Nhựa êpôxi có hai liên kết hoá học chính là liên kết cácbon-cácbon (C-C) và ete (-C- O-C) cùng 2 nhóm đặc trưng là hydroxyl (OH) và etylenoxyt (-C-C-). Nhìn vào cấu trúc hoá học có thể nhận thấy cấu trúc phân cực, chính do cấu trúc này mà nhựa êpôxy có độ dính bám liên kết cao với bê tông cũ, có cường độ kéo cao, uốn cao và hầu như không co ngót khi đóng rắn. Keo êpôxy có ưu điểm là bền vững với các tác động môi trường, có thể phủ bịt các vết nứt, các chỗ hư hỏng bề mặt bê tông, đặc biệt là trong điều kiện môi trường xâm thực, trong điều kiện độ ẩm cao của không khí. Keo êpôxy là loại keo hoá cứng, thành phần gồm hai chất chủ yếu là nhựa êpôxy và chất hoá rắn. Sau khi trộn chúng với nhau thì xảy ra phản ứng pôlyme hóa và tạo ra loại vật liệu cứng có các đặc trưng cơ học cao đồng thời dính bám tốt với bề mặt xung quanh. Để tạo ra độ linh động của keo khi thấm vào các kẽ nứt, cần phải trộn keo êpôxy với dung dịch axêtôn và khuấy đều trước khi sử dụng. Tuỳ theo độ rộng và chiều sâu vết nứt mà có biện pháp xử lý phù hợp.
Đối với các vết nứt nhỏ (chiều rộng < 0,5mm) dùng lớp phủ bằng keo êpôxy được quét bằng chổi sơn hoặc máy phun sơn. Sử dụng keo êpôxy có độ nhớt ở nhiệt độ bình thường < 5%. Nếu vết nứt quá nhỏ <0,2mm thì độ nhớt của keo nên là 0,05. Đối với các vết nứt lớn (chiều rộng > 0,5mm), sử dụng biện pháp phun sâu keo êpôxy vào vết nứt để bảo vệ cốt thép, trước khi bơm phải khoan 1 lỗ ở chân đường nứt để
chặn vết nứt, tiếp theo khoan các lỗ có đường kính 12mm, sâu 10-15mm dọc theo
đường nứt (khoảng cách các lỗ từ 30-40cm) cắm vào lỗ khoan các đầu bơm bằng thép và để ít nhất một ngày trước khi bơm, phủ lên bề mặt dọc theo vết nứt 1 lớp keo, tiến hành bơm keo bằng bơm áp lực cao (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất) cho đến khi keo tràn ra lỗ bơm bên cạnh thì bịt đầu bơm, tiếp tục bơm các lỗ bơm tiếp theo. Các đầu bơm đã bơm xong thì được bịt lại.
Đối với vết nứt có chiều sâu lớn, để keo êppôxy thấm được vào các vết nứt sâu, cần phải tiêm keo qua các đầu tiêm đặt trên bề mặt gồm: bản thép có lỗ ở giữa, đệm cao su, đoạn ống thép hàn vào bản thép đó, ống này sẽ được nối vào ống cao su mềm dẫn keo từ máy bơm keo đến đầu tiêm. Dùng bộ kích vít tỳ vào sườn dầm bên cạnh để ép chặt bản thép cùng đệm cao su vào bề mặt vết nứt cần tiêm. Áp lực tiêm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Nhựa êpôxi thường có hệ số nở nhiệt cao hơn so với bê tông thường. Điều đó có thể gây ra ứng suất nội của lớp bê tông ở dưới do ứng suất nhiệt khi chịu sự biến động
-68-
nhiệt độ lớn. Do vậy cần phải kết hợp với tác nhân dẻo hóa làm giảm độ cứng kết hợp với giải pháp đưa hỗn hợp cốt liệu sẽ làm triệt tiêu bớt ứng suất do biến đổi thể tích gây ra.