TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 58)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- Lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: Đến nay,

huyện Thuỷ Nguyên và 37 xã, thị trấn đã xây dựng bản đồ hành chính và hồ sơ địa giới hành chính. Các loại hồ sơ về địa giới hành chính của huyện, của thị trấn, xã đều được lưu trữ, quản lý cả ở dạng giấy và dạng số hóa để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại hồ sơ, tư liệu đảm bảo đúng quy định pháp luật.

- Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: (i) Khảo sát, đo đạc, đánh

giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính:

Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện, kết quả bản đồ địa chính mới lập được 2/37 xã, thị trấn (Gia Minh, Gia Đức); (ii) Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập theo định kỳ tổng kiểm kê đât đai 5 năm; bản đồ quy hoạch sử dụng đất được lập theo định kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm đã tạo điều kiện cho việc quản lý sử dụng đất từ huyện đến cơ sở.

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được tổ chức thực hiện theo đúng luật định. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất được lập theo định kỳ 10 năm. Năm 2001, Uỷ ban nhân dân huyện đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010. Năm 2006, Uỷ ban

nhân dân huyện tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, lập kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của huyện.

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất.: Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, giao đất lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện đã giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 8.083,18 ha, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 1.399,86 ha (đất rừng phòng hộ 950,75 ha; đất rừng sản xuất 449,01 ha). Uỷ ban nhân dân huyện cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất kinh doanh là 55,78 ha.

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên. Hồ sơ địa chính được lập theo đúng quy định của pháp luật cho toàn huyện và 37 xã, thị trấn. Tổng số thửa cần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên toàn huyện là 81.947, đến nay đã cấp đợt 1 được 28.702 giấy, cấp đổi được 13.069 giấy, còn 13.245 thửa chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất nông nghiệp đã cấp được 56.670 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt 100%); sau khi dồn điển đổi thửa đã cấp đối cho 12.137 giấy.

- Thống kê, kiểm kê đất đai: Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến

hành theo đúng quy định của pháp luật. Hàng năm Uỷ ban nhân dân huyện chỉnh lý biến động đất đai vào hồ sơ địa địa chính và thống kê đất đai hàng năm đầy đủ. Công tác tổng kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ 5 năm có rà soát tính toán lại diện tích các loại đất chi tiết với độ chính xác cao.

- Quản lý tài chính về đất đai: Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai được huyện căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của thành phố để tổ chức thực hiện như: tổ chức thực hiện việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất, khung giá đất trên địa bàn huyện do Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành hàng năm...

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: Trước khi có Luật Đất đai năm 2003 thị trường bất động sản trên địa bàn

huyện chưa được quản lý chặt chẽ do thiếu hệ thống văn bản pháp luật để quản lý. Có nhiều vấn đề bất cấp xảy ra như tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán và xây dựng nhà trái phép diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thị trấn, các xã nằm trong quy hoạch phát triển đô thị dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch, làm cho đô thị trở lên manh mún, thất thoát các khoản thu ngân sách từ đất đai.

Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý thị trường bất động sản, đặc biệt là sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, thị trường bất động sản từng bước được công khai minh bạch hóa. Việc sử dụng tài nguyên đất đai để huy động nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội đã được huyện thực hiện có hiệu quả. Đấu giá quyền sử dụng đất được tổ chức công khai.

Nhìn chung, công tác quản lý thị trường bất động sản của huyện còn những tồn tại nhưng đây vẫn là khu vực dẫn đầu các huyện trong thành phố về quản lý và phát triển thị trường bất động sản.

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:

Trước đây, công tác quản lý đất đai có phần bị buông lỏng, vai trò quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai không cao. Việc thi hành các quy định về pháp luật đất đai đã được quan tâm bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai: Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện

các chính sách về đất đai được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời nhằm ngăn chặn, hạn chế các vi phạm về đất đai. Việc xử lý các vi phạm về đất đai, nghiêm túc và kiên quyết được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai: Việc quản lý tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất

sử dụng đất và của Nhà nước, góp phần thực hiện tốt các chính sách pháp luật về đất đai và ổn định tình hình ở cơ sở.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai: Thời kỳ trước Luật Đất đai

năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt dộng dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai. Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 các hoạt động dịch vụ công về đất đai được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử dụng đất thông qua "Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất" và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, thông qua công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)