CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 28 - 31)

II. Hành trang ra đ

CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Như trong chương I chúng tôi đã trình bày, có khá nhiều cuộc ra đi được Nguyễn Huy thiệp dày công xây dựng trong tác phẩm của mình. Những cuộc ra đi này không đơn thuần chỉ là những chi tiết, sự kiện của cốt truyện mà còn trở thành phương tiện để thể hiện quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

I. Tư tưởng Phật giáo

Sinh ra trong gia đình theo Đạo Phật, những giáo lí nhà Phật đã ngấm sâu vào con người tác giả ngay từ thuở ấu thơ. Lớn lên, theo học khoa Lịch sử- trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Thiệp càng có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu sâu những quan niệm, tư tưởng của tôn giáo này. Một cách tự nhiên, niềm tin và sự am hiểu đó in đậm dấu ấn trong sáng tác của nhà văn. Qua việc xây dựng những cuộc ra đi ta có thể thấy rõ điều này.

Nhà Phật quan niệm: “Cuộc đời là bể khổ”, nước mắt chúng sinh nhiều hơn cả nước đại dương. Sở dĩ chúng sinh có thể vượt qua được bể khổ để vươn tới cõi Niết bàn sáng láng, vô diệt vô sinh vì có những người hướng đạo, cứu chuộc tâm hồn. Người ấy chính là Đức Bồ Tát- “Người đã giác ngộ, đạt tới Niết Bàn nhưng vẫn tình nguyện ở lại trong vòng sinh tử luân hồi vì mục đích hóa độ chúng sinh” [7; 51]. Người chấp nhận ở lại cõi trần vì: “Chúng sinh còn đau khổ mà ta không ở lại cứu giúp thì ai sẽ thay ta đưa họ vượt ra khỏi cõi vô minh, giúp họ giải thoát?” [7; 51] . Thể hiện quan

điểm nhập thế và triết lí hành động, tình thương này của nhà Phật, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nhiều hình tượng con người hướng đạo. Đó là những con người từ bỏ chốn bình yên của bản thân, đến với cộng đồng bằng tri thức và tình yêu thương vô bờ bến. Họ tình nguyện ở lại, sống trong những hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt cốt sao đem được chân lý đến cho mọi người, giúp cho những người xung quanh mình đến được bến bờ giác ngộ và giải thoát.

Anh Triệu đã từ bỏ cái “tổ quý tộc” ( Theo cách nói của Lep Tônxtôi) với “bố mẹ anh ở Hà Nôi, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm” để về một vùng nông thôn nghèo nàn, chấp nhận “sống độc thân” và “chỉ là một giáo viên cấp một bình thường”. Anh thấy được tất cả cái trì trệ, yếu kém, “nhẹ dạ, nông nổi” của người nông dân. Tim anh “ứa máu” trước cảnh “tất cả dân chúng” đều “sống như kiến cả thôi, xắng xở, loanh quanh, kiếm ăn chẳng được là bao” cũng như thực trạng “họ sinh ra, hoạt động, kiếm ăn, cứ dạt chỗ nọ rồi dạt chỗ kia mà chẳng tự định hướng cho mình gì cả”. Khi tự nhận: “mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn” nghĩa là anh Triệu đã tự nguyện gánh lấy trách nhiệm trở thành người hướng đạo để giúp cho dân chúng hiểu rằng: “Lợiphải do chính dân chúng tạo ra”, “phải cầu một thứ cao hơn thế nữa, đấy là giá trị chân chính cho toàn bộ cuộc sống của mình, quyền được tự mình định đoạt cuộc sống, tóm lại là tự do”. Anh trở thành “người khai hóa vĩ đại” của nhân dân bởi những kiến thức anh truyền dạy không chỉ là các công thức toán học hay những mô hình văn chương mà cao hơn thế, anh giúp cho họ hiểu họ đang sống khổ sở, trì trệ, thấp kém, mê muội tới mức nào và cuộc sống đích thực còn cần những gì hơn thế. Cuộc ra đi của anh, từ bỏ chốn đô thị để về với vùng nông thôn còn tăm tối cũng giống như hành trình của Đức Phật đến dương gian để cứu độ chúng sinh.

Cuộc ra đi của sư Diệu Thủy (Chăn trâu cắt cỏ) và sư Thiều (Thương nhớ đồng quê) thể hiện trực tiếp tư tưởng của Phật giáo

“Sư Thiều mồ côi cha mẹ. Năm mười lăm tuổi có người trông thấy tướng lạ bảo: “Nên xuất gia, trong trần gian không có chỗ chứa cậu”. Sư Thiều nghe lời, đi du phương nhiều nơi, tìm hiểu qua nhiều bậc thiện tri thức nhưng chẳng ngộ. Sư Thiều nói: “Nay Phật ở nơi không có Phật”. Cuộc ra đi để học đạo ấy cũng là con đường đi từ bến mê tới giác ngộ. Thì ra Phật không ở đâu xa xôi mà ở ngay trong lòng ta, chỉ cần con người “để tâm vào” là có thể thấy.Đến với Phật cũng là con người đến với bản lai diện mục của mình.

Không phải như Sư Thiều vì trần gian “không có chỗ chứa” nên phải tìm đến đất Phật, sư Diệu Thủy đi tu chỉ vì: “Hồi ấy, trường học tổ chức đi du lịch ở Côn Sơn Kiếp Bạc. Ta đến, thấy các ni cô đang ngồi đóng oản. Không khí trong lành, cảnh chùa đẹp đẽ. Lòng ta tự dưng rung động. Ta ước ao có ngày cũng được như những người kia. Thế là về nhà, ta lạy chào cha mẹ rồi đi”. Việc xuất gia của sư Diệu Thủy chính là sự từ bỏ thế giới vô thường, bụi bặm để đến với cõi cao cả, thanh sạch, hằng thường. Với sư Diệu Thủy và sư Thiều, ra đi cũng lại chính là hành trình quay trở về- trở về với “chân tâm thực ý”, với những vẻ đẹp nguyên sơ, thanh khiết của cõi đời.

Dù thể hiện trực tiếp hay gián tiếp tư tưởng, quan niệm nhà Phật thì những cuộc ra đi này đều khơi lên trong lòng người đọc tình cảm vị tha, bao dung, rộng lượng và khát vọng về một cõi đời yên tĩnh, thanh bình.

II.Tư tưởng Đạo Gia

Như chúng ta đã biết trong khoảng thời gian theo học tại khoa lịch sử- trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ có điều kiện tìm hiểu sâu giáo lí nhà Phật mà còn được tiếp xúc, nghiên cứu những tư tưởng của Đạo Gia. Quá trình thực hiệ đề tài này chúng tôi nhận thấy, Đạo Gia cũng để lại ảnh hưởng rất lớn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và rất nhiều cuộc ra đi ẩn chứa triết lý của nó. Rõ nhất là triết lí “Vô vi”.

“Vô vi” hiểu một cách chung nhất là: “Không làm gì trái với tự nhiên, không để thân tâm lụy vì ngoại vật, tức giữ gìn thiên chân, không đem tư tâm mà can thiệp với việc người” [7; 71].

Triết lí này được biểu hiện ở hai mặt: Đề cao vai trò của tự nhiên và phê phán mặt trái của trí tuệ, văn minh

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)