Cao vai trò của tự nhiên

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 31 - 32)

II. Hành trang ra đ

1.cao vai trò của tự nhiên

Theo Đạo Gia, thiên nhiên là nơi chứa đựng cái đẹp vĩnh hằng và con người chỉ là một tiểu vũ trụ hòa nhập trong đại vũ trụ. Trang tử chẳng từng nói: “Trời đất cùng sống với ta, vạn vật với ta là một” [7; 71. Cái đại mỹ tồn tại nơi tự nhiên chứ không phải nơi xã hội. Tiếp thu tư tưởng của Đạo Gia, có lần Nguyễn Huy Thiệp cũng phát biểu: “Tôi chỉ hướng tới thiên nhiên. Thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất. Hãy tôn trọng tự nhiên, môi trường sống của mình. Thiên nhiên gồm cả con người và cuộc sống. Mọi cái đẹp và sáng tạo, thực ra đều ẩn dấu trong thiên nhiên, nhà văn chỉ việc tìm kiếm chúng” [7; 72]. Như thế, với Nguyễn Huy Thiệp, thiên nhiên chính là nơi soi rọi chân lý. Bởi vậy hầu như các cuộc ra đi mà có hướng là nông thôn hay tự nhiên thì con người đều được khai tâm mở trí hay ít ra cũng tìm được sự thanh thản cho tâm hồn.

“Muối của rừng” có thể xem là bài ca trữ tình hay nhất ca ngợi cho sức mạnh kì diệu đó của thiên nhiên.Tâm trạng ông Diểu từ khi nảy ra ý định vào rừng săn thú cho tới khi hiểu ra: “hóa ra ở đời, trách nhiệm đè nặng lên từng mỗi sinh vật quả thật nặng nề” và “buồn tê tái đến tận đáy lòng” đã đi qua cả chặng đường dài trong sự thức tỉnh của lương tâm con người trước cái đẹp. Và khi đó, ông đã gặp hoa tử huyền, biểu tượng cho hạnh phúc và cái thiện. “Loài hoa tử huyền cứ ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ may mắn. Người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc”. Con người ra đi với ý định hủy hoại thiên nhiên, hủy hoại cuộc sống, khi trở về lại như nhập vào thiên nhiên, vào lòng cuộc sống: “Mưa xuân dịu dàng nhưng rất mau hạt. Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi. Chỉ

một lát sau, bóng ông đã nhòa vào màn mưa”. Như vậy, cuộc ra đi của ông thực chất lại là hành trình tìm lại bản thân mình, tìm lại cái đẹp, cái hòa hòa đã bị đánh mất.

Lên Tây Bắc với mục đích mưu sinh nhưng khi đi giữa “những dãy đá vôi trập trùng cao ngất”, “hai bên bạt ngàn là ngô và bông” cùng với “hoa ban trắng, màu trắng đến khắc khoải nao lòng”, những người thợ xẻ dường như được thanh lọc tâm hồn để sống “vô sự với tạo hóa, trung thực đến tận đáy”. Giấc mơ: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến khoắc khoải, nao lòng” chính là sự trở về hòa nhập vào lòng thiên nhiên thánh thiện.

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 31 - 32)