Xây dựng bài toán chẩn đoán kỹ thuật đối với cầu BTCT

Một phần của tài liệu Một vài nguyên nhân gây hư hỏng kết cấu dầm cầu bê tông cốt thép trong quá trình khai thác biện pháp khắc phục (Trang 40)

2.2.1. Mục tiêu của bài toán

Bài toán chẩn đoán kỹ thuật đối với kết cấu cầu là bài toán đánh giá tình trạng kỹ thuật của cầu đang khai thác dựa trên cơ sở số liệu, thông tin thu được thông qua hồ sơ và kết quả khảo sát đo đạc trên cầu. Mục đích chính là phát hiện các hư hỏng trên kết cấu càng sớm càng tốt và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến năng lực khai thác của công trình, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sửa chữa, khôi phục hay đưa ra chế độ khai thác phù hợp.

Để giải bài toán chẩn đoán kỹ thuật công trình cầu cần có những yếu tố như sau: * Số liệu khảo sát, đo đạc các đặc trưng hình học, đặc trưng vật liệu của kết cấu và các đáp ứng của nó dưới tác động của môi trường bên ngoài.

* Mô hình toán học của công trình.

* Phương pháp tìm kiếm, chẩn đoán, đánh giá hư hỏng của cầu và xây dựng mô hình thực trạng của nó.

2.2.2. Sơ đồ giải bài toán chẩn đoán kỹ thuật cho cầu BTCT 2.2.2.1 Theo quan điểm nhận dạng cơ học hệ thống 2.2.2.1 Theo quan điểm nhận dạng cơ học hệ thống

Ta có thể biểu diễn sơ đồ giải bài toán chẩn đoán kỹ thuật cho cầu như ở sơ đồ dưới đây:

Xây dựng mô hình lý thuyết của kết cấu

Các đặc trưng lý thuyết tính toán trên mô hình

Khảo sát đo đạc các số liệu về cầu trên thực địa

Các đặc trưng của kết cấu thực

So sánh số liệu đo và tính toán lý thuyết để chẩn đoán hư hỏng,

mức độ, vị trí hư hỏng

Xây dựng mô hình hiện trạng của công trình

-41-

Cơ sở của chẩn đoán kỹ thuật đối với kết cấu cầu dựa trên các số liệu sau: * Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công của cầu

* Số liệu theo dõi về quá trình khai thác sử dụng, các lần kiểm tra, sửa chữa * Số liệu khảo sát đo đạc tại hiện trường

Bài toán chẩn đoán cầu cũng chính là bài toán ngược: nhận dạng cơ học. Đây là bài toán có thông tin không đầy đủ, tức là chỉ có thể khảo sát, đo đạc một số các thông số tại một số vùng hay điểm trên kết cấu (không thể có đầy đủ các thông số về sự đáp ứng của cầu). Vì vậy việc giải bài toán này là rất khó khăn và thường dẫn tới kết quả đa trị. Đã có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành. Tuy vậy đến nay vẫn chưa có thuật toán hay phương pháp nào đưa ra được lời giải chính xác cho bài toán này. Cho nên trong quá trình chẩn đoán việc thu thập được nhiều thông tin và kết hợp nhiều phương pháp là rất cần thiết.

2.2.2.2 Theo quan điểm thống kê

Sơ đồ giải bài toán:

Để giải bài toán chẩn đoán kỹ thuật công trình cầu theo quan điểm thống kê, cần có những yếu tố sau:

- Số liệu khảo sát, đo đạc các đặc trưng hình học, đặc trưng vật liệu của kết cấu dưới tác động của môi trường bên ngoài.

- Tập hợp các dấu hiệu nhận biết trạng thái của kết cấu .

- Số liệu thống kê các dữ liệu về hư hỏng và khuyết tật của nhiều kết cấu trên thực tế.

Thu thập các số liệu về cầu trên thực địa

Các đặc trưng và dấu hiệu của kết cấu thực

Xây dựng tập hợp các dấu hiệu nhận biết trạng thái của kết cấu

Thống kê các dữ liệu về hư hỏng và khuyết tật trên một loạt cầu

Nhận biết trạng thái của cầu theo quan điểm thống kê

-42-

2.2.3 Giải bài toán chẩn đoán, đánh giá cầu BTCT 2.2.3.1 Theo quan điểm nhận dạng cơ học hệ thống 2.2.3.1 Theo quan điểm nhận dạng cơ học hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc thiết lập mô hình thực trạng của kết cấu từ các số liệu khảo sát, đo đạc, hồ sơ thiết kế, hoàn công chính là vấn đề nhận dạng hệ thống (system identification). Lý thuyết nhận dạng hệ thống đã được phát triển từ lâu, xuất phát từ các bài toán điều khiển và mô phỏng, nhưng trong cơ học thì nó mới chỉ được quan tâm gần đây. Đối với kết cấu công trình, hiện nay vẫn là những bước đầu tiên và tập trung vào hướng nghiên cứu gọi là nhận dạng kết cấu.

a. Nội dung bài toán nhận dạng kết cấu

- Tiến hành lựa chọn, xây dựng một tập các mô hình dự trữ (cơ sở dữ liệu) dựa vào những kiến thức đã biết trong mô hình hoá.

- Lựa chọn các đặc trưng và tiến hành tính toán, đo đạc các ứng xử (phản ứng) của kết cấu thực.

- Trên cơ sở số liệu thu thập, đo đạc tiến hành so sánh và lựa chọn trong tập các mô hình dự trữ một mô hình phù hợp nhất theo một tiêu chuẩn đánh giá sự phù hợp nào đó.

Về mặt toán học, bài toán nhận dạng là bài toán xây dựng lại mô hình dựa trên phản ứng và lực tác dụng của hệ cơ học:

L{U} = P (10) trong đó L là đặc trưng của hệ thống hay kết cấu,

P là tải trọng hay tác động ngoài,

U là biến trạng thái (chuyển vị, ứng suất, biến dạng, ...) Bài toán thuận (bài toán cơ bản): cho P và L, tìm U

Bài toán ngược có hai dạng:

- Dạng truyền thống là biết U và L, tìm P - Dạng thứ hai là biết P và U cần xác định L

Dạng thứ 2 của bài toán ngược chính là bài toán nhận dạng hệ cơ học. Thực tế ta thường gặp bài toán ngược "một phần" tức là cho một phần U (vì không thể đo đủ), một phần L (vì đã xác định được một phần các tham số), P coi như đã biết (tạo ra).

-43-

b. Đặc điểm của bài toán nhận dạng kết cấu

- Thiếu thông tin, đặc biệt là số liệu đo đạc. Số lượng các đặc trưng đo được thường là rất nhỏ so với yêu cầu. Số lượng các tham số hư hỏng có thể là rất lớn vì hư hỏng còn chưa biết ở đâu, loại gì và mức độ ra sao. Điều này dẫn đến bài toán kỳ dị có thể có nghiệm hoặc nghiệm không duy nhất (đa trị). Ngoài ra, không phải bao giờ cũng có đủ các hồ sơ thiết kế, thi công, hoàn công và các lần sửa chữa.

Các thông tin có được mà không hoàn toàn chính xác vì thông tin bao gồm cả các sai số đo đạc và các nhiễu khác không thể tránh được. Các nhiễu này đôi khi làm thay đổi cả các thông tin có được. Khi đó bài toán sẽ dẫn đến những lời giải không có thật hay không có lời giải (nghiệm không ổn định theo các thông số đo đạc).

- Nghiệm tìm được (nếu có) phụ thuộc vào tiêu chuẩn lựa chọn, đánh giá. Điều đó dẫn đến bài toán phải xây dựng được tiêu chuẩn nào mang tính tổng quát nhất nhưng phải dưa đến quá trình tìm nghiệm đơn giản nhất. Tiêu chuẩn về sự phù hợp không cố định mà phụ thuộc vào yêu cầu và công cụ toán học cho phép.

Sau khi có được mô hình thực trạng kết cấu, việc đánh giá trạng thái kỹ thuật được tiến hành bằng các phương pháp phân tích kết cấu thông thường như đánh giá độ bền, ổn định, tuổi thọ còn lại, độ tin cậy... Việc chẩn đoán hư hỏng là việc so sánh mô hình thực trạng với một mô hình nào đó dược chọn làm gốc. Sự thay đổi của mô hình so với gốc chính là hư hỏng.

c. Khảo sát và đo đạc:

Việc khảo sát và đo đạc các thông số ở cầu có thể phân làm hai dạng: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp: là thu thập các dữ liệu về cầu thông qua khảo sát trực tiếp ở các bộ phận kết cấu. Việc khảo sát này có thể 1à quan sát bằng mắt, sử dụng các thiết bị đo đạc, thí nghiệm (phá huỷ hoặc không phá huỷ để đánh giá tình trạng của kết cấu).

Phương pháp gián tiếp: thu thập số liệu về đáp ứng của cầu dưới các tác động từ bên ngoài. Trong phương pháp này số liệu có thể được thu thập thông qua thử tải tĩnh hay thử nghiệm động.

-44-

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng và tùy từng trường hợp cụ thể áp dụng cho từng cầu hoặc có thể kết hợp cả hai phương pháp trên. Phương pháp trực tiếp có ưu điểm cung cấp được số liệu tương đối chính xác, có thể tiến hành chủ động, ít tốn kém. Tuy vậy phương pháp này có nhược điểm là có thể có những hư hỏng ẩn khuất không được phát hiện, nhất là ở những bộ phận kết cấu không tiếp cận được hoặc không nhìn thấy được.

Phương pháp gián tiếp khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp và có thể tận dụng được những mặt mạnh của tin học và kỹ thuật. Nhưng nó có nhược điểm là sai số của đo đạc, tính toán xử lý lớn hơn so với phương pháp trực tiếp.

d. Các phương pháp mô hình hoá

Mô hình hoá kết cấu cầu là bước rất quan trọng trong chẩn đoán cầu. Mô hình hoá có hai dạng là mô hình nguyên vẹn (lý tưởng) của kết cấu và mô hình không nguyên vẹn của kết cấu.

* Mô hình nguyên vẹn của kết cấu

- Mô hình kết cấu liên tục (hệ vô hạn bậc tư do)

Trong mô hình này, kết cấu được mô tả như hệ đàn hồi chịu dao động có vô hạn bậc tự do thể hiện bằng các phương trình đạo hàm riêng. Mặc dù việc giải phương trình còn khó khăn nhưng việc nghiên cứu trên các kết cấu đơn giản cũng cho ta những thông tin cần thiết khi xem xét các kết cấu phức tạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mô hình kết cấu rời rạc (hệ hữu hạn bậc tự do)

Mô hình được dùng phổ biến hiện nay là mô hình phần tử hữu hạn.Trong mô hình này kết cấu liên tục được coi là một tập hợp nhiều phần tử nhỏ hơn, có số lượng và kích thước hữu hạn thông qua các nút.

Phương trình chuyển vị của kết cấu có dạng:

KU = F (11) Phương trình dao động của kết cấu:

U M .. + CU . + KU = F(t) (12) Với: U là véc tơ chuyển vị nút; M là ma trận khối lượng; K là ma trận độ cứng; C là ma trận hệ số cản; F(t) là véc tơ lực ngoài đã đưa về nút

-45-

Khi xây dựng các phần tử dầm, giàn, các mô hình trên đều giả thiết:

- Thanh làm việc trong miền đàn hồi tuyến tính, đẳng hướng, các tham số của thanh không đổi theo toàn bộ chiều dài thanh.

- Các liên kết đầu các phần tử dầm được coi là liên kết cứng và gắn vào các nút trên lưới phần tử hữu hạn (mô hình phần tử hữu hạn).

Cả hai mô hình nói trên đều là dạng mô hình nguyên vẹn (lý tưởng) của kết cấu vì các mô hình này đều không xét đến các hiện tượng trong thanh xuất hiện vết nứt, các khuyết tật do hư hỏng hay suy giảm liên kết ở các mối nối.

* Mô hình tham số của kết cấu không nguyên vẹn

- Mô hình gãy thanh (phần tử không tham gia chịu lực).

Lúc này tham số chẩn đoán d chỉ có một và là đại lượng nhận các giá trị nguyên trong tập hợp các số liệu phần tử:

d = {1, 2,..., N} (13) Các ma trận M, K được xây dựng trong từng trường hợp riêng biệt M(d), K(d), d = {1, 2,..., N}, trong đó M(d), K(d) là ma trận khối lượng, độ cứng của kết cấu không có phần tử thứ d.

- Mô hình ăn mòn

Giả thiết quá trình ăn mòn xảy ra trên thanh. Chọn tham số diện tích, mô men quán tính tiết diện d = {Fi} của phần tử là tham số chẩn đoán. Khi đó:

M(d) = M(Fi) (14) K = K(Fi) (15) ta có được quan hệ các đặc trưng động lực học phụ thuộc vào các tham số chẩn đoán d.

- Mô hình suy giảm độ cứng của mối nối.

Liên kết tại hai đầu thanh được thay thế bằng 6 lò xo với các tham số d, từ đó xây dựng được các ma trận độ cứng, khối lượng phụ thuộc vào các tham số d:

Me = Me(d) (16) Ke = Ke(d) (17)

-46-

Đối với trường hợp cọc, ta có thể lấy tham số chẩn đoán là chiều dài cọc hay độ cứng của liên kết.

e. Xây dựng mô hình thực trạng của dầm

Xây dựng mô hình thực trạng của dầm thông qua bản vẽ thiết kế và điều tra hiện trường để xác định các thông số cần thiết cho phân tích tính toán dầm. Điều tra hiện trường ở đây được thực hiện bằng mắt, thí nghiệm không phá huỷ và đo đạc hiện trường.

- Cần thiết phải xác định loại, vị trí và phạm vi các hư hỏng bằng mắt thường. Các hư hỏng quan sát được bằng mắt thường là vết nứt, bong bật mất tiết diện.

- Đo đạc xác định kích thước hình học, cường độ vật liệu và mô đun đàn hồi vật liệu, diện tích cốt thép chịu lực còn lại (đánh giá mức độ suy giảm tiết diện cốt thép do ăn mòn và gỉ), vị trí và phạm vi hư hỏng, biến dạng hiện thời của dầm và độ rộng vết nứt.

- Thí nghiệm không phá huỷ xác định cường độ bê tông, mức độ gỉ của thép (tỷ lệ % suy giảm diện tích cốt thép do gỉ).

f. Phƣơng pháp tính toán sự làm việc của dầm BTCT đang khai thác

Nguyên lý chung của tính toán sự làm việc của dầm BTCT đang khai thác là dựa vào quy trình thiết kế với các thông số kết cấu của mô hình thực trạng(căn cứ vào thực tế dầm đang khai thác) và theo các trạng thái giới hạn. Trạng thái giới hạn kiểm tra gần trạng thái giới hạn cường độ (kiểm tra khả năng chịu lực của mặt cắt, trạng thái giới hạn phục vụ, tính toán kiểm tra giới hạn về biến dạng của dầm và độ mở rộng của vết nứt), ngoài ra còn có trạng thái giới hạn về giới hạn mỏi và trạng thái giới hạn cực hạn. Tuỳ theo yêu cầu mà bài toán tính toán sự làm việc của dầm BTCT đang khai thác có thể dùng một số trạng thái giới hạn hay tất cả các trạng thái giới hạn trên. Sau khi có kết quả kiểm tra chi tiết cầu, kiểm toán đánh giá hiện trạng cầu theo điều kiện: Smax < [S]gh , trong đó Smax mô tả giá trị lớn nhất của tải trọng và các yếu tố

khác như nhiệt độ, co ngót. [S]gh khả năng của kết cấu, mặt cắt hoặc bộ phận kết cấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-47-

được thể hiện như sau: Sht < [S]ht

gh, với Sht tác động của hoạt tải lên kết cấu, [S]ht gh

khả năng tiếp nhận hoạt tải tối đa của kết cấu.

Về triết lý an toàn vận dụng trong các quy định của quy trình thiết kế có các mức độ phát triển của các nghiên cứu, lý luận. Trong quy định thiết kế cầu BTCT hiện nay được phát triển theo 3 mức độ về triết lý an toàn phân tích và thiết kế:

- Tính toán theo ứng suất cho phép: Các mục kiểm tra với ứng suất cho phép bằng cách đưa vào hệ số an toàn (n > 1) vào cường độ làm việc của vật liệu. Ví dụ: kiểm tra theo ứng suất cho phép:

tt < []

với [] = Rf/n là ứng suất cho phép của vật liệu; Rf là cường độ của vật liệu; n là

hệ số an toàn (được xác định theo phương pháp thống kê).

- Tính toán theo hệ số tải trọng: Ngoài việc đưa hệ số an toàn vào cường độ vật liệu người ta còn đưa vào hệ số tải trọng để tăng ảnh hưởng của tác động. Như vậy, phương pháp thiết kế này cho độ tin cậy cao hơn và dễ kiểm soát hơn so với phương pháp thiết kế theo ứng suất cho phép. Đây là phương pháp được sử dụng chính cho các quy trình thiết kế hiện nay. Công thức tính toán:

c.tt < Rf/n trong đó: c là hệ số tải trọng (c > 1); n là hệ số an toàn;

c và n được xác định theo xác xuất thống kê,

c phụ thuộc vào sự biến động của tác động bên ngoài, để có thể tổ hợp các tác động bên ngoài trong một lần kiểm tra đưa vào hệ số tổ hợp tải trọng và việc xác định các hệ số này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của người xây dựng quy trình.

- Tính toán dựa trên độ tin cậy: Đây là xu thế mới trong xây dựng quy trình thiết kế,

Một phần của tài liệu Một vài nguyên nhân gây hư hỏng kết cấu dầm cầu bê tông cốt thép trong quá trình khai thác biện pháp khắc phục (Trang 40)