QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 35)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC BƢỚC NGHIÊN CỨU

- Quan điểm tổng hợp: Nghiên cứu phải dựa trên nhiều công đoạn, từ phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, cho đến các định hướng phát triển và điều kiện môi trường cụ thể của địa phương. Các kết quả nghiên cứu đưa ra vừa có tính khoa học, vừa phản ánh điều kiện khách quan, phù hợp với các điều kiện đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của huyện Thuỷ Nguyên.

- Quan điểm lịch sử: Mỗi một đơn vị lãnh thổ bất kỳ đều phải trải qua quá trình hình thành và phát triển theo thời gian. Như vậy, việc nghiên cứu lãnh thổ phải dựa trên quan điểm lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện lãnh thổ trong quá khứ; đồng thời, đưa ra những định hướng phát triển lãnh thổ trong tương lai. Từ đây, chúng ta có cái nhìn đầy đủ về mọi phương diện của quá trình biến đổi sử dụng đất trong giai đoạn hiện tại và diện mạo của khu vực thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.

- Quan điểm phát triển bền vững: Với mục tiêu định hướng sử dụng đất lâu dài được đặt ra cho huyện Thủy Nguyên, khu vực này có thể quy hoạch cũng như hoạch định chính sách một cách chính xác phù hợp và hiệu quả nhất cho quá trình phát triển bền vững của vùng. Với quan điểm nghiên cứu này, việc duy trì cơ cấu sử dụng đất hợp lý song vẫn đảm bảo đầy đủ chức năng của lãnh thổ sẽ đảm bảo khu vực nghiên cứu có một lộ trình phát triển phù hợp và đưa ra những chính sách quản lý phù hợp với đặc trưng của vùng theo hướng phát triển bền vững.

1.3.2. Hệ phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về

điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất tại thời điểm hiện trạng để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đến năm 2020.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ đó có để làm cơ

sở cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập

33 động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất.

- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích và đưa ra đánh giá về

tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng.

- Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ sự đóng góp của các chuyên gia về lĩnh

vực nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng luận văn.

- Phương pháp bản đồ và GIS: Sử dụng bản đồ trên thực địa và trong phòng,

là căn cứ không gian cho đề xuất các phương án định hướng sử dụng đất. Phương pháp bản đồ được thực hiện với sự trợ giúp của công nghệ GIS. Các phần mềm GIS là MapInfo và Microstation được sử dụng để biên tập và thành lập các các bản đồ chuyên đề.

1.3.3. Các bƣớc nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: thu thập các tài liệu, số liệu, bao gồm các tài liệu về phát triển bền vững, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2010, hiện trạng bảo vệ môi trường, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Thuỷ Nguyên, các quy hoạch phát triển đô thị, điểm dân cư, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên; các định hướng phát triển chung của thành phố Hải Phòng,…

- Bước 2: Điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu. - Bước 3: Xây dựng định hướng sử dụng đất huyện Thuỷ Nguyên đến năm 2020.

Kiểm nghiệm thực tế

THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU

ĐIỀU TRA

TRONG PHÒNG NGOẠI NGHIỆP

CẤP THIẾT TỪ THỰC TIỄN

Chƣơng 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN THUỶ NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2005 - 2010

2.1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THỦY NGUYÊN DỤNG ĐẤT HUYỆN THỦY NGUYÊN

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý và vị thế so sánh

Nằm ở phía bắc thành phố, phía đông và phía bắc giáp tỉnh Quảng Ninh qua sông Đá Bạc và sông Bạch Đằng; phía nam giáp với quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Hải An và huyện An Dương (Hải Phòng) qua sông Cửa Cấm; phía tây tiếp giáp với huyện Kinh Môn (tỉnh Hải Dương) qua sông Hàn và sông Kinh Thầy. Vị trí địa lý tạo cho huyện Thuỷ Nguyên có vai trò là vùng cửa ngõ, là khu vực chuyển tiếp giữa tỉnh Quảng Ninh (thành phố Uông Bí) với trung tâm thành phố Hải Phòng, đầu mối giao thông bộ, thuỷ với Quốc lộ 10 nối 5 tỉnh Duyên hải Bắc bộ, đường vành đai 3 kết nối trung tâm thành phố và hệ thống giao thông thuỷ trên sông Cấm, sông Bạch Đằng.

Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích lớn thứ hai của thành phố Hải Phòng với tổng diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, chiếm 15,6% diện tích thành phố, dân số trên 30 vạn người; có vị trí thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với khu vực nội thành và với các tỉnh bạn. Có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực, về quỹ đất cho phát triển công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng; thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng về ngành nghề bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản và du lịch. Hiện nay huyện được xác định là một trong những khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch lớn của thành phố Hải Phòng.

b) Điều kiện tự nhiên

Thuỷ Nguyên được bao bọc hoàn toàn bởi hệ thống sông, toàn huyện có 3 vùng cảnh quan chính là:

- Vùng núi đá vôi xen kẽ nằm ở phía Đông Bắc huyện gồm các xã: Liên Khê, Lưu Kiếm, Gia Minh, Minh Tân, Gia Đức và thị trấn Minh Đức. Trong vùng rải rác có những ngọn núi đá vôi với vách thẳng đứng không có rừng cây nằm xen kẽ với đồng ruộng và khu dân cư, một số ngọn núi ở khu vực Tràng Kênh đang được khai thác để làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng thông thường, chân các dãy núi đá vôi có nhiều đầm ruộng trũng hay bị ngập úng trong mùa mưa bão.

- Vùng đồi núi đất xen kẽ đồng bằng: Là vùng chạy dọc theo tỉnh lộ 352 gồm các xã: An Sơn, Lại Xuân, Kỳ Sơn, Phù Ninh, Quảng Thanh, Chính Mỹ, Đông Sơn, Thuỷ Sơn, Thuỷ Đường, Kênh Giang, Hoà Bình và Trung Hà. Trong vùng rải rác có các núi đất cao trung bình từ 30 - 100 m, phần lớn đã được phủ xanh bởi rừng. Các khu đồng bằng không còn bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, đất đai được cải tạo sử dụng để trồng lúa từ lâu đời.

- Vùng đồng bằng ven biển: Gồm các xã còn lại nằm ở phía Nam huyện kéo dài từ Hợp Thành đến Tam Hưng. Vùng có địa hình bằng phẳng, phần lớn đất đai được sử dụng để trồng lúa, chỉ có một số ít diện tích là các đầm ruộng trũng nằm ở ven sông đã được cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Toàn vùng bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông ngòi, khu vực cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng, nhiều đồng ruộng trũng thường bị ngập nước quanh năm, các chất phèn tích đọng ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây trồng.

Đất canh tác của huyện có tới trên 60% bị phèn mặn hoặc mặn, nước của các con sông thường bị ảnh hưởng mặn của nước biển do thuỷ triều xâm nhập. Công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là sản xuất xi măng, khai thác đá, sửa chữa tàu thuyền và nung vôi. Vì vậy gần các nhà máy, khu khai thác thường bị ảnh hưởng bởi khói bụi, tiếng ồn và nước thải.

Khu vực huyện Thủy Nguyên hoàn toàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu biển, mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh và khô. Bình quân số liệu nhiều năm một số chỉ tiêu khí tượng cho thấy: mùa hạ nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình đạt trên 25oC; mưa nhiều, lượng mưa trung bình 1.600 mm/năm, phân bố không đều trong các tháng, từ tháng 5 đến tháng 9 lượng mưa trung bình tháng trên 170 mm và chiếm khoảng 76 -

80% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại có lượng mưa dưới 100 mm/tháng là những tháng thiếu ẩm; mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình dưới 20oC; tổng tích ôn năm khoảng 8.500oC; độ ẩm không khí trung bình năm 84%; tổng thời gian nắng 1690 giờ; bão hàng năm thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9. Gió mùa Đông - Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10; gió mùa Đông - Bắc từ tháng 3 đến tháng 11 năm sau.

Thuỷ Nguyên có 2 hệ thống sông lớn qua đó là: sông Cấm, sông Bạch Đằng, ngoài ra còn có hệ thống sông nhỏ: sông Kinh Thầy, sông Giá.

Trong phạm vi khu vực có có 2 tầng nước ngầm ở trong lớp trầm tích Đệ Tứ. Tầng thứ nhất nằm trong lớp sét pha bùn cát có chiều sâu trung bình là 18 m, tầng thứ 2 bị nhiễm mặn.

Thổ nhưỡng: Đất chủ yếu bị phèn mặn hoặc mặn, nước của các con sông thường bị ảnh hưởng mặn của nước biển do thuỷ triều xâm nhập; đất phù xa được bồi, trung tính, ít chua.

2.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên khoáng sản.

Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Thuỷ Nguyên có trữ lượng khá lớn các loại khoáng sản phi kim loại có ý nghĩa đối với công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng như:

+ Puzơlan (chất phụ gia): Phân bố ở Pháp Cổ, xã Lại Xuân có thành phần chủ yếu: ôxit silic 88%, ôxit nhôm 5,08%, ôxit canxi 0,55%, oxit magiê 0,25%... Trữ lượng khoảng trên 70 triệu tấn, đang được khai thác làm phụ gia cho sản xuất xi măng.

+ Đá vôi để sản xuất xi măng: Ở thị trấn Minh đức, thành phần chủ yếu là: ôxit canxi 54,28%, ôxit magiê 0,85%,… trữ lượng kinh tế khoảng 185 triệu tấn, có thể khai thác trong vòng 50 năm. Hiện nay đang khai thác làm nguyên liệu cho Nhà máy Xi măng Chinfon và Nhà máy Xi măng Hải Phòng và làm nguyên liệu để sản xuất đất đèn, bột nhẹ…

+ Đá làm vật liệu xây dựng: Tập trung nhiều ở Trại Sơn, xã An Sơn, trữ lượng khoảng 11 triệu tấn.

+ Đất sét có ở Lưu Kiếm trữ lượng khoảng 3 triệu tấn và ở Minh Đức, Mỹ Đồng với trữ lượng hơn 4,8 triệu m3.

Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có một số loại khoáng sản kim loại, tuy nhiên trữ lượng rất nhỏ.

- Tài nguyên rừng.

Huyện Thuỷ Nguyên hiện có 1.399,76 ha rừng trong đó 449,01 ha là rừng sản xuất và 950,75 ha là rừng phòng hộ. Rừng của Thuỷ Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, chống sói mòn, lở đất, bảo vệ sản xuất, góp phần tạo cảnh quan đẹp là tiềm năng để phát triển ngành du lịch. Ngoài ra còn có tác dụng cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trụ sở, trường học, nhà ở và nguyên liệu chất đốt trong sản xuất gạch, ngói, vôi và nấu ăn hàng ngày của nhân dân trong vùng.

- Tài nguyên biển.

Thuỷ Nguyên không tiếp giáp với biển nhưng nằm cạnh cửa sông lớn đổ ra biển nên cũng có nguồn lợi về biển, khả năng đánh bắt mỗi năm có thể đạt khoảng 6.000 - 7.000 tấn cá, tôm… Khả năng nuôi trồng thuỷ hải sản cũng lớn, tới hàng nghìn ha, có điều kiện hình thành khu vực nuôi trồng đánh bắt và chế biến tập trung. Ngoài ra còn có tiềm năng lớn về vận tải biển đi các nơi trong nước và ra nước ngoài. Đất bãi bồi ở cửa sông có thể trồng cây lấy gỗ, nuôi ong lấy mật, vừa có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường lại tạo cảnh quan phát triển du lịch.

- Tài nguyên du lịch, di sản văn hoá:

Những hiện vật đồ đá, đồ gốm khai quật ở di chỉ Tràng Kênh (Minh Đức), tương ứng với nền văn hoá Phùng Nguyên cách ngày nay trên 3.000 năm. Đồ đồng khai quật ở Việt Khê (Phù Ninh), tương đương với nền văn hoá Đông Sơn cách ngày nay trên 2.000 năm. Các di chỉ này phản ánh trình độ chế tác công cụ đời sống phong phú của người Việt. Kết quả khai quật các di chỉ ở Thuỷ Nguyên đã nói lên “Con người Thuỷ Nguyên đã cùng sinh trưởng tồn tại và phát triển với con người khắp mọi miền của đất nước và dựng lên nước Văn Lang của các Vua Hùng”.

Quá trình hình thành, chinh phục cải tạo và xây dựng nên vùng đất Thuỷ Nguyên là quá trình đấu tranh liên tục và bền bỉ với thiên nhiên của biết bao thế hệ.

Ngay từ xa xưa người dân Thuỷ Nguyên đã có kinh nghiệm thau chua, rửa mặn, khai hoang lấn biển, cải tạo đất để trồng lúa, nuôi tằm dệt lụa. Cùng với nghề nông, nghề tiểu thủ công cũng hình thành và phát triển nhanh với các nghề truyền thống như rèn, đúc, làm đá nung vôi, làm đồ gốm, đánh cá, đan lát, … Ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá bên cạnh các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp do trung ương và thành phố quản lý đang hoạt động góp phần tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế địa phương.

Hiện nay, Thủy Nguyên có 23 di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia và 42 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố.

2.1.3. Hiện trạng môi trƣờng

Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng kinh tế, gia tăng dân số, quá trình công nghiệp, đô thị hoá và nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng về số lượng. Tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu đô thị, các điểm dân cư tập trung đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua sử lý ô nhiễm và ô nhiễm không khí do hoạt động của các nhà máy, các mỏ khai thác khoáng sản, do hoạt động của các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng. Để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tại rác thải ở huyện Thuỷ Nguyên đã được tập trung đưa về xử lý và chôn lấp tại xã Gia Minh, các nhà máy sử lý nước thải trong một số khu công nghiệp cũng đã được xây dựng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thuỷ Nguyên là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 của thành phố Hải Phòng (sau huyện Cát Hải), có quỹ đất lớn, địa hình đa dạng (có cả đồng bằng, miền núi), có nhiều khoáng sản (đá vôi, phụ gia xi măng, sét,…), mạng lưới sông ngòi dày đặc, hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, anh hùng dân tộc là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế đa dạng, đa ngành nghề (công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch, nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản,….).

- Nguồn nước:

* Sông Giá: là sông thiên nhiên nằm ở phía bắc huyện đã được ngăn đập

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Trang 35)