Phê phán mặt trái của trí tuệ, văn minh

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 32 - 34)

II. Hành trang ra đ

2. Phê phán mặt trái của trí tuệ, văn minh

Nho giáo quan niệm con người phải khắc kỉ phục lễ. Cái đẹp trong Nho giáo là cái đẹp trong khuôn khổ, chừng mực. Ngược lại, Đạo Gia quan niệm: Con người càng có trí tuệ , văn minh càng khó lòng sống thiện, khó lòng giữa được bản tính tốt đẹp, tự nhiên vốn có của mình.Xã hội càng hiện đaịi hóa thì nhân tâm tự nhiên, nhi nhiên của con người càng dễ bị lãng quên. Nguyễn Huy Thiệp đã chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm này bởi vì toát lên trong tác phẩm của ông là sự phản ứng gay gắt với tác dụng ngược chiều của văn minh trí tuệ. Nhà văn đã xây dựng những phản đề bằng rất nhiều cuộc ra đi. Hầu hết những người ra đi mà từ bỏ môi trường tự nhiên vê thành phố thì đèu phải chịu những kết cục hay cuộc sống không tốt đẹp.

Trước khi Phong (Giọt máu) “ra Hà Nôi hùn vốn làm ăn”, bà Cẩm đã khuyên em: “Cậu ởi, nhà ta xưa nay làm ruộng, mổ thịt lợn. Tôi nghiệm những người bỏ quê ra ngoài múa may đều không ra gì”. Lời khuyên này không ngờ trở thành tiên tri cho cả cuộc đời Phong. Trong vòng quay của những thủ đoạn giành giật tiền tài, địa vị, nhân vật dần đánh mất phần nhân tính của mình: “Ông để ý đến ai thì trước sau thế nào mà ông chẳng ăn thịt người ta”.

Cuộc ra đi âm thầm mà mãnh liệt của Xuân (Những người muôn năm cũ), từ giã chốn núi rừng để tới nơi hiện đại “dưới xuôi” thực chất là hành trình đánh mất đi “rất nhiều lương tâm với lòng chẳng nỡ” để tiếp thu toànthứ “vi trùng” và “khiêu dâm” của “văn minh đô thị”.

Tất nhiên ở đây Nguyễn Huy Thiệp không hề phủ nhận văn minh, tiến bộ, không đi ngược với xu thế phát triển của lịch sử hay nặng nề hơn là có tư tưởng chống đối lại đường lối xây dựng đất nước của Đảng và chính phủ như có người đánh giá. Cái tác giả không đồng tình là những mặt trái của cuộc sống văn minh, hiện đại. Con người chạy theo những danh lợi phù vân, hão huyền mà quên mất cái bản nguyên đáng quý của mình. Xây dựng những cuộc ra đi theo hướng này, Nguyễn Huy Thiệp muốn rung lên một tiếng chuông cảnh tỉnh và kêu gọi con người trở về làm hòa với tự nhiên, sống chính là mình.

Phê phán mặt trái của trí tuệ, phản ánh gay gắt với những người “trí thức giả cầy”, Nguyễn Huy Thiệp hướng tới xây dựng những người trí thức lí tưởng và những cuộc ra đi trên tinh thần Đạo Gia.

Đó là những con người luôn mang trong mình hoài vọng về một môi trường sống bình yên, gần gũi tự nhiên:

Anh giáo Triệu (Những bài học nông thôn) bỏ thành phố về nông thôn dạy học, sống bằng tinh thần sám hối trước những hậu quả của thành thị đã gây cho nông thôn: “Với nông thôn, tất cả bọn dân thành phố và bọn có học vấn chúng ta đều mang tội trọng. Chúng ta phá tan phá nát họ ra bằng những lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa học giả cày, hành hạ bằng luật lệ, lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương tủy, chúng ta đè dí nông thôn bởi thượng tầng kiến trúc với toàn bộ giấy tờ với những khái niệm của nền văn minh”. Cuộc ra đi của anh tới nông thôn là để thực hiện lí tưởng tạo dựng “sự bình ổn để sống tự nhiên hài hòa” cho nhân dân. Đó là thứ, theo anh “còn hơn cả tri thức nữa”

Hiếu (Những bài học nông thôn) bỏ thành phố, nơi bố anh gọi là: “tương lai của mày ở đấy” để về nông thôn tìm sự bình yên, thanh thản cho tâm hồn. Ở nơi ấy anh đã thực hiện nghi lễ trưởng thành, “vĩnh biệt tuổi thơ” giữa mây trời sông nước: “Tôi thở dốc, nằm lăn lộn trên bãi cát ướt. Hai viên tinh hoàn và dương vật tôi nặng trĩu, rất đau. Rổ cá đổ văng ra. Tôi nằm úp người giữa đám cá tôm mà phóng tinh, miệng ngoạm đầy cát. Tôi không biết tôi có nuốt cát vào bụng hay không”. Và có lúc giữa môi trườngtự nhiên thuần khiết, dịu dàng và bí ẩn ấy, Hiếu “không xác định được thời gian sống hiện tại của mình. Tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chí tôi quên mất cả khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi. Cả đến chuyến tàu chở tôi và Lâm từ thành phố về buổi sáng nay nữa, tôi cũng quên biến”. Con người đạt được sự thanh tĩnh tuyệt đối. Đó là cái “vô vi” mà cuộc sống văn minh đã hủy hoại mất.

Người ra đi có thể còn là để đuổi theo những khát vọng, những ước mơ nhiều khi là ảo ảnh trong huyền thoại. Chương ( Con gái thủy thần) đi ra biển để tìm bóng hình Mẹ Cả. đó không chỉ là hình ảnh một người con gái, một người đàn bà mà cao hơn còn là biểu tượng cho cái đẹp tuyệt đối, sự hài hòa, sự thanh tĩnh.

Dẫu là ra đi để thực hiẹn khát vọng về một môi trường sống bình yên, gần gũi tự nhiên hay để theo đuổi những ước mơ trong huyền thoại thì những cuộc ra đi này đều có điểm chung là người ra đi hành động trên cơ sở tâm lý bất hòa trước thực tại trước mắt. Ấy là thực tại ngổn ngang thứ văn minh “giả cầy”, phản tự nhiên, phi nhân tính. Tinh thần Đạo Gia thể hiện rất rõ ở điểm này.

Một phần của tài liệu những cuộc ra đi trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)