0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tinh thần nhìn thẳng vào hiện thực

Một phần của tài liệu NHỮNG CUỘC RA ĐI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 37 -37 )

II. Hành trang ra đ

4. Tinh thần nhìn thẳng vào hiện thực

Nhà văn Vladimir Tendriacov có lần nói: “Tất cả chúng ta đều tham gia vào một trò chơi, nơi có điều kiện là phải xem sự dối trá là sự thật, nhưng chúng ta hãy nên nhớ là, cái trò chơi đó- đem sự giả dối thay cho sự thật- lại chính là cuộc sống của chúng ta. Tất cả chúng ta đều im lặng chấp nhận luật chơi, coi cái đen là trắng, trắng là đen. Dù hết thảy đều hiểu rằng, sự thật hoàn toàn không phải thế, nhưng con người cứ đào sâu chôn chặt những suy nghĩ của riêng mình, chỉ giữ những suy nghĩ đó cho bản thân mình, còn “xung quanh chúng ta những người thông minh có thừa, chỉ thiếu mỗi những người dũng cảm” (prancoi Giro). Bởi thế chúng ta tự ru ngủ mình trong một thế giới ước lệ, trong những “happy-end”, những “bi kịch lạc quan” truyền thống, và lập tức giận đùng đùng nếu có ai phũ phàng kéo chúng ta khỏi những giấc mộng ban ngày đó. Sống quá lâu trong giả dối, con người cũng thành tâm tin vào những ảo tưởng do chính mình sáng tạo ra” [10; 119].

Nguyễn Huy Thiệp không chấp nhận điều đó. Tất cả những truyện ngắn của ông dường như đều bật lên tiếng kêu đòi sự thực cho cuộc sống dẫu sự thật đó có nghiệt ngã và đắng chát đến đâu. Ông thẳng tay dội xô nước lạnh vào những ảo tưởng hão huyền và thói tự ru ngủ mình của con người. Ông bắt họ phải nhìn thẳng vào thực tế của một xã hội “không có vua”, biển không có “con gái thủy thần” và đầy dẫy những dối trá ti tiện, những bất công độc ác, “những giáo điều đạo đức (…) giản dị, ngây ngô, buồn cười, sơ lược, thậm chí còn đểu giả nữa” ( Những người thợ xẻ). Tinh thần nhìn thẳng vào hiện thực này cũng được tác giả gửi gắm qua rất nhiều cuộc ra đi. Chính trên hành trình của mình, nhân vật sẽ dẫn nhận ra những sự thật đôi khi nghiệt ngã, phũ phàng của cuộc sống.

Cả tuổi niên thiếu bị ám ảnh bởi chuyện Mẹ Cả, Chương (Con gái thủy thần) quyết định từ bỏ cuộc sống quẩn quanh, lam lũ của mình để đi tìm con gái thủy thần.Thế nhưng “chuyện Mẹ Cả lung tung lắm, nửa hư nửa thực”, Chương đã đi bao tháng bao ngày vẫn cứ còn khắc khoải “Con gái thủy thần- nàng ở đâu?”. Chương càng đi tìm thì bóng hình ấy càng biệt tín. Ở đâu chàng cũng bị va quệt bởi thứ hiện thực nghiệt ngã về nàng. Với bà Nhất ở nhà tu kín thì “Mẹ Cả của anh” hoàn toàn không có nghĩa, bà chỉ biết “Gianna Đoàn Thị Phượng ở nhà tu này từ sáu đến mười hai tuổi”, “cha mẹ Gianna Đoàn thị Phượng ngoài Hà Nội. Cô ấy là con riêng của ông Đoàn Hữu Ngọc buôn nước mắm”. Còn với bố Đô Thi thì Mẹ Cả chỉ là câu chuyện “cười lăn lộn”, là “khúc gỗ mục chẳng hình thù gì”. Hóa ra cái mà Chương theo đuổi, khắc khoải kiếm tìm chỉ là bóng hình tồn tại trong tưởng tượng. “Giữa cuộc đời đảo lộn này, cái đẹp chỉ có thể tồn tại trong huyền thoại, vô hình, mong manh, trong khát vọng trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo. Con người càng tìm đến cái đẹp thì cái đẹp càng trở nên yếu ớt mong manh như chính huyền thoại” [6; 71-72]. Hành trình của Chương ở đây có gì giống với cuộc ra đi để kiếm tìm Linh Sơn của nhân vật trong “Linh sơn”- Cao Hành Kiện. Nhân vật cứ đi tìm kiếm Linh Sơn mà không biết Linh Sơn ở đâu, “ở bên này hay bên kia Vũ Di”?, liệu có tồn tại một Linh Sơn hay không? Đi tìm cái đẹp, những con người ấy gặp bao khó khăn, ước vọng mà họ theo đuổi bị khỏa lấp trước sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đới: “Không khí u uất, tù đọng của làng quê làm tôi tê tái. Mọi ngời rối rít, cuống cuồng để tìm kiếm miếng ăn. Những định kiến, tập tục thật nặng nề”. Những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao giờ cũng gây cho người đọc rất nhiều nghĩ suy, trăn trở.

Các nhân vật trong truyện cổ tích bao giờ cũng đạt được mục đích của mình khi ra đi. Chàng thợ may tự hào mình là người “Một đòn chết bảy” thì lấy được công chúa, làm chủ nửa giang sơn và toại nguyện vì thiên hạ đều biết đến tiếng tăm lừng lẫy của chàng.Bốn anh em tài giỏi sau khi đi chu du

thiên hạ đều học được một nghề riêng nhờ đó cứu được công chúa, sống giàu sang đến già. Dường như truyện cổ tích không bao giờ biết đến thất bại và thất vọng. Những người tài giỏi, thông minh hay những người có số phận đáng thương hễ cứ có mong muốn gì là thể nào những chuyến đi cũng đưa họ tới đích.Anh chưa bao giờ biết rùng mình thì sẽ học được cách rùng mình (Chu du thiên hạ để học rùng mình), người muốn có được ba sợi tóc vàng của con quỷ dưới địa ngục để có thể lấy được công chúa thìcũng sẽ có được vật báu ấy trong tay (Ba sợi tóc vàng của con quỷ) [16]. Nguyễn Huy Thiệp không muốn dựng nên những truyện cổ tích trong đời thường. Các nhân vật ra đi của ông, do vậy thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Họ cứ sắm vai nào trên sân khấu cuộc đời thì sẽ được hưởng công vai đó. “Ai sắm vai bi kcịh sẽ được hưởng vai bi kịch, ai sắm vai hài kịch sẽ được hưởng hài kịch, nói theo ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp là được “tính điểm” [10; 106]. Ông Gia (Giọt máu) chỉ muốn con cháu học hành đỗ đạt để thiên hạ phải học lấy cái đức nhà họ Phạm nhưng từ lúc con cháu trong dòng họ ông bước chân ra đi tìm lợi danh giữa cuộc đời phồn tạp thì cũng là lúc “dòng máu đen” chảy thay cho “dòng máu đỏ”. Tôi chợt nhớ tới câu nói của nhân vật tri huyện Thặng trong “Chút thoáng Xuân Hương”: “Tất cả những thanh cao hoang tưởng vẫn chết trong cõi đời phàm tục”. Phải chăng ông Gia đã chôn vùi dòng họ mình trong “hoang tưởng” cứ phàm là người có chữ thì ắt có đức?

Đặng Phú Lân(Kiếm sắc) mong “tìm đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh” để thỏa chí nam nhi lập công, lập danh trong cuộc đời nhưng kết quả nhân vật nhận được lại là cái chết bi thảm ngay dưới thanh gươm gia truyền của cha để lại: “Lân không nói gì, vươn cổ ra chịu chém. Nghe nói, Nguyễn Phúc Ánh đã sai đao phủ dùng thanh kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân. Khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”.

Ông Pành (Đất quên) tìm đường vào Mường Lưm để cầu hôn Muôn thì cuối cùng bị chết theo kiểu của một kẻ si tình khi cố hạ cây gỗ Lim to

nhất đỉnh Phu Luông để làm nhà cho đôi vợ chồng mới: “Người ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập dược nhát rìu đầu tiên vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. Ông chết vì bị vỡ tim”.

Có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thể hiện bi kịch của con người hiện đại: Khát khao Chân- Thiện - Mỹ là có thật,con người di tìm Chân- Thiện- Mỹ là có thật nhưng càng tìm thì lại càng không thấy. Nhân vật hễ cứ ra đi tìm kiếm điều tốt thì sẽ gặp phải điều xấu, tìm thiện thì gặp ác. Cái gọi là Chân hay Giả, Thiện hay Ác, Đẹp hay Xấu thực ra rất tương đối. Cuộc sống là sự đan cài của muôn mặt đối lập nhau ấy. Nguyễn Huy Thiệp không muốn tác phẩm của mình trở thành “ánh trăng lừa dối” (theo cách nói của Nam Cao) mà muốn là một “Lời đề nghị” con người hãy nhìn thẳng vào sợ thật, đừng ru mình ngủ quên trong những “happ-end” ảo vọng. Hàng loạt những cuộc ra đi cho thấy nhân vật thất bại trong mục đích của mình nhưng không có nghĩa tác giả gieo rắc tư tưởng bi quan, yếm thế, không tin tưởng vào con người. Ông chỉ muốn nói lên cái sự thật dù là trần trụi, nghiệt ngã của đời sống hiện tồn để con người tỉnh táo mà sống còn ông vẫn tin vào con đường kiếm tìm những khát khao, hi vọng, vẫn tin tưởng vào sức mạnh và khả năng của con người. Chẳng vậy mà dù có lúc gặp phải khó khăn song những nhân vật ra đi không hề cảm thấy tuyệt vọng. Trước trận cười nhạo báng của người bản Mường Lưm, ông Pành (Đất quên) vẫn kiên trì giữ ý định và mong muốn của mình. Những người thợ xẻ dù “sống trong bùn” vẫn không thôi cháy bỏng giấc mơ được tới cổng trời với những thiên sứ áo xanh, áo đỏ (Những người thợ xẻ). Chương (Con gái thủy thần) vẫn khắc khoải tìm đường ra biển. Dẫu trong ý nghĩ những người như bố Đô Thi, Mẹ Cả chỉ là khúc gỗ mục không hình dạng gì thì Chương vẫn “mượn màu son phấn ra đi”. Nguyễn Huy Thiệp lôi con người từ bầu trời ảo vọng xuống mặt đất nhưng không dìm con người trong bùn đen của bi quan, tuyệt vọng. Trước sau ông vẫn khẳng định hành trình kia là cần thiết đối với mỗi con

người trong cuộc đời, dù nó có chứa nhiều bất trắc và hiểm nguy. Chiều sâu nhân đạo, cái tâm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là ở chỗ đó.

Như vạy, những cuộc ra đi không chỉ có vai trò như là các chi tiết, sự kiện mà quan trọng hơn nó còn trở thành phương tiện chuyên chở tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Những chuyến ra đi do vậy không chỉ nằm ở phương diện nghệ thuật mà còn thuộc bình diện nội dung. Những điều chúng tôi chỉ ra trong Chương III này chưa phải đã khai thác được hết giá trị của nhũng cuộc ra đi song nó cũng phần nào giúp người đọc nhận diện được một loại biểu tượng độc đáo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

C.TỔNG KẾT

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp không phải loại truyện dành cho người đọc chơi chơi và chỉ cần đọc một lần là có thể nắm bắt được toàn bộ ý đồ của tác giả gửi gắm. Đây là loại truyện người viết nghiêng về biểu hiện bằng hình tượng. Nó mơ hồ, trừu tượng, khó nắm bắtvà lí giải. Do vậy, để có thể phát hiện ra những hàm nghĩa ngầm ẩn bắt buộc người đọc phải công phu bóc tách từng lớp, từ ngôn từ đến hệ thống sự kiện, biểu tượng. Nghiên cứu những cuộc ra đi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi nhằm thực hiện mục đích ấy.

Những cuộc ra đi này không chỉ đơn thuần là sự kiện mà còn là phương tiện thể hiện tư tưởng của nhà văn. Qua các chuyến đi ta hiểu tượng tư tưởng Phạt giáo, Đạo gia, tư tưởng về người nghệ sĩ, tinh thần nhìn thẳng vào hiện thực của tác gỉa.

Các cuộc ra đi này được tạo dựng mang đậm phong cách và đặc trưng nghệ thuật của ngòi bút văn chương Nguyễn Huy Thiệp: Xây dựng nhân vật bị xóa nhòa về nét dáng ngoại hình, tập trung ở lứa tuổi thanh niên, đa phần người ra đi là nam giới và hành trang thường rất ít ỏi hoặc không có gì.

Thông qua việc tìm hiểu những cuộc ra đi này, ta hiểu được sâu hơn tư tưởng và phong cách văn chương Nguyễn Huy Thiệp. Ông xứng đáng là gương mặt điển hình của văn chương giai đoạn cao trào đổi mới.

Một phần của tài liệu NHỮNG CUỘC RA ĐI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP (Trang 37 -37 )

×