Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 37)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2.4.3.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá

Tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT.

a. Chọn cây theo dõi

Cây theo dõi được xác định khi ngô có từ 6 đến 7 lá. Theo dõi 10 cây/ô ở mỗi lần nhắc lại, theo dõi ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của ô; mỗi hàng chọn 5 cây liên tiếp nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

từ cây thứ 5 đến cây thứ 9 tính từ đầu hàng ngô. Tổng số cây theo dõi 30 cây/giống (3 lần nhắc lại).

b. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá * Chỉ tiêu thời gian sinh trƣởng

- Ngày gieo (ngày): Ngày bắt đầu gieo hạt.

- Ngày mọc (ngày): Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông). Quan sát toàn bộ cây/ô.

- Ngày tung phấn: Ngày có trên 50% số cây trong ô tung phấn (khi hoa nở được 1/3 trục chính). Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày phun râu (ngày): Ngày có trên 50% số cây có râu nhú dài từ 2 - 3cm. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

- Ngày chín sinh lý (ngày): Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen. Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.

* Chỉ tiêu hình thái

- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (đo vào giai đoạn bắp chín sữa).

- Số lá trên cây (lá): Đếm số lá trên cây (đánh dấu lá thứ 5, 10, 15).

- Diện tích lá: Đo diện tích lá khi cây thụ phấn thụ tinh xong, tiến hành đo chiều dài và chiều rộng của tất cả các lá trên cây. Sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá của Montgomery (1906):

Diện tích lá (m2) = Chiều dài x Chiều rộng x 0,75 Chỉ số diện tích lá (m2

lá/m2 đất) = m2 lá/cây x số cây/m2

- Trạng thái cây (điểm): Quan sát đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô (giai đoạn bắp bắt đầu chín sáp), theo thang điểm từ 1 - 5 (điểm 1 - Tốt; 2 – Khá; 3 - Trung bình; 4 – Kém; 5 - Rất kém).

- Trạng thái bắp (điểm): Sau khi thu hoạch, để xác định được chỉ tiêu này thì căn cứ vào các đặc tính như thiệt hại do sâu, bệnh, kích thước bắp, độ dày hạt và độ đồng đều của bắp theo thang điểm từ 1 - 5, điểm 1 là tốt nhất và điểm 5 là xấu nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ che kín bắp: Quan sát và đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa của mỗi ô (giai đoạn bắp chín sáp), theo thang điểm từ 1 – 5:

+ Điểm 1: Rất kín - Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp. + Điểm 2: Kín - Lá bi bao kín đầu bắp.

+ Điểm 3: Hơi hở - Lá bi bao không chặt đầu bắp. + Điểm 4: Hở - Lá bi không che kín bắp, để hở đầu bắp. + Điểm 5: Rất hở - Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều.

* Chỉ tiêu chống chịu

Chỉ tiêu chống đổ: Theo dõi tất cả các lần nhắc lại sau đợt gió to và trước thu hoạch. - Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây (giai đoạn chín sáp).

- Đổ gãy thân (điểm): Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch, theo thang điểm:

+ Điểm 1: Tốt: < 5% cây gãy + Điểm 2: Khá: 5 - 15% cây gãy

+ Điểm 3: Trung bình: 15 - 30% cây gãy + Điểm 4: Kém: 30 - 50% cây gãy + Điểm 5: Rất kém: > 50 cây gãy

Chỉ tiêu chống chịu sâu, bệnh:

- Sâu đục thân (Chilo partellus), Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. Armigera): Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại (giai đoạn chín sáp), theo thang điểm từ 1 – 5: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điểm 1: < 5% số cây bị sâu. + Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu. + Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu. + Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu. + Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu.

- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii) (%): Theo dõi vào giai đoạn chín sáp. Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại.

Số cây bị bệnh

Tỷ lệ bệnh (%) = X 100 Tổng số cây trên hàng theo dõi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Năng suất bắp tƣơi (tạ/ha): Thu vào giai đoạn chín sữa (Sau phun râu 18-20

ngày): Thu bắp của 4 hàng (1, 2, 5, 6)/ô. Đếm số cây, số bắp, cân khối lượng bắp tươi, cân thân lá tươi.

* Chỉ tiêu chất lƣợng thử nếm:

- Độ dẻo: Chín sữa (Sau phun râu 18-20 ngày): Luộc bắp ngô tươi, lấy 10 bắp ở

hàng thứ 2 hoặc thứ 5, luộc chín, nếm và cho điểm + Điểm 1: Rất dẻo

+ Điểm 2: Dẻo trung bình + Điểm 3: Hơi dẻo

+ Điểm 4: Ít dẻo + Điểm 5: Không dẻo

- Hƣơng thơm:

+ Điểm 1: Rất thơm + Điểm 2: Thơm

+ Điểm 3: Thơm trung bình + Điểm 4: Hơi thơm

+ Điểm 5: Không có mùi thơm

- Vị đậm: + Điểm 1: Vị đậm tốt + Điểm 2: Vị đậm khá + Điểm 3: Vị đậm trung bình + Điểm 4: Vị hơi nhạt + Điểm 5: Vị nhạt - Độ ngọt: + Điểm 1: Rất ngọt + Điểm 2: Ngọt + Điểm 3: Ngọt vừa + Điểm 4: Ít ngọt + Điểm 5: Không ngọt - Màu sắc bắp luộc: + Điểm 1: Màu trắng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Điểm 2: Trắng trong + Điểm 3: Màu vàng + Điểm 4: Trắng đục + Điểm 5: Màu tím

+ Điểm 6: Màu không đồng nhất

* Chỉ tiêu chất lƣợng đất qua phân tích: Phân tích đất tại Viện Khoa học sự

sống – Đại học Thái Nguyên.

Lấy mẫu đại diện cho vùng nghiên cứu trước khi tiến hành thí nghiệm theo phương pháp thông dụng hiện đang được áp dụng tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Lấy mẫu theo 5 điểm đường chéo khu thí nghiệm sau đó trộn đều lấy ngẫu nhiên 3 mẫu phân tích.

Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất như sau:

- pHKCl : Theo TCVN 5979 : 2000 - Nitơ tổng số (%): Theo TCVN 6498:1999 - Photpho tổng số (%): Theo TCVN 6499:1999 - Kali tổng số (%): Theo TCVN 8660:2011 - Mùn (%): Theo TCCS/PTHH 15:2014 - Nitơ dễ tiêu: TCVN 5255:2009 - Photpho dễ tiêu TCVN 8661:2011 - Kali dễ tiêu TCVN 8662:2011 - CEC TCVN 6646:2000

* Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

- Số bắp/cây (bắp): Đếm tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu của ô (khi thu hoạch).

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉ đo bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số hàng hạt/bắp (hàng): Đếm số hàng hạt ở giữa bắp (khi thu hoạch). Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có > 5 hạt.

- Số hạt/hàng (hạt): Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu (khi thu hoạch). Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Ở ẩm độ 14%, đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, cân khối lượng của 2 mẫu được P1 và P2. Nếu hiệu số 2 lần cân (mẫu nặng - mẫu nhẹ) không chênh lệch nhau quá 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì P = P1 + P2. Nếu sự chênh lệch nhau giữa 2 mẫu >5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì phải cân lại. (Nếu khối lượng 2 lần cân chênh lệch nhau không quá 2g thì chấp nhận được).

- Độ ẩm (%): Tẽ hạt của 10 bắp (ở hàng thu khoảng 140 gram), đo độ ẩm ngay sau khi thu.

Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết được tính theo công thức:

Số cây/m2 x số bắp/cây x số hàng/bắp x số hạt/hàng x P1000 hạt NSLT(tạ/ha) =

10.000

Năng suất thực thu:

- Thu các bắp thứ nhất của 10 cây mẫu/ô để đánh giá các chỉ tiêu trên bắp. Thu bắp thứ hai trên 10 cây mẫu/ô. Cân khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu/ô.

- Thu và cân toàn bộ số bắp còn lại ở 2 hàng giữa (thứ 2 và thứ 3) của mỗi ô, sau đó cộng thêm khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu ở trên để tính khối lượng bắp tươi/ô.

- Tính năng suất theo phương pháp tính nhanh (tạ/ha): P1 P2 (100-A0)

NS (tạ/ha) = x x 102m2 S0 P3 (100-14)

P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 của mỗi ô. A0: ẩm độ hạt khi cân khối lượng hạt mẫu.

S0: Diên tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (7 m2). P2: Khối lượng hạt của mẫu (cân lúc đo độ ẩm hạt "AO"). P3: Khối lượng bắp tươi của mẫu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(100 – A0)

= Hệ số qui đổi NS ở độ ẩm 14% (100 - 14)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng của giống ngô nếp lai HN88 tại thái nguyên (Trang 37)