Hoàng Thanh Cao 41 Vật lí chất rắn

Một phần của tài liệu Chế tạo hạt Nano Fe2O3 vô định hình và các tính chất (Trang 47)

phổ phân tích Fourier hồng ngoại (FTIR) thu được ở chế độ truyền nhờ phổ kế

FTIR Nicolet 6700 NRX Raman Module - Thermo. 2.2.6. Phổ Raman

Với phép đo phổ hồng ngoa ̣i ta không phát hiê ̣n được các liên kết giữa các nguyên tố cùng loại . Phép đo Raman cho ta biết đươ ̣c liên kết này . Do vâ ̣y viê ̣c đo phổ Raman sẽ có thêm thông tin chính xác về cấu trúc của ha ̣t nano.

Nguyên lý tán xa ̣ Raman là tán xa ̣ không đàn hồi giữa photon và mô ̣t lươ ̣ng tử dao đô ̣ng của vâ ̣t chất hay ma ̣ ng tinh thể. Sau quá trình va cha ̣m , năng lươ ̣ng của photon giảm đi hoă ̣c tăng lên mô ̣t lượng bằng dao đô ̣ng của nguyên tử. Dựa vào phổ năng lượng tính được dao đô ̣ng nguyên tử đó. Dao đô ̣ng nguyên tử là đa ̣i lượng đă ̣c trưng có thể dùng phân biệt giữa nguyên tử này và nguyên tử khác.

Phổ Raman cung cấp thông tin về các tần số dao động. Trong quang phổ Raman, mẫu được chiếu xạ bởi chùm laser cường độ mạnh trong vùng tử ngoại- khả kiến (ν0) và chùm ánh sáng tán xạ thường được quan sát theo phương vuông góc với chùm tia tới. Ánh sáng tán xạ bao gồm hai loại: một được gọi là tán xạ Rayleigh, rất mạnh và có tần số giống với tần số chùm tia tới (ν0), loại còn lại được gọi là tán xạ Raman-tán xạ không đàn hồi, rất yếu có tần số là ν0 ± νm trong đó νm là tần số dao động phân tử. Vạch ν0 - νm được gọi là vạch Stockes và vạch ν0 + νm được gọi là vạch anti Stockes. Do đó, trong quang phổ Raman, chúng ta đo tần số dao động νm như là sự dịch chuyển so với tần số chùm tia tới ν0. Khác với phổ hồng ngoại, phổ Raman được đo trong vùng tử ngoại và khả kiến ở đó các vạch kích thích (laser) cũng như các vạch Raman cùng xuất hiện.

Phổ Raman thu được nhờ sử dụng máy Renishaw Via Raman Micro Raman ở nhiệt độ phòng. Mẫu được kích thích bằng ánh sáng laser có bước sóng 632,8 nm từ nguồn laser He-Ne. Máy có công suất khoảng 10 mW, độ phân giải 1 cm-1.

Một phần của tài liệu Chế tạo hạt Nano Fe2O3 vô định hình và các tính chất (Trang 47)