II. Hành trang ra đ
3. Quan niệm về người nghệ sĩ
Cả một gian dài chúng ta sống trong những “nhầm lẫn vương giả” [11; 133] của các danh xưng đẹp đẽ, cao quý về sứ mệnh và thiên chức nhà văn: người thư kí trung thành của thời đại, nhà cách mạng, người dự báo hiện thực…Nếu các nhà văn trong sáng tác của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu
trước đó luôn tự đấu tranh và mổ xẻ mình để thực hiện những thiên chức mà cộng đồng đã kì vọng về họ thì các nhà văn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lại ý thức được sâu sắc giới hạn của bản thân. “Các nhà văn trong những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là những người có thể tạng mẫn cảm. Họ hiểu và cảm nhận một cách tinh tế sức ép của cuộc đời lên tồn tại của mỗi cá thể. Họ có khi còn được miêu tả như một nhà tiên tri thấu thị. Rất tinh tế nhưng bất lực. Tất cả họ đều bị lún sâu trong đám bùng nhùng của cuộc sống, hoàn toàn không có khả năng tác động đến hiện thực” [11; 133].Bởi vậy họ luôn cảm thấy cô đơn, lạc loài giữa chốn đông người. Hành trình của họ là hành trình của kẻ độc hành.Nó khác hẳn với khi coi nghệ sĩ là người cất lên tiếng nói “đồng ý, đồng chí, đồng tình” (Tố Hữu) thì có nghĩa những con người ấy luôn được đặt giữa cái chung, cái cộng đồng, đoàn thể. “Tiếng nói to” (Theo cách diễn đạt của tác giả La Khắc Hòa) không bao giờ khiến họ có thể cảm thấy cô đơn.Nguyễn Huy Thiệp đã gửi gắm vào các cuộc ra đi những quan niệm hết sức sâu sắc về số phận và thiên chức của người nghệ sĩ hiện đại.
Người khách qua đò kì lạ trong “Thiên văn” có thể là một thiên thần mà cũng có thể là một thi sĩ “đã từng nếm trải nhiều gian khó”, “có số phận bất trắc, mạo hiểm”, “khao khát tri thức tự do và chân lý tuyệt đối”. Chuyến đò đưa khách qua sông trong gió mưa phải chăng là biểu tượng của chính chặng đường đời mà người nghệ sĩ phải đối diện: “Khách một mình trên đò giữa mưa bão. Rất dễ lố bịch và thê thảm”, “giữa bến sông vắng chẳng có nơi nào trú ẩn”. Không thể dựa vào đâu, không thể cầu cứu sự giúp đỡ tự bên ngoài, khách phải “biểu hiện bản lĩnh của mình. Nhanh nhẹn, khéo léo, dứt khoát, quả cảm” để điều khiển cả con đò- số phận “cồng kềnh thô lậu”. Trần lực, và phải dựa vào chính mình chứ không phải hành xử và bấu víu vào thứ kinh nghiệm cộng đồng- đó là số phận dành cho người nghệ sĩ. Cuộc ra đi của khách trên con đò đơn lẻ giữa mưa bão thể hiện sâu sắc nhận thức này
của Nguyễn Huy Thiệp. “Khách đi hút vào đêm tối”, chấp nhận một sự dấn thân chỉ có một mình.
Với người nghệ sĩ hiện đại, những cảm nhận và trải nghiệm về cuộc đời, đấy là tài sản duy nhất của họ. Thứ tài sản ấy, với số đông thật khó chia sẻ. “Những một mình em uống rượu hồng”, “Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây”- trong cảm nhận của cậu con trai hay chữ và cô gái mười tám tuổi- những câu thơ ấy cô đơn và bí ẩn như chính người viết ra chúng (Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt). Bởi vậy, cuộc ra đi đậm màu sắc huyền thoại của nhân vật thi sĩ trong truyện này: hóa thành cánh hạc bay hút vào thinh không cũng chính là sự tách mình ra khỏi con đường đi của số đông để người nghệ sĩ cso thể thực hiện thiên chức cao cả của mình trong sự sô đơn tuyệt đối.
Có âi đó đã nói: “Văn học dạy khôn con người”. Tuy nhiên không phải dạy theo kiểu bắt con người đi theo những mô hình đã vạch sẵn mà là dạy con người “biết đặt ra những câu hỏi về cuộc sống này” (Chú Hoạt tôi). Khi chú Hoạt trong truyện ngắn cùng tên viết “những câu thơ vần vè gì đó về bầu trời và sông núi” thì “bố tôi tím mặt lại”, “mất tự chủ” đến mức “văng tục” rồi “xé tập giấy, di xuống đất rồi lại nhặt ném vào mặt chú”. Không phải “bố tôi” nổi giận vì những vần thơ của chú “ca thán, oán trách” hay “định dạy khôn” ai mà sâu xa hơn, nó là “nỗi sợ hãi ghê gớm với một thế giớikhác thường, một đối thủ khác thường”. Chú Hoạt đã “đặt ra câu hỏi cho toàn bộ cuộc sống của ông” bởi vậy cái nếp sống trì đọng “suốt đời ê a những con chữ như người tụng kinh gõ mõ” của số đông không thể dung chứa chú. Chú phải ra đi như một lẽ tất yếu mặc dù cuộc ra đi ấy đầy đau đớn, chua xót. Xây dựng cuộc ra đi này, Nguyễn Huy Thiệp dường như muốn gửi một “ tín sứ” tới những người theo đuổi nghiệp văn chương: Phải biết tự tách mình ra khỏi đám đông để đặt ra những câu hỏi cho cuộc sống bình thường đến mức trì đọng ấy.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp tôi cứ băn khoăn tự hỏi có phải chính nhà văn cũng đang thực hiện một cuộc ra đi đầy cô đơn vừa giản dị lại vừa vĩ đại?