Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 50)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.4.Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng

Công thức

Sâu đục thân

(điểm 1-5) (Tỷ lệ bệnh %) Khô vằn (Tỷ lệ đổ %) Đổ rễ Đổ gãy thân (điểm 1-5)

Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 1 1 0.6 2.0 0,0 2,3 1 2 2 2 1 0.8 2.2 0,2 3,1 1 2 3 3 3 0.9 3.7 0,2 4,5 1 2 4 2 2 1.1 3.1 0,5 3,2 1 2 5 2 2 2.1 3,8 0,2 3,6 1 2 6 3 3 2.2 5.9 0,5 6,3 1 2

Từ kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.6 cho thấy: Vụ Đông 2013 không có gió mạnh nên tỷ lệ đổ rễ ở mức thấp (0,0 – 0,5%), đổ gẫy thân không xảy ra ở tất cả các công thức trong thí nghiệm và được đánh giá ở điểm 1.

Vụ Xuân 2014, thời tiết mưa kéo dài đầu vụ, chân đất khá mềm làm cho khả năng đổ rễ và đổ gãy thân xảy ra ở rải rác các công thức. Tỷ lệ đổ rễ dao động từ 2,3 – 6,3% và đổ gãy thân được đánh giá ở điểm 2 và điểm 3.

3.1.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 được thể hiện ở bảng 3.7, bảng 3.8 và bảng 3.9:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của phân hƣu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL 1000 hạt (gam) Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 0,96 0,95 13,4 12,0 24,7 23,6 248,0 251,0 2 0,97 0,98 13,8 11,9 31,7 25,1 261,9 262,7 3 0,91 0,95 13,6 12,1 27,2 26,5 255,3 258,2 4 0,96 1,00 13,4 12,2 25,4 28,5 261,5 259,4 5 0,96 0,93 13,7 12,3 33,3 31,2 267,4 266,2 6 0,92 0,93 13,4 11,9 29,2 29,1 264,5 264,2 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 - - - - 1,84 4,43 9,33 9,24 CV (%) 5,3 2,8 2,6 1,8 3,5 8,9 2,0 2,0 * Số bắp/cây:

Bắp trên cây là yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Thông thường mỗi cây chỉ có từ một đến hai bắp hữu hiệu. Số bắp trên cây phụ thuộc vào giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và kỹ thuật chăm sóc. Bắp ở trên do nằm ở vị trí cao hơn nên được thụ phấn, thụ tinh trước và đầy đủ hơn so với bắp ở dưới. Đối với các giống ngô làm rau khả năng ra nhiều bắp/cây là một đặc tính quan trọng quyết định đến năng suất, còn đối với các giống ngô lấy hạt thì tốt nhất là có 1 - 2 bắp/cây, để dinh dưỡng tập trung vào hạt tạo ra năng suất cao hơn.

Số bắp trên cây ở các công thức dao động từ 0,91 – 0,97 bắp/cây (vụ Đông 2013) và từ 0,93 – 1,00 bắp/cây (vụ Xuân 2014). Các công thức khác nhau có số bắp/cây như nhau.

* Số hàng hạt/bắp

Số hàng hạt/bắp ở các công thức dao động từ 13,4 – 13,8 hàng hạt (vụ Đông 2013) và từ 11,9 – 12,3 hàng hạt (vụ Xuân 2014). Sai khác giữa các công thức về số hàng hạt/bắp là không có ý nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Số hạt/hàng

Vụ Đông 2013: Số hạt/hàng dao động từ 24,7 – 33,3 hạt. Sai khác giữa các công thức là có ý nghĩa. Trong đó, công thức 2, 5 có số hạt trên hàng tương đương nhau và cao hơn công thức 1, 3, 4, 6 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%. Công thức 1, 4 có số hạt trên hàng thấp nhất lần lượt là 24,7 hạt/hàng và 25,4 hạt/hàng.

Vụ Xuân 2014: Số hạt/hàng ở các công thức dao động từ 23,6 – 31,2 hạt. Các công thức khác nhau có số hạt khác nhau một cách chắc chắn. Công thức 5 có số hạt/hàng tương đương công thức 4, 6 và cao hơn công thức 1, 2, 3 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy công thức 5 (2,6 tấn phân vi sinh/ha) có số hạt trên hàng cao dao động từ (31,2 -33,3 hạt/hàng).

* Khối lượng 1000 hạt (KL1000)

Khối lượng 1000 hạt ở các công thức dao động từ 248,0 – 267,4 gam trong vụ Đông 2013 và từ 251,0 – 266,2 hạt trong vụ Xuân 2014.

Trong vụ Đông 2013, công thức 2, 3, 5, 6 có KL1000 hạt tương đương nhau và cao hơn công thức 1 ở mức xác suất 95%.

Vụ Xuân 2014, công thức 1 có KL1000 hạt tương đương công thức 3, 4 và thấp hơn công thức 2, 5, 6 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới năng suất bắp tƣơi và năng suất thân lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Năng suất bắp tƣơi (tạ/ha) Năng suất thân lá (tạ/ha)

Đ13 X14 Đ13 X14 1 67,9 68,4 81,4 90,6 2 85,2 72,7 114,1 117,6 3 75,8 68,7 92,4 106,3 4 83,3 70,8 104,7 113,3 5 87,8 80,6 125,5 123,6 6 73,3 77.0 96,5 118,4 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 3,5 5,28 9,25 13,08 CV (%) 2,4 4,0 2,0 6,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Năng suất bắp tươi

Qua bảng 3.8 cho thấy: Năng suất bắp tươi ở các công thức phân bón dao động từ 67,9 – 87,8 tạ/ha trong vụ Đông 2013 và từ 68,2 – 80,6 tạ/ha ở vụ Xuân 2014. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong vụ Đông 2013, công thức 2, 5 có năng suất bắp tươi tương đương nhau và cao hơn công thức 1, 3, 4, 6 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%. Công thức 1 có năng suất bắp tươi thấp nhất là 67,9 tạ/ha.

Vụ Xuân 2014, công thức 5 có năng suất bắp tươi tương đương công thức 6; và cao hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Năng suất thân lá

Năng suất thân lá dao động từ 81,4 – 125,5 tạ/ha (vụ Đông 2013) và từ 90,6 – 123,6 tạ/ha (vụ Xuân 2014).

Ở vụ Đông 2013, năng suất thân lá ở công thức 5 cao nhất đạt 125,5 tạ/ha cao hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%; công thức 1 có năng suất thấp nhất là 81,4 tạ/ha.

Ở vụ Xuân 2014, năng suất thân lá dao động ở mức độ hẹp hơn vụ Đông 2013; công thức 1 có năng suất thấp nhất là 90,6 tạ/ha, thấp hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%. Công thức 2, 4, 5, 6 có năng suất tương đương nhau.

Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)

Đ13 X14 Đ13 X14 1 44,6 38,8 30,3 28,9 2 63,8 43,6 38,5 29,7 3 49,1 44,4 32,9 30,4 4 49,0 51,6 32,8 30,0 5 66,5 54,4 37,7 34,1 6 54,2 48,3 35,4 30,5 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 5,4 8,33 2,21 2,05 CV (%) 5,4 9,8 3,5 3,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết của các công thức ở vụ Đông 2013 dao động từ 44,6 – 66,5 tạ/ha. Trong đó, công thức 2, 5 có năng suất tương đương nhau và cao hơn các công thức 1, 3, 4, 6 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Xuân 2014, năng suất lý thuyết dao động từ 38,8 – 51,6 tạ/ha. Công thức 5 có năng suất tương đương công thức 6 và cao hơn công thức 1, 2, 3 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.

* Năng suất thực thu

Ở vụ Đông 2013 của các công thức phân hữu cơ có sự khác nhau khá rõ. Công thức 1 có năng suất thấp nhất đạt 30,3 tạ/ha; công thức 3, 4 có năng suất tương đương nhau và thấp hơn công thức 6. Công thức 2, 5 có năng suất như nhau (38,5 tạ/ha và 37,7 tạ/ha) và cao hơn tất cả các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Xuân 2014, do điều kiện thời tiết không thuận lợi và các công thức đều bị nhiễm sâu đục thân khá nặng nên năng suất thực thu thấp hơn so với vụ Đông 2013; năng suất dao động từ 28,9 – 34,1 tạ/ha. Công thức 1, 2, 3, 4, 6 có năng suất tương đương nhau và đều thấp hơn công thức 5 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 50)