích 5 ha và đang xử lý rác cho thị trấn Núi Đèo và Minh Đức. Khu xử lý đó được quy hoạch với tổng diện tích 64,8 ha là khu liên hợp xử lý chất thải rắn cho toàn huyện và nội thành Hải Phòng.

Phân gia súc gia cầm phần lớn được ủ làm phân bón cho nông nghiệp, một phần làm ô nhiễm môi trường do không được thu gom và xử lý triệt để.

+ Nghĩa trang:

* Vùng huyện Thuỷ Nguyên cũng như các vùng dân cư khác trong thành phố, các khu dân cư tập trung (làng xóm, thị trấn…) đều có các nghĩa trang riêng nằm rải rác xung quanh khu ở. Các nghĩa trang đều nằm gần khu ở và không có hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến môi trường sống ngày càng nghiêm trọng.

* Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nghĩa trang tập trung của thành phố (nghĩa trang Phi Liệt), hiện nghĩa trang đang hoạt động tốt và có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu cho thành phố.

Tổng diện tích nghĩa trang trong huyện khoảng 197,64 ha.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)