Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chất lượng của giống ngô nếp la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 54)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.5.Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chất lượng của giống ngô nếp la

Thái Nguyên

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến chất lƣợng của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Độ dẻo (điểm 1-5) Hƣơng thơm (điểm 1-5) Vị đậm (điểm 1-4) (điểm 1-5)Độ ngọt Màu sắc hạt bắp luộc (điểm 1-5) Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 2 3 2 3 2 3 2 3 3 3 2 1 1 1 2 1 2 1 2 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 4 2 2 2 2 2 3 2 3 3 3 5 1 2 1 2 1 2 1 2 3 3 6 1 1 1 2 1 2 1 1 3 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.10 cho thấy:

Chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức phân bón có sự thay đổi rõ rệt. Công thức 2, 3, 5, 6 có chất lượng nếm thử là tốt nhất, ăn rất dẻo, hương vị rất thơm, vị đậm tốt và rất ngọt được đánh giá ở điểm 1 và 2. Công thức 1 và 4 có độ dẻo trung bình, thơm, vị đậm khá và ngọt được đánh giá ở điểm 2 và 3. Giống ngô nếp ở công thức 1 và 2 ăn hơi dẻo, độ thơm trung bình, độ đậm trung bình và ngọt vừa. Như vậy, phân bón có ảnh hưởng đến chất lượng ngô nếp luộc, bón nhiều phân và cân đối tăng chất lượng ngô nếp theo tỷ lệ thuận. Ngô vụ Đông có chất lượng tốt hơn vụ Xuân.

3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân vô cơ đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

3.2.1. Ảnh hưởng của phân vô cơ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy:

* Vụ Xuân 2013:

Giống ngô nếp lai HN88 có thời gian từ gieo đến mọc là 7 ngày; thời gian từ gieo đến tung phấn ở các công thức dao động từ 64 – 68 ngày; thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ 66 – 69 ngày và thời gian từ gieo đến chín sinh lý dao động từ 95 -100 ngày.

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Mọc Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 1 7 7 64 69 66 70 95 103 2 7 7 66 69 67 70 96 104 3 7 7 67 68 68 70 98 103 4 7 7 67 69 68 70 98 105 5 7 7 67 69 68 70 98 104 6 7 7 68 71 69 71 100 106 * Vụ Đông 2013:

Thời gian sinh trưởng giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 103 - 106 ngày. Trong đó công thức 6 có thời gian sinh trưởng dài nhất (106 ngày) và ngắn nhất là công thức 1 và công thức 3 (103 ngày).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bón nhiều phân vô cơ làm cho giống ngô nếp lai HN88 có thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển dài hơn bón ít phân.

3.2.2. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới một số đặc điểm hình thái, sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

3.2.2.1. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Chiều cao cây

(cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ CCC/CĐB (%) X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 1 162,0 128,7 70,2 55,4 43,0 45,2 2 163,0 129,4 69,5 56,7 42,6 42,9 3 164,7 128,3 69,0 59,1 41,9 42,4 4 168,5 134,0 74,5 57,2 44,8 42,6 5 164,0 132,4 65,0 58,1 39,6 42,5 6 171,7 132,6 75,0 58,1 43,7 43,5 P < 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 - - LSD.05 6,61 12,9 - 1,2 - - CV (%) 2,2 5,4 6,8 1,1 - -

* Chiều cao cây

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Chiều cao cây có xu hướng tăng qua các công thức phân bón. Chiều cao cây của các công thức trong vụ Xuân 2013 biến động từ 162,0 – 171,7 cm. Công thức 6 có chiều cao cây cao nhất, tương đương công thức 4 và cao hơn công thức còn lại chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Trong vụ Đông 2013, Chiều cao cây của các công thức biến động từ 128,3 - 132,6 cm. Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không có sự ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây ở mức độ tin cậy 95%.

* Chiều cao đóng bắp

Vụ Xuân 2013, chiều cao đóng bắp ở các công thức thí nghiệm biến động từ 65 – 75 cm. Các công thức có chiều cao đóng bắp tương đương nhau.

Ở vụ Đông 2013, chiều cao đóng bắp ở các công thức thí nghiệm biến động từ 55,4 - 59,1 cm. Trong đó nhóm công thức 3, 5, 6 có thuộc nhóm có chiều cao đóng bắp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cao nhất dao động từ: 58,1 - 59,1cm. Công thức 1 có chiều cao đóng bắp thấp nhất (55,4 cm). Qua kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón có ảnh hưởng lớn đến chiều cao đóng bắp ở mức độ tin cậy 95%.

* Tỉ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây biến động từ 39,6 – 44,8 %, tỷ lệ này giúp cây ngô có khả năng chống đổ tốt cũng như thích hợp cho quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới số lá và chỉ số diện tích lá (LAI) * Số lá trên cây

Tổng số lá trên cây ở các công thức thí nghiệm biến động từ 15,6 – 17,2 lá trong vụ Xuân 2013 và từ 15,7 – 16,2 vụ Đông 2013. Giá trị P> 0,05, các công thức có số lá trên cây tương đương nhau với độ tin cậy 95%.

Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới số lá trên cây của giống HN88 ở cả hai vụ nghiên cứu.

Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Số lá trên cây (lá) LAI (m

2 lá/m2 đất) X13 Đ13 X13 Đ13 1 17,1 15,7 2,9 2,37 2 16,1 15,7 2,8 2,60 3 15,6 15,9 2,8 2,70 4 17,2 16,0 3,1 3,05 5 16,7 16,2 2,9 3,00 6 17,2 16,1 3,1 3,11 P > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 LSD.05 0,5 0,5 0,6 0,42 CV (%) 1,5 2,0 10,6 8,2 * Chỉ số diện tích lá

Vụ Xuân 2013: Các công thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 2,8 – 3,1 m2

lá/m2 đất. Kết quả xử lý cho thấy giá trị P> 0,05 chứng tỏ các công thức thí nghiệm đều có chỉ số diện tích lá tương đương nhau với độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Đông 2013: Các công thức thí nghiệm có chỉ số diện tích lá biến động từ 2,37 - 3,11 m2 lá/m2 đất. Chỉ số diện tích lá có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Qua xử lý thống kê cho thấy: Các công thức 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có chỉ số diện tích lá cao, công thức 1 có chỉ số diện tích lá thấp nhất ở mức độ tin cậy 95%.

3.2.2.3. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới chiều dài bắp và đường kính bắp

* Chiều dài bắp

Vụ Xuân 2013: Chiều dài bắp ở các công thức dao động từ 14,3 – 16,5 cm. Công thức 6 có chiều dài bắp cao hơn công thức 2 và tương đương với các công thức còn lại ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013: Chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 12,8 – 15,2 cm, chiều dài bắp của các công thức thí nghiệm có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Trong đó, công thức 4, 5, 6 thuộc nhóm có chiều dài bắp tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới chiều dài bắp và đƣờng kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Chiều dài bắp

(cm) Đƣờng kính bắp (cm) X13 Đ13 X13 Đ13 1 15,1 13,4 4,5 3,8 2 14,3 12,8 4,5 3,9 3 16,2 13,1 4,5 3,9 4 15,9 14,0 4,7 4,1 5 14,9 14,1 4,2 4,1 6 16,5 15,2 4,6 4,1 P <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 LSD.05 1,6 1,39 0,14 0,26 CV (%) 5,7 5,6 1,7 3,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đường kính bắp:

Vụ Xuân 2013, đường kính bắp của công thức 4 tương đương với công thức 6 và cao hơn các công thức còn lại với độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013, dựa vào kết quả xử lý thống kê cho thấy giá trị P>0,05 chứng tỏ các công thức phân vô cơ khác nhau không ảnh hưởng đến đường kính bắp của giống ngô HN88.

3.2.2.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp

Qua bảng số liệu 3.15 cho thấy: Ở cả hai vụ Xuân 2013 và Đông 2013 thì trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp ở tất cả các công thức đều được đánh giá ở mức khá (điểm 2 – 3). Nhìn chung các công thức có độ bao bắp tốt và được đánh giá ở điểm 2. Theo đó, các công thức phân vô cơ khác nhau ít ảnh hưởng tới các chỉ tiêu về trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp.

Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Trạng thái cây (điểm 1-5) Trạng thái bắp (điểm 1-5) Độ bao bắp (điểm 1-5) X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 1 3 3 3 2 2 2 2 3 3 3 2 2 2 3 2 2 2 2 2 2 4 3 3 3 2 2 2 5 2 2 2 2 2 2 6 2 2 2 2 2 2

3.2.3. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới khả năng chống chịu của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên HN88 tại Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua theo dõi cho thấy: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh hại và mức độ đổ rễ gãy thân có xu hướng tăng theo chiều tăng của phân bón.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Sâu đục thân: gây hại nặng nhất ở công thức 4, 5 và công thức 6 (điểm 3) trong vụ Xuân 2013. Ở vụ Đông 2013 mức độ nhiễm sâu đục thân tương đối thấp và đều đánh giá điểm 1 ở tất cả các công thức.

* Bệnh khô vằn: ở vụ Xuân 2013 dao động từ 0,7 – 2,3%. Tỷ lệ nhiễm tăng theo lượng tăng của phân bón. Ở vụ Đông 2013 tỷ lệ nhiễm bệnh dao động từ 3,3 – 7,3% và có xu hướng cao hơn vụ Xuân 2013 (từ 0,7 – 2,3%) do ở giai đoạn ngô 8 – 9 lá thời tiết nóng ẩm kéo dài, các loài nấm phát triển khá mạnh.

* Đổ rễ, gãy thân: Từ kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.16 cho thấy: Vụ Xuân 2013 không có gió mạnh nên tỷ lệ đổ rễ ở mức thấp (0,2 – 1,8%), đổ gẫy thân không xảy ra ở tất cả các công thức trong thí nghiệm và được đánh giá ở điểm 1.

Vụ Đông 2013, thời tiết mưa kéo dài đầu vụ, chân đất khá mềm làm cho khả năng chống đổ rễ kém hơn, xảy ra ở các công thức với mức độ tương đối cao. Tỷ lệ đổ rễ dao động từ 1,8 – 5,3% và đổ gãy thân được đánh giá ở điểm 2 và điểm 3. Công thức 5, 6 có tỷ lệ đổ rễ, gãy thân cao nhất.

Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Sâu đục thân (điểm 1-5) Khô vằn (Tỷ lệ bệnh %) Đổ rễ (Tỷ lệ đổ %) Đổ gãy thân (điểm 1-5) X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 1 2 1 0,7 7,0 0,2 1,8 1 2 2 2 1 1,2 5,0 0,5 3,7 1 2 3 2 1 1,8 3,3 0,6 2,5 1 2 4 3 1 1,4 7,3 0,5 2,2 1 2 5 3 1 2,2 6,0 1,1 4,2 1 3 6 3 1 2,3 5,3 1,8 5,3 1 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.4. Ảnh hưởng của phân vô cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL 1000 hạt (gam) X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 X13 Đ13 1 0,96 0,95 12,2 11,2 31,8 23,6 269,8 300,0 2 0,98 0,98 12,5 11,9 30,5 24,0 280,5 280,0 3 0,96 0,95 12,0 11,8 31,5 26,5 275,7 290,0 4 0,97 1,00 12,6 12,5 34,5 29,0 306,9 303,3 5 0,98 0,92 12,6 12,5 27,9 29,3 334,9 293,3 6 0,97 0,93 11,7 11,9 34,4 29,1 293,0 293,3 P >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 LSD.05 - - 0,67 0,62 4,0 3,90 29,64 35,3 CV (%) 2,6 3,2 3,0 2,9 7,0 7,9 4,5 6,6 * Số bắp/cây:

Số bắp trên cây ở các công thức dao động từ 0,96 – 0,98 bắp/cây (vụ Xuân 2013) và từ 0,92 – 1,00 bắp/cây (vụ Đông 2013). Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới số bắp/cây của giống HN88 với độ tin cậy 95%.

* Số hàng hạt/bắp

Vụ Xuân 2013: Số hàng hạt/bắp ở các công thức dao động từ 12,0 – 12,6 hàng. Sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức với độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013: Số hàng trên bắp của công thức thí nghiệm dao động từ 11,20 – 12,5 hàng/bắp. Công thức 1 có số hàng trên bắp thấp nhất (11,2 hàng/bắp), thấp hơn các công thức còn lại chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Số hàng trên bắp cũng bị ảnh hưởng bởi lượng phân bón.

* Số hạt/hàng

Vụ Xuân 2013: Số hạt/hàng ở các công thức dao động từ 27,9 – 34,5 hạt. Trong đó, công thức 4 có số hạt trên hàng cao hơn công thức 2 (30,5 hạt/hàng) và công thức 5 (27,9 hạ/hàng) và tương đương với các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%

Vụ Đông 2013: Số hạt trên hàng của giống ngô nếp HN88 qua các công thức thí nghiệm biến động từ 23,5 – 29,3 hạt. Số hạt trên hàng có xu hướng tăng theo lượng phân bón. Các công thức 4, 5, 6 có số hạt trên hàng tương đương nhau và cao hơn các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công thức 1, 2 chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Như vậy lượng phân bón khác nhau ảnh hưởng tới số hạt trên hàng đối với giống ngô nếp lai HN88.

* Khối lượng 1000 hạt.

Khối lượng 1000 hạt ở các công thức dao động từ 269,8 –334,9 gam. Trong đó, công thức 5 có khối lượng nghìn hạt lớn nhất (334,9 gam) cao hơn các công thức còn lại với độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013 : Khối lượng 1000 hạt của giống ngô nếp lai HN88 qua các công thức thí nghiệm dao động từ 280,0 – 303,3g. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các công thức phân bón không ảnh hưởng lớn tới khối lượng nghìn hạt của giống ngô HN88 (ở mức độ tin cậy 95%).

Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của phân vô cơ tới năng suất bắp tƣơi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Năng suất bắp tƣơi (tạ/ha) Năng suất thân lá (tạ/ha)

X13 Đ13 X13 Đ13 1 66,6 70,8 99,6 96,5 2 68,9 81,5 113,2 102,8 3 71,7 85,8 120,1 115,9 4 74,4 92,1 126,5 119,7 5 72,6 86,5 118,9 122,8 6 70,2 85,8 117,3 127,8 P <0,05 <0,01 <0,05 < 0,01 LSD.05 3,60 9,1 13,81 1,32 CV (%) 2,8 6,0 6,5 6,4

* Năng suất bắp tươi

Qua bảng 3.18 cho thấy: Năng suất bắp tươi ở các công thức phân bón dao động từ 66,6 – 72,6 tạ/ha trong vụ Xuân 2013 và từ 70,8 – 92,1 tạ/ha ở vụ Đông 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong vụ Xuân 2013, công thức 4 có năng suất bắp tươi tương đương công thức 3, 5 và cao hơn công thức 1, 2, 6 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.

Vụ Đông 2013, năng suất bắp tươi của giống ngô nếp HN88 qua các công thức phân bón biến động từ 70,8 – 92,1 tấn/ha. Các công thức phân bón 3, 4, 5, 6 thuộc nhóm có năng suất bắp tươi cao nhất, công thức 1 có năng suất bắp tươi thấp nhất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Như vậy phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất bắp tươi của giống ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 54)