Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 43)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Thu thập và tổng hợp số liệu được tiến hành xử lý trên phần mềm Excel 2003. - Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 5.0.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng giống ngô nếp lai HN88 tại tại Thái Nguyên

3.1.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Đối với cây ngô thời gian sinh trưởng được tính từ khi gieo hạt đến khi ngô chín sinh lý, thời gian sinh trưởng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào các yếu tố như: giống, thời vụ, thời tiết khí hậu và kỹ thuật canh tác. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô được chia làm hai giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ khi gieo hạt đến khi cây ngô bắt đầu trỗ cờ và được chia làm nhiều thời kỳ:

+ Thời kỳ nảy mầm đến mọc: Rễ mầm là bộ phận đầu tiên xuất hiện, tiếp đến là bao lá mầm, rễ thứ sinh.

+ Thời kỳ mọc đến 3 lá: Lá đầu tiên xuất hiện rất nhanh, sau 5 - 7 ngày đã xuất hiện 3 lá thật.

+ Thời kỳ 7 lá đến xoắn nõn: Thân lá phát triển mạnh, cây có sự tăng trưởng chiều cao nhanh chóng đặc biệt là 15 - 20 ngày trước trỗ.

+ Thời kỳ từ xoắn nõn đến trỗ cờ: Giai đoạn này được tính khi đầu của bông cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Tính từ khi phun râu đến chín sinh lý, trong đó bao gồm quá trình phun râu, thụ tinh, phát triển hạt. Giai đoạn tung phấn, thụ tinh kéo dài trong khoảng thời gian 8 - 12 ngày, là giai đoạn có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất của cây ngô.

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp lai HN88 trong vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014 tại Thái Nguyên cho kết quả như bảng 3.1:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

CT

Thời gian từ gieo đến ... (ngày)

Mọc Tung phấn Phun râu Chín sữa Chín sinh lý

Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 5 7 56 67 57 67 83 87 99 111 2 5 7 56 67 57 68 82 87 99 109 3 5 7 55 66 57 68 83 87 99 110 4 5 7 56 67 57 68 83 88 100 111 5 5 6 56 66 57 67 81 86 99 109 6 5 7 58 69 58 69 84 88 99 110 * Vụ Đông 2013:

Giống ngô nếp lai HN88 có thời gian từ gieo đến mọc ở tất cả các công thức là 5 ngày. Thời gian từ gieo đến tung phấn ở các công thức dao động từ 55 – 58 ngày, thời gian từ gieo đến phun râu dao động từ 57 – 58 ngày, từ gieo đến chín sữa từ 81 – 84 ngày và thời gian từ gieo đến chín sinh lý dao động từ 99 -100 ngày.

* Vụ Xuân 2014:

Ở giai đoạn gieo hạt gặp nhiệt độ thấp kéo dài nên thời gian từ gieo đến mọc ở các công thức biến động từ 6 – 7 ngày. Thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 66 – 69 ngày, từ gieo đến phun râu dao động trong khoảng 67 – 69 ngày, gieo đến chín sữa từ 86 – 88 ngày và từ gieo đến chín sinh lý biến động từ 109 – 111 ngày.

Nhìn chung, các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88 của vụ Đông ngắn hơn vụ Xuân từ 7 – 10 ngày bởi đầu vụ Đông thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ) khá thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của ngô và giữa các công thức phân hữu cơ không có sự biến động nhiều về các giai đoạn sinh trưởng của giống ngô nếp lai HN88.

3.1.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới một số đặc điểm hình thái, sinh lý của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

3.1.2.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới chiều cao cây và chiều cao đóng bắp

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống ngô, nó liên quan mật thiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giống có chiều cao cây thấp có khả năng chống đổ tốt được quan tâm nhiều hơn trong công tác chọn giống đưa ra sản xuất. Chiều cao cây phụ thuộc và rất nhiều yếu tố như: giống, điều kiện khí hậu, kỹ thuật gieo trồng… Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là thời kỳ từ 7 - 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi thụ tinh xong.

Cùng với chiều cao cây thì chiều cao đóng bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng, khả năng chống đổ, gẫy, chống chịu sâu bệnh và khả năng cơ giới hoá của các giống ngô. Những giống có chiều cao đóng bắp cao thì khả năng chống đổ kém. Tuy nhiên, nhưng giống có chiều cao đóng bắp thấp thì khả năng cơ giới hoá thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện canh tác, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn thì có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống ngô có thời gian sinh trưởng dài.

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn giống phục vụ sản xuất. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc…Trong sản xuất tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tối ưu bằng 50% là tốt nhất.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Chiều cao cây

(cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ CĐB/CCC (%) Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 133,4 120,8b 68,6 58,5 51,5 48,4 2 129,6 124,4ab 66,0 62,7 50,9 50,4 3 129,7 129,3a 68,0 62,2 52,6 48,1 4 133,7 118,7bc 68,4 57,1 51,3 48,2 5 130,2 123,6ab 67,4 59,0 51,8 47,8 6 129,4 113,9c 67,4 59,1 52,1 52,1 P >0,05 <0,05 >0,05 >0,05 - - LSD.05 - 8,20 - - - - CV (%) 5.0 3,7 4,9 5,3 - -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chiều cao cây

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Chiều cao cây của giống ngô nếp lai HN88 ở các công thức trong vụ Đông 2013 dao động từ 129,4 – 133,7 cm. Không có sự sai khác về chiều cao cây ở tất cả các công thức phân hữu cơ khác nhau.

Trong vụ Xuân 2014, chiều cao cây ở các công thức trong thí nghiệm dao động từ 113,9 – 129,3 cm. Công thức 3, 2, 5 có chiều cao cây tương đương nhau và cao hơn công thức 4, 6 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp dao động từ 66,0 – 68,6 cm (vụ Đông 2013) và từ 57,1 – 62,7 cm (vụ Xuân 2014). Các công thức có chiều cao đóng bắp tương đương nhau.

* Tỉ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp trên chiều cao cây biến động từ 50,9 – 52,6 %, tỷ lệ này giúp cây ngô có khả năng chống đổ tốt cũng như thích hợp cho quá trình thụ phấn thụ tinh của ngô.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới số lá và chỉ số diện tích lá (LAI)

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt. Ngoài ra, số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tích. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Số lá trên cây (lá) LAI (m2 lá/m2 đất)

Đ13 X14 Đ13 X14 1 15,1 15,5 2,74 2,86 2 15,0 16,1 3,13 3,04 3 14,9 15,9 2,84 2,90 4 14,8 15,5 2,78 2,93 5 15,2 15,7 3,18 3,23 6 14,8 15,4 3,08 3,07 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD.05 - - 0,12 0,18 CV (%) 1,6 2,6 2,3 3,2 * Số lá trên cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Số lá trên cây dao động từ 14,8 – 15,2 lá trong vụ Đông 2013 và từ 15,4 – 16,1 lá trong vụ Xuân 2014. Các công thức phân bón khác nhau không ảnh hưởng tới số lá trên cây ở cả hai vụ nghiên cứu.

* Chỉ số diện tích lá

Vụ Đông 2013: Chỉ số diện tích lá (LAI) ở các công thức dao động từ 2,74 – 3,18 m2 lá/m2 đất. Trong đó, công thức 2, 5, 6 có LAI tương đương nhau và cao hơn công thức 1, 3, 4 một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân 2014: LAI dao động từ 2,86 – 3,23 m2 lá/m2 đất. Công thức 5 có LAI tương đương công thức 6 và cao hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới chiều dài bắp và đường kính bắp

Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới chiều dài bắp và đƣờng kính bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm)

Đ13 X14 Đ13 X14 1 12,0 13,4 3,9 3,8 2 14,7 12,8 4,1 3,9 3 13,3 13,1 4,0 3,9 4 12,8 14,0 3,9 4,1 5 14,9 14,5 4,0 4,1 6 13,3 15,2 3,8 4,1 P <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 LSD.05 0,55 1,43 - - CV (%) 2,2 5,7 3,6 3,5 * Chiều dài bắp

Vụ Đông 2013: Chiều dài bắp ở các công thức dao động từ 12,0 – 14,9 cm. Công thức 2, 5 có chiều dài bắp tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều dài bắp ngắn nhất là 12,0 cm.

Vụ Xuân 2014: Chiều dài bắp dao động từ 12,8 – 15,2 cm, trong đó công thức 4, 5, 6 có chiều dài bắp tương đương nhau và cao hơn công thức 2 một cách chắc chắn ở mức xác suất 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đường kính bắp:

Đường kính bắp của các công thức trong thí nghiệm dao động từ 3,8 – 4,1 cm ở cả hai vụ Đông 2013 và vụ Xuân 2014. Giá trị P>0,05 chứng tỏ rằng các công thức phân hữu cơ khác nhau không ảnh hưởng đến đường kính bắp của giống ngô HN88.

3.1.2.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp

Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Trạng thái cây (điểm 1-5) Trạng thái bắp (điểm 1-5) Độ bao bắp (điểm 1-5) Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 3 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 2 2 2 2 2 4 2 3 3 2 2 2 5 2 2 2 2 2 2 6 3 2 2 3 2 2

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy: Ở cả hai vụ Đông 2013 và Xuân 2014 thì trạng thái cây ở tất cả các công thức đều được đánh giá ở mức khá (điểm 2 – 3). Công thức 2, 3, 5 có bắp to và đều hơn công thức 1, 4, 6 và được đánh giá ở điểm 2. Nhìn chung các công thức có độ bao bắp tốt, lá bi bao kín bắp và được đánh giá ở điểm 2. Theo đó, các công thức phân hữu cơ khác nhau ít ảnh hưởng tới các chỉ tiêu về trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp.

3.1.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới khả năng chống chịu của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên HN88 tại Thái Nguyên

Theo tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp Quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 - 30 tỉ USD (tương đương với 13 - 14% sản lượng), do sâu bệnh gây ra là 24 - 25 tỉ USD tương đương với 11 - 12% năng suất. Chính vì vậy mà con người luôn tìm mọi biện pháp kỹ thuật để hạn chế và ngăn chặn thảm dịch này. Sử dụng thuốc hoá học cho kết quả cao nhưng hậu quả và tàn dư của nó để lại cho môi trường rất nguy hiểm và nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Ngày nay người ta đã chú ý đến các chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên như các loại Foocmon

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sinh học, bả sinh học... Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là bón đạm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại ngô. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, ngô xuất hiện sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) và bệnh khô vằn (do Rhizoctonia solani Kiihn) gây ra.

Qua theo dõi hai vụ thí nghiệm cho thấy: Sâu đục thân gây hại tăng khi lượng phân hữu cơ tăng, nặng nhất ở công thức 3 (12 tấn phân chuồng/ha) và công thức 6 (3,2 tấn phân vi sinh/ha) (điểm 3), các công thức còn lại bị nhiễm ở mức độ nhẹ hơn và được đánh giá ở điểm 1-2.

Bệnh khô vằn ở vụ Xuân 2014 dao động từ 2,0 – 5,9% và có xu hướng cao hơn vụ Đông 2013 (từ 0,6 – 2,2%) do ở giai đoạn ngô 8 – 9 lá thời tiết nóng ẩm kéo dài, các loài nấm phát triển khá mạnh.

Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ tới khả năng chống chịu sâu, bệnh và khả năng chống đổ của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức

Sâu đục thân

(điểm 1-5) (Tỷ lệ bệnh %) Khô vằn (Tỷ lệ đổ %) Đổ rễ Đổ gãy thân (điểm 1-5)

Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 1 1 0.6 2.0 0,0 2,3 1 2 2 2 1 0.8 2.2 0,2 3,1 1 2 3 3 3 0.9 3.7 0,2 4,5 1 2 4 2 2 1.1 3.1 0,5 3,2 1 2 5 2 2 2.1 3,8 0,2 3,6 1 2 6 3 3 2.2 5.9 0,5 6,3 1 2

Từ kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.6 cho thấy: Vụ Đông 2013 không có gió mạnh nên tỷ lệ đổ rễ ở mức thấp (0,0 – 0,5%), đổ gẫy thân không xảy ra ở tất cả các công thức trong thí nghiệm và được đánh giá ở điểm 1.

Vụ Xuân 2014, thời tiết mưa kéo dài đầu vụ, chân đất khá mềm làm cho khả năng đổ rễ và đổ gãy thân xảy ra ở rải rác các công thức. Tỷ lệ đổ rễ dao động từ 2,3 – 6,3% và đổ gãy thân được đánh giá ở điểm 2 và điểm 3.

3.1.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô nếp lai HN88 được thể hiện ở bảng 3.7, bảng 3.8 và bảng 3.9:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của phân hƣu cơ tới các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô nếp lai HN88 tại Thái Nguyên

Công thức Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) KL 1000 hạt (gam) Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 Đ13 X14 1 0,96 0,95 13,4 12,0 24,7 23,6 248,0 251,0 2 0,97 0,98 13,8 11,9 31,7 25,1 261,9 262,7 3 0,91 0,95 13,6 12,1 27,2 26,5 255,3 258,2 4 0,96 1,00 13,4 12,2 25,4 28,5 261,5 259,4 5 0,96 0,93 13,7 12,3 33,3 31,2 267,4 266,2 6 0,92 0,93 13,4 11,9 29,2 29,1 264,5 264,2 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)